Thêm 13 phường “điện tử” sẽ vận hành vào tháng 8
Sáng 17/5, UBND phường Hòa Cường Nam tổ chức khai trương văn phòng “Một cửa điện tử”. Đây là đơn vị được quận Hải Châu chọn làm thí điểm, tiến đến vận hành mô hình 13 phường “điện tử” từ tháng 8/2015.
Từ nguồn kinh phí đầu tư của thành phố, quận và phường về thực hiện đề án “Một cửa điện tử”, phường đã lắp đặt đồng bộ các trang thiết bị hiện đại như: cửa ra vào tự động; ghế đợi, ghế ngồi cho công dân đến giao dịch; hệ thống điều hòa nhiệt độ, thông gió bảo đảm yêu cầu; máy vi tính, máy in, máy chủ kết nối đồng bộ; camera kiểm soát hoạt động… Các trang thiết bị hiện đại này cùng với các phần mềm chuyên dụng áp dụng vào quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch và tạo sự thuận lợi, tiện ích cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong tiếp cận và thực hiện thủ tục hành chính.
Lãnh đạo Sở Nội vụ thành phố, Quận ủy, UBND quận Hải Châu và phường Hòa Cường Nam cắt băng khai trương “Một cửa điện tử”
Ông Trần Quốc Bình, Phó Chủ tịch UBND phường Hòa Cường Nam khẳng định: “Bên cạnh hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại được trang bị, nâng cấp, mỗi cán bộ, công chức phường cũng xác định phải nỗ lực, cố gắng nhiều hơn; tích cực học hỏi, rèn luyện để nâng cao năng lực công tác và tinh thần phục vụ nhân dân nhằm thực hiện thật tốt đề án xây dựng mô hình “Một cửa điện tử”. Chắc chắn “Một cửa điện tử” sẽ phát huy tốt hiệu quả, tạo điều kiện cho tổ chức và nhân dân đến giao dịch, giải quyết công việc được nhanh chóng, thuận tiện, tạo sự hài lòng, tin tưởng của nhân dân đối với chính quyền”.
Video đang HOT
Lãnh đạo Sở Nội vụ thành phố, Quận ủy, UBND quận Hải Châu và phường Hòa Cường Nam cắt băng khai trương “Một cửa điện tử”
Ông Đặng Việt Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng, Bí thư Quận ủy Hải Châu đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng, đặc biệt là thái độ và ứng xử của cán bộ, công chức phường trong quá trình tiếp, giải quyết thủ tục hành chính cho công dân. Đồng thời, mong muốn cán bộ, công chức phường sử dụng các thiết bị, máy móc giải quyết công việc hiệu quả, nhanh chóng, tạo sự hài lòng cho công dân, tổ chức. Bên cạnh đó, đúc kết những kinh nghiệm quý để đến tháng 7/2015, triển khai cải tạo hạ tầng tại các phường khác, phấn đấu đến tháng 8/2015, vận hành mô hình “Một cửa điện tử” đồng loạt ở 13 phường.
“Việc áp dụng mô hình “Một cửa điện tử” ở tất cả các phường không chỉ giúp cải cách thủ tục hành chính, còn nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, lưu trữ khoa học, quy trình xử lý dễ dàng và thời gian giải quyết thủ tục cho người dân nhanh hơn. Đây cũng là tiền đề xây dựng nếp văn hóa ứng xử, làm việc cho công chức, thiết thực hưởng ứng Năm văn hóa, văn minh đô thị 2015″, ông Đặng Việt Dũng nói.
Hiện nay, Đà Nẵng đã triển khai việc xây dựng hệ thống quận, phường điện tử trên địa bàn toàn thành phố và Liên Chiểu, Sơn Trà là hai đơn vị đi đầu trong lộ trình này.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Chính sách... ngược chiều
Vừa qua, người dân cả nước liên tục bị... nhức đầu bởi câu chuyện thời sự: Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đề nghị tịch thu phương tiện của người lái xe có nồng độ cồn quá quy định, Hà Nội thực hiện đề án chặt 6.700 cây xanh, Đồng Nai lấp sông làm dự án chỉnh trang phát triển đô thị...
