Thêm 2 ca nhiễm, xét nghiệm lần hai 4.000 người viện Việt Đức
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) sáng 3/10 ghi nhận thêm 2 ca nhiễm liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, lấy mẫu đợt hai khoảng 4.000 người gồm bệnh nhân, người nhà, nhân viên và người dân.
Hai ca nhiễm mới ghi nhận từ 18h ngày 2/10 đến 12h ngày 3/10, nâng số ca tại Hà Nội liên quan bệnh viện Việt Đức lên 25. Hai ca mới gồm: nữ nhân viên y tế 46 tuổi, làm việc ở Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng và người đàn ông 28 tuổi, chăm sóc người bệnh điều trị ở tầng 7 nhà D.
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cũng phát hiện một ca nhiễm liên quan bệnh viện Việt Đức (chuyển viện trước đó). Hiện những người tiếp xúc với ca nhiễm này đã được cách ly. Khoảng 600 người gồm nhân viên y tế, nhân viên vệ sinh, bảo vệ, bệnh nhân và người nhà, đã được lấy mẫu xét nghiệm. Đến sáng 3/10, toàn bộ số này đều âm tính nCoV, hoạt động khám chữa bệnh diễn ra bình thường.
Ngoài ra, Nam Định đến nay ghi nhận 3 ca nhiễm, Hà Tĩnh, Hưng Yên và Hải Dương mỗi nơi một ca, đều liên quan viện Việt Đức.
Như vậy, tổng cộng liên quan bệnh viện Việt Đức, đến nay 4 tỉnh thành ghi nhận 31 ca, trong 4 ngày qua. Riêng Hà Nội 25 ca gồm hai người thuộc khoa Ung bướu ở tầng 8 nhà D và nhà ăn bệnh viện; 5 người ở khoa Phẫu thuật tiêu hóa và 16 người ở Trung tâm phẫu thuật đại trực tràng tầng sinh môn, đều ở tầng 7 nhà D; một người bán cơm trước cổng bệnh viện; một người chuyển viện từ Việt Đức sang Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương.
Video đang HOT
Ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết đang cố gắng truy vết dịch tễ, đánh giá chùm ca nhiễm liên quan bệnh viện Việt Đức. Hiện vẫn chưa rõ nguồn lây liên quan bệnh viện.
“Hiện cơ bản đã khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm trong bệnh viện, bao gồm những bệnh nhân đã xuất viện từ ngày 15/9 đến nay. Sau đó, CDC sẽ tham mưu kế hoạch chống dịch tiếp theo đối với bệnh viện và quận Hoàn Kiếm”, ông Việt nói.
Từ đêm qua, CDC bắt đầu đưa khoảng 1.000 người nhà bệnh nhân, là F1 của các ca nhiễm tại Việt Đức, đi cách ly tập trung tại trường Cao đẳng Thể dục thể thao tại Chương Mỹ.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở phố Phủ Doãn liên quan bệnh viện Việt Đức, chiều 30/9. Ảnh: Minh Nhân
Hữu nghị Việt Đức là bệnh viện chuyên khoa đặc biệt tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế. Bệnh viện có địa chỉ tại 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội và một cổng khác đón tiếp bệnh nhân cấp cứu tại phố Phủ Doãn. Đây là một trong những trung tâm phẫu thuật lớn của cả nước. Bệnh viện có 1.500 giường với hơn 2.200 thầy thuốc, cán bộ và nhân viên y tế.
Hà Nội nới lỏng giãn cách toàn thành phố từ ngày 21/9, cho phép bán hàng ăn mang về và một số dịch vụ khác, vẫn duy trì các chốt kiểm soát dịch bệnh tại cửa ngõ. Trong đợt dịch thứ 4 từ 29/4, Hà Nội ghi nhận 4.001 ca nhiễm, trong đó 1.603 ca cộng đồng, 2.398 ca phát hiện khi đã cách ly.
Người TP HCM 'kẹt' ở tỉnh muốn trở về cần làm gì?
Người dân TP HCM đang ở tỉnh thành muốn trở về phải gửi đơn qua email Sở Giao thông Vận tải, nêu rõ lý do, kế hoạch đi lại để được xem xét, giải quyết trong 48 giờ.
Theo phương án tổ chức đi lại ở TP HCM vừa được Sở Giao thông Vận tải hướng dẫn, những trường hợp trên khi muốn trở về cũng phải đáp ứng điều kiện: có giấy tờ chứng minh thường xuyên cư trú, làm việc tại thành phố như: hộ khẩu, giấy tạm trú, căn cước công dân hoặc chứng minh thư, giấy khai sinh (đối với trẻ em). Họ cũng cần giấy xác nhận xét nghiệm âm tính nCoV hiệu lực trong 72 giờ.
Cảnh sát kiểm tra khai báo di chuyển nội địa trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, khi TP HCM siết chặt giãn cách hồi tháng 8. Ảnh: Gia Minh
Trước khi về thành phố, người dân cần được cho phép của cơ quan có thẩm quyền gồm văn bản của UBND tỉnh thành nơi đi hoặc Sở Giao thông Vận tải TP HCM. Trong đó, đơn đề nghị gửi Sở Giao thông Vận tải cần kèm bản chụp giấy tờ tùy thân và các giấy liên quan gửi địa chỉ sgtvt@tphcm.gov.vn . Trong đơn cần nêu hoàn cảnh, thời gian, phương tiện, số lượng người theo danh sách chi tiết...
Sở Giao thông Vận tải sau khi nhận đơn sẽ xem xét giải quyết và thông báo kết quả qua email trong 48 giờ. Khi được chấp thuận, người dân tự in công văn phản hồi hoặc mang theo bản điện tử trên các thiết bị di động để xuất trình khi cần kiểm tra trên đường. Ngoại trừ xe máy, người dân được đi phương tiện đường bộ, thuỷ, sắt, hàng không và ôtô cá nhân, khi đáp ứng các điều kiện nói trên.
Trước đó khi TP HCM và nhiều tỉnh thành phía Nam giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 hồi tháng 7, nhiều người thường xuyên cư trú và làm việc ở thành phố bị "kẹt" lại tại nhiều tỉnh thành, chưa thể trở về do các biện pháp siết chặt đi lại.
Ngoài hướng dẫn người dân trở về, trường hợp từ TP HCM đi các địa phương khác cũng được tạo điều kiện khi cần đưa đón bệnh nhân, con nhỏ, thai phụ; phỏng vấn trước khi ra nước ngoài cùng một số trường hợp cấp bách. Đơn đề nghị cũng tương tự như trên, gửi Sở Giao thông Vận tải để được cấp phép. Ngoài ra, người dân khi đi cũng cần đảm bảo điều kiện khỏi Covid-19 hoặc tiêm phòng mũi một vaccine sau 14 ngày; xét nghiệm âm tính nCoV còn hiệu lực; các giấy tờ như thư mời, giấy hẹn của các cơ quan, đơn vị...
Cùng việc triển khai các phương án đi lại như trên, để thuận lợi cho người lao động đi lại, UBND TP HCM đang lấy ý kiến từ các Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, nhằm thống nhất cho xe cá nhân được đi giữa thành phố và 4 địa phương này nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết. Dự kiến, phương án tổ chức giao thông này sẽ triển khai từ ngày 4/10. Trước đó, thành phố đã chốt kế hoạch đón lao động từ các địa phương trở lại làm việc.
Từ ngày 1/10, TP HCM áp dụng Chỉ thị 18 về điều chỉnh biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội. Thành phố hiện tháo dỡ các chốt nội đô, bỏ giấy đi đường, cho người dân đi lại trong phạm vi địa bàn và không được tự phát ra khỏi thành phố. Nhiều ngành nghề kinh doanh, dịch vụ, công trình xây dựng, sinh hoạt xã hội... cũng được hoạt động trở lại có kiểm soát phòng dịch.
Hà Nội rà soát những người đã từng đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ ngày 15/9 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội vừa có công văn gửi Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã về việc xử trí với người liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 cho bệnh nhân, người nhà tại Bệnh viện Việt Đức. Ảnh: TTXVN Theo đó, để chủ động phòng, chống...