Thêm 4 CP không được sử dụng margin trên HOSE
Sở Giao dịch CK TPHCM ( HOSE) vừa công bố quyết định đưa thêm 4 mã CP vào danh sách CK không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ ( margin).
Theo đó, 4 mã CP bị loại khỏi danh sách CK được sử dụng margin, gồm: BCM (Tổng CTCP Đầu tư và Phát triển công nghiệp), SJF (CTCP Đầu tư Sao Thái Dương), TTE (CTCP Đầu tư năng lượng Trường Thịnh) và UDC (CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị Bà Rịa Vũng Tàu).
Theo HOSE, ngoại trừ mã BCM không đủ điều kiện do thời gian niêm yết dưới 6 tháng, 3 mã còn lại không được marign do lợi nhuận sau thuế của cổ đông mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2020 là số âm.
Video đang HOT
Với 4 mã CP mới này, danh sách các mã CK không dược sử dụng margin trên sàn HOSE lên đến 83 mã. Đáng chú ý có nhiều tên tuổi lớn nằm trong danh sách này như: YEG (CTCP Tập đoàn Yeah1), ROS (CTCP Xây dựng FLC Faros), QCG (CTCP Quốc Cường Gia Lai), POM (CTCP Thép Pomina), OGC (CTCP Tập đoàn Đại Dương), LAF (CTCP Chế biến hàng xuất khẩu Long An), HAG (CTCP Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), DXG (CTCP Tập đoàn Đất Xanh), DQC (CTCP Bóng đèn Điện Quang), DLG (CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai).
Năm 2019, dư nợ cho vay margin Mirae Asset đạt 7.385 tỷ đồng, gần bằng HSC và VCSC cộng lại
Dư nợ margin cuối năm 2019 của Mirae Asset lên đến 7.385 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cuối 2018, vượt qua SSI và trở thành CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường, gần bằng HSC và VCSC cộng lại.
Thống kê trên thị trường, số lượng CTCK Hàn Quốc tại Việt Nam hiện đang là 6 công ty bao gồm Chứng khoán Mirae Asset, Chứng khoán KIS, Chứng khoán Pinetree, Chứng khoán KB Việt Nam, Chứng khoán Shinhan Việt Nam (tiền thân là Chứng khoán Nam An), Chứng khoán NH (tiền thân chứng khoán Woori CBV).
Các công ty chứng khoán (CTCK) từ Hàn Quốc đang ngày một gia tăng ảnh hưởng lên thị trường chứng khoán Việt Nam. Năm 2019 top các CTCK có vốn điều lệ, dư nợ margin đến thị phần đều có sự xáo trộn rất lớn do các CTCK Hàn Quốc tạo ra.
Cụ thể, năm 2019 Mirae Asset đã hoàn tất việc tăng vốn lên gần 5.500 tỷ đồng và vượt qua SSI trở thành CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Ngoài Mirae Asset, trong top 10 CTCK có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam còn có sự góp mặt của KIS, KBSV với vốn điều lệ lần lượt là 1.897 tỷ đồng và 1.675 tỷ đồng.
Mirae Asset cũng vượt qua SSI về dư nợ margin với con số lên đến 7.385 tỷ đồng cuối năm 2019 và trở thành CTCK có dư nợ margin lớn nhất thị trường. So với thời điểm cuối năm 2018, dư nợ cho vay của Mirae Asset trong năm qua đã tăng gấp đôi. KIS và KBSV cũng góp mặt trong top 10 CTCK có dư nợ margin cao nhất lần lượt là 2.846 tỷ đồng và 2.349 tỷ đồng.
Về thị phần môi giới quý IV/2019 vừa qua, Mirae Asset xếp thứ 5 với 5,44% thị phần sau VND, VCSC, HSC, SSI và lần đầu tiên KBSV lọt vào top 10 thị phần môi giới trên HoSE. Còn tính chung cả năm, nhóm CTCK có vốn ngoại vẫn đóng góp 2 gương mặt quen thuộc là Mirae Asset và KIS Việt Nam với thị phần lần lượt là 4,47% và 3,08%.
Dù giữ nguyên vị trí trong top đầu nhưng 5 CTCK có thị phần lớn nhất trên HoSE là SSI, HSC, VCSC, VND, MBS đều ghi nhận mức thị phần sụt giảm đáng kể so với năm 2018. Theo đó, tổng thị phần của top 5 trong năm 2019 chỉ đạt 44,27%, thấp hơn khá nhiều so với mức 53,82% của năm 2018 trong đó thị phần của SSI sụt giảm mạnh nhất từ mức 18,7% về còn 13,96%.
BẢO VY
Theo bizlive.vn
Giữ nguyên diện cảnh báo đối với cổ phiếu TLH Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh sẽ xem xét hướng xử lý tiếp theo đối với cổ phiếu TLH căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2020 của Công ty. Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vừa cho biết, cơ quan này tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo đối...