Mục tiêu của các dự án, chính sách hết sức tốt đẹp nhưng sao lại vấp phải nhiều ý kiến trái chiều của dư luận đến vậy?
Kết luận đúng sai vẫn còn ở phía trước nhưng một hiện tượng bất thường đang được nhận dạng, đó là cùng một sự việc nhưng người này nói đúng luật, người kia nói sai luật, mà toàn là lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành. Nhiều ý kiến cũng đã phân tích sự "đối kháng" này nhưng cốt yếu có 2 vấn đề cần suy ngẫm thêm. Đó là tính chuyên nghiệp của quản lý dự án chưa cao và công tác giám sát thực thi pháp luật đang có lỗ hổng.
Khi lập và triển khai thực hiện một dự án, chúng ta chỉ phân tích sâu về tính khả thi và tính hiệu quả, ít để ý đến tính bền vững. Tính bền vững chi phối bởi các bên liên quan đến dự án (cả nhóm hưởng lợi và nhóm bị ảnh hưởng) bởi các vấn đề nhạy cảm về chính trị, xã hội và rủi ro về tự nhiên môi trường. Kết quả giống nhau ở các dự án thiếu tính bền vững, điển hình như đề án chặt cây xanh ở Hà Nội và lấp sông ở Đồng Nai là chết yểu hoặc để lại hậu quả nặng nề, lâu dài cho cộng đồng.
Nguyên nhân về lỗ hổng thực thi pháp luật cần chú ý hơn vì tính đặc biệt nghiêm trọng của nó. Một hệ thống pháp luật tại bất cứ đất nước nào, thời kỳ nào cũng phải có tính cụ thể, rõ ràng, dễ thực thi, không ai được đứng trên pháp luật để suy diễn, vận dụng theo ý cá nhân hoặc nhóm lợi ích. Vì vận dụng như thế nên mới sinh ra chuyện đối kháng ở dự án lấp sông Đồng Nai; trong khi các cơ quan tham mưu UBND tỉnh Đồng Nai cho là đúng pháp luật thì Mạng lưới sông ngòi Việt Nam và nhiều chuyên gia đầu ngành lại cho là sai rất nhiều luật, như Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đê điều, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đầu tư công... Luật pháp như chân lý, chỉ có một chứ không phải 2 quan điểm ngược chiều đều đúng.
Xem xét các vụ việc đã qua, đáng trách là ứng xử của cấp thẩm quyền không kịp thời, thiếu công khai, minh bạch trong việc lấy ý kiến, đối thoại để tìm sự đồng thuận trong thực thi chính sách. Ngạc nhiên hơn là cách hành xử và trách nhiệm giải thích, giám sát của các cơ quan, đơn vị trực tiếp soạn thảo - ban hành - giám sát việc thực thi pháp luật. Nếu như các cơ quan của Chính phủ và Quốc hội lên tiếng sớm, chắc không xảy ra các hiệu ứng lan tỏa, có khi gây tâm lý hoài nghi trong dân về tính bất nhất của các văn bản luật và trình độ kiến thức, thậm chí ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, cán bộ nhà nước hoặc các chuyên gia lão luyện đầu ngành.
Những lỗ hổng trong thực thi chính sách pháp luật cần phải được khắc phục sớm. Sẽ còn nhiều dự án, chính sách lớn trong tương lai tiếp tục gây sóng gió, mất lòng tin xã hội nếu chúng ta tiếp tục "hành xử" với pháp luật như thế.
TS PHẠM SANH
Theo_Người lao động
Gạo Việt sẽ đứng đầu thế giới Bộ NNPTNT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về "Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030". Theo đó, mục tiêu chính khi thực hiện đề án này là sẽ đưa gạo Việt Nam thành thương hiệu hàng đầu thế giới. Nhiều gạo, ít danh tiếng Theo Bộ NNPTNT, hàng năm Việt...