Thêm 12.420 ca Covid-19
Trong 12.420 ca nhiễm Bộ Y tế công bố ngày 9/9 có 12.399 ca ở 36 tỉnh thành, giảm 264 ca so với hôm qua; 12.523 người khỏi bệnh; 345 ca tử vong trong đó 73 ca các tỉnh Đồng Nai, Kiên Giang, Bình Thuận bổ sung.
Như vậy, trong 24 giờ qua số ca nhiễm tại TP HCM giảm 1.759 ca, Bình Dương tăng 1.359 ca, Đồng Nai tăng 66 ca, Long An tăng 40 ca, Tây Ninh giảm 10 ca.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 12.750.
Trong ngày ghi nhận 272 ca tử vong tại: TP HCM (203), Bình Dương (40), Long An (8), Đồng Tháp (6), Tiền Giang (5), Cần Thơ (1), Khánh Hòa (2), Đà Nẵng (trong 2 ngày 8-9/9 là 3 ca), Hà Tĩnh (1), Quảng Nam (1), Tây Ninh (1), Vĩnh Long (1).
Bổ sung 73 ca tử vong trong thời gian trước đó tại tỉnh Đồng Nai 64; Kiên Giang 5; Bình Thuận 4.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 310 ca. Tổng số ca tử vong tại Việt Nam tính đến nay là 14.470 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc.
12.399 ca ghi nhận trong nước tại: TP HCM (5.549), Bình Dương (4.531), Đồng Nai (880), Long An (412), Tây Ninh (161), Kiên Giang (135), Tiền Giang (115), Khánh Hòa (77), Đắk Lắk (61), Cần Thơ (53), Quảng Bình (50), Bình Thuận (44), Đồng Tháp (41), Đà Nẵng (35), Hà Nội (35), Bình Định (29), An Giang (28), Bình Phước (20), Đắk Nông (19), Bà Rịa – Vũng Tàu (16), Thanh Hóa (15), Phú Yên (15), Bến Tre (12), Bạc Liêu (12), Quảng Nam (10), Sóc Trăng (9), Nghệ An (8 ), Gia Lai (7), Quảng Ngãi (6), Hưng Yên (4), Cà Mau (4), Bắc Ninh (2), Trà Vinh (1), Quảng Trị (1), Ninh Thuận (1), Bắc Giang (1) trong đó có 6.138 ca trong cộng đồng.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 576.096 ca nhiễm, đứng thứ 50/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 158/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 5.856 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 571.745 ca, trong đó có 335.396 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 9/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc.
Có 8 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Phú Thọ, Kon Tum, Hà Nam, Hải Dương, Quảng Ninh, Lào Cai.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP HCM (278.703), Bình Dương (146.296), Đồng Nai (32.059), Long An (27.216), Tiền Giang (11.274).
Về điều trị, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 12.523, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 338.170. Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.417 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ 4.101; Thở ô xy dòng cao HFNC 1.192; Thở máy không xâm lấn 173; Thở máy xâm lấn 916 và ECMO 35.
Về xét nghiệm, trong 24 giờ qua đã thực hiện 257.207 xét nghiệm cho 537.087 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4 đến nay đã thực hiện 14.112.716 mẫu cho 41.435.444 lượt người.
Về tiêm chủng, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 24.781.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 20.591.403 liều, tiêm mũi 2 là 4.189.782 liều.
TP. Hà Nội tổ chức triển khai kế hoạch xét nghiệm diện rộng, tiêm vaccine cho người dân trên địa bàn thành phố. Tổ chức tiêm mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn đến ngày 15/9 trên cơ sở số vaccine được Bộ Y tế phân bổ. Để thực hiện kế hoạch này, Hà Nội huy động 11 tỉnh, thành phố tham gia hỗ trợ trong công tác xét nghiệm, tiêm chủng, gồm Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Thái Nguyên, Hải Dương, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng.
Tổng hợp COVID-19 ngày 1/9: Số ca mắc giảm; Hà Nội di dời người dân từ 'ổ dịch' Thanh Xuân Trung lên Hoà Lạc
Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.162 ca, trong đó TP Hồ Chí Minh giảm 76 ca, Bình Dương giảm 1.090 ca.
Trong khi đó, Hà Nội đã tổ chức di dời khẩn cấp người dân từ ổ dịch" Thanh Xuân Trung lên Hoà Lạc; Nam Định phát hiện nhiều trường hợp dương tính chưa rõ nguồn lây... là những tin nổi bật trong ngày 1/9.
Ngày 1/9, Việt Nam công bố thêm 11.434 ca nhiễm mới SARS-CoV-2, có 804 ca tử vong trong 2 ngày 31/8 và 1/9.
Điều trị bệnh nhân ở bệnh viện dã chiến.
Tính từ 17 giờ ngày 31/8 đến 17 giờ ngày 1/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.434 ca nhiễm mới, gồm 5 ca nhập cảnh và 11.429 ca ghi nhận trong nước tại: TP Hồ Chí Minh (5.368 ca), Bình Dương (3.440 ca), Đồng Nai (759 ca), Long An (594 ca), Tiền Giang (194 ca), Khánh Hòa (112 ca), Kiên Giang (106 ca), Quảng Bình (103 ca), Tây Ninh (85 ca), Đồng Tháp (75 ca), An Giang (70 ca), Nghệ An (57 ca), Đà Nẵng (55 ca), Bình Thuận (53 ca), Hà Nội (51 ca), Cần Thơ (42 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (29 ca), Phú Yên (23 ca), Sóc Trăng (20 ca), Đắk Lắk (20 ca), Quảng Trị (20 ca), Trà Vinh (18 ca), Quảng Ngãi (18 ca), Thừa Thiên Huế (17 ca), Bến Tre (17 ca), Bình Định (15 ca), Sơn La (12 ca), Nam Định (10 ca), Vĩnh Long (7 ca), Cà Mau (6 ca), Ninh Thuận (6 ca), Hậu Giang (5 ca), Gia Lai (4 ca), Lạng Sơn (4 ca), Bạc Liêu (4 ca), Quảng Nam (3 ca), Bắc Ninh (3 ca), Đắk Nông (3 ca), Hà Tĩnh (1 ca). Trong đó có 6.759 ca trong cộng đồng.
Video đang HOT
Như vậy trong 24 giờ qua, số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.162 ca. Tại TP Hồ Chí Minh giảm 76 ca, Bình Dương giảm 1.090 ca, Đồng Nai tăng 125 ca, Long An tăng 7 ca, Tiền Giang giảm 20 ca.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 473.530 ca nhiễm, đứng thứ 56/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.817 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 469.311 ca, trong đó có 245.948 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 8 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Quảng Ninh, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên.
Có 6 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Hải Phòng, Điện Biên, Phú Thọ, Kon Tum, Vĩnh Phúc.
Có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP Hồ Chí Minh (226.622 ca), Bình Dương (118.228 ca), Đồng Nai (24.525 ca), Long An (22.638 ca), Tiền Giang (9.846 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 1/9 là 9.862 ca.
Đến nay, tổng số ca được điều trị khỏi là 248.722.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.334 ca.
Trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận trong ngày 31/8 là 440 ca tử vong và trong ngày 1/9 là 364 ca tử vong.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 11.868 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Hà Nội di dời khẩn cấp người dân từ "ổ dịch" Thanh Xuân Trung lên Hoà Lạc
Khoảng 20 giờ ngày 1/9, TP Hà Nội sẽ di dời bớt các hộ dân ra khỏi ổ dịch COVID-19 ở ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân).
Khoảng 20 giờ ngày 1/9, TP Hà Nội sẽ di dời bớt các hộ dân ra khỏi ổ dịch ở ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân).
Theo lãnh đạo quận Thanh Xuân, dự kiến, các hộ dân sẽ được di dời đến ở tại ký túc xá của Đại học FPT tại Hòa Lạc. Quận Thanh Xuân đã ra quyết định thành lập 3 tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ tổ chức đưa người dân đi cách ly và họp triển khai quán triệt phương án thực hiện. Đồng thời, quận Thanh Xuân cũng dùng loa phát thanh của phường, sử dụng mạng xã hội Zalo để thông báo về việc đưa người dân đi giãn cách.
Tính đến 12 giờ ngày 1/9, ổ dịch ở khu dân cư ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi có 373 trường hợp F0 (trong đó 2 ca ngoài cộng đồng, 74 ca tại khu cách ly tập trung, 297 ca tại khu vực đã khoanh vùng cách ly). Tại khu vực dân cư ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung có 690 hộ và 1.304 nhân khẩu. Đặc biệt, do khu vực trên có đặc thù là khu vực dân cư lâu năm, chung cư cũ ẩm thấp, môi trường không đảm bảo, diện tích chật hẹp, mật độ dân số đông, có khu vực còn sử dụng nhà vệ sinh chung.
Trong thời gian tới, quận Thanh Xuân tiếp tục thực hiện công tác xét nghiệm diện rộng để phát hiện và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, nhất là tại các khu vực có nguy cơ cao; Xây dựng phương án thành lập các trạm y tế lưu động tại các phường để hỗ trợ y tế, điều trị F0 theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Trước đó, tại buổi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung vào chiều 31/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu chính quyền sở tại phải làm ngay 2 việc: Một là di dời bớt người dân ra khỏi khu vực hiện có mật độ dân số quá đông để tránh lây nhiễm, bảo vệ các vùng xanh xung quanh. Hai là thiết lập ngay trạm y tế lưu động tại phường, điều trị phân loại ngay các ca F0 theo tinh thần "mỗi xã phường là một pháo đài" như Thủ tướng đã có công điện chỉ đạo.
Từ ngày 24/8, UBND quận Thanh Xuân đã tiến hành phong tỏa ngõ 328 và ngõ 330 đường Nguyễn Trãi.
Bộ Y tế đề nghị TP Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương tăng tốc tiêm vaccine
Ngày 1/9, Bộ Y tế đã có văn bản gửi UBND TP Hồ Chí Minh và UBND các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An về việc sử dụng vaccine COVID-19.
Xe tiêm vaccine lưu động tại TP Hồ Chí Minh.
Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 31/8/2021, TP Hồ Chí Minh đã được phân bổ 9.115.690 liều vaccine phòng COVID-19, tỉnh Bình Dương được phân bổ 2.369.650 liều và tỉnh Long An được phân bổ 1.652.180 liều (đảm bảo bao phủ 100% mũi 1 cho những người từ 18