Thêm 22 tàu cá đăng ký đóng mới theo Nghị định 67 ở Quảng Ngãi
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa phê duyệt danh sách 22 chiếc tàu đánh cá đăng ký đóng mới theo Nghị định 67
Trong danh sách phê duyệt, có 4 tàu vỏ thép, 18 chiếc vỏ gỗ. Ngoài ra, có 13 tàu vỏ gỗ đăng ký nâng cấp. Chủ tàu được chủ động lựa chọn ngân hàng thương mại để vay vốn.
Tổng mức đầu tư đóng mới của từng tàu cá chất liệu vỏ tàu, nghề khai thác và thời gian thực hiện sẽ được chuẩn xác trong hồ sơ vay vốn giữa chủ tàu và các ngân hàng thương mại.
Video đang HOT
Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt 5 đợt cho 56 chiếc tàu đăng ký đóng mới theo Nghị định 67, trong đó có 23 tàu cá, tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Hiện đã có 14 tàu hoàn thành đưa vào khai thác, 6 tàu đang thi công, 3 tàu còn lại chủ tàu đang thẩm định dự toán.
Theo_VTV
Ngư dân Trung Quốc vẫn gia tăng đánh bắt trái phép
Tổ chức phi chính phủ "Dự án Biển quanh ta" của Canada đã công bố báo cáo tố cáo tình trạng đánh bắt cá trái phép của các ngư dân Trung Quốc (TQ) tiếp tục gia tăng trên thế giới. Ví dụ tiêu biểu là 10 tàu cá TQ bị bắt quả tang đánh bắt trộm ở Indonesia.
Các nhà quan sát nhất trí các tàu cá TQ đã đi vào trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Dù vậy, chính phủ TQ vẫn khăng khăng cho rằng các ngư dân TQ hoạt động trong "ngư trường truyền thống của TQ". Các ví dụ tương tự đã xảy ra ở Nhật, Philippines, Đài Loan, Việt Nam cũng như Nga, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc và Sri Lanka.
Theo tổ chức "Dự án Biển quanh ta", nguyên nhân đầu tiên là nhu cầu tiêu thụ cá. Báo The Economist đã viết "mức tiêu thụ cá bình quân đầu người ở TQ nhiều gấp hai lần mức trung bình thế giới". Do vậy, để cung ứng cho nhu cầu khổng lồ này, sản lượng do đánh bắt bừa bãi của TQ đã tăng lên đến khoảng 14 triệu tấn so với bảy triệu tấn của Mỹ.
Indonesia phá hủy tàu đánh cá nước ngoài đánh bắt trái phép. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Cá trong vùng biển gần bờ TQ đã bị khai thác quá mức và đang dần dần cạn kiệt (đánh bắt gần bờ chiếm 5%-30% sản lượng cá so với những năm 1950), các tàu cá TQ đã đi ra ngư trường xa hơn nhằm tìm kiếm sản lượng lớn hơn.
Chính sách đối ngoại là một nguyên nhân khác dẫn đến hoạt động đánh bắt hung hăng của TQ như báo The Economist ghi nhận rằng "cá có thể được sử dụng vì mục đích chiến lược".
Tổ chức "Dự án Biển quanh ta" ghi nhận TQ không chỉ có đội tàu đánh bắt xa bờ lớn nhất thế giới, đánh cá ở hầu hết các nước mà còn khẳng định yêu sách chủ quyền trên hầu hết biển Đông. Và khi một đội tàu lớn của TQ hoạt động trong vùng biển này thì mỗi tàu dường như nhằm tạo ra thực tế vật lý phục vụ cho yêu sách chủ quyền phi lý của TQ.
Tổ chức phi chính phủ "Dự án Biển quanh ta" ghi nhận các quy tắc và chuẩn mực quốc tế đang bị thao túng khi vùng đặc quyền kinh tế thuộc về một quốc gia này lại bị một quốc gia khác mô tả là "vùng biển đánh bắt truyền thống". Từ đó cho thấy TQ là một trong số ít nhà nước không nhận thức được rằng Công ước LHQ về Luật Biển ra đời nhằm định nghĩa và giải quyết các vấn đề về vùng đặc quyền kinh tế và yêu sách lãnh hải.
Theo thống kê của Tổ chức Lương-Nông LHQ (FAO), hành động đánh bắt cá lậu, đánh bắt không báo cáo và không theo quy định đã chiếm 15% sản lượng đánh bắt hằng năm trên toàn cầu, tương đương 26 triệu tấn cá, từ đó kinh tế toàn cầu mất đi hằng năm 10-20 tỉ USD.
MINH THÙY
Theo_PLO
Palau bắt và đốt hai tàu cá Việt Nam vì "đánh bắt trái phép" Lực lượng tuần duyên Palau đã chặn bắt hai tàu cá Việt Nam và đưa số tàu này cùng các ngư dân về cảng. Theo Đài TNHK, sau hai tuần theo dõi, lực lượng tuần duyên Palau tuần trước đã chặn bắt hai tàu cá Việt Nam và đưa số tàu này cùng các ngư dân về cảng. Một trong bốn tàu cá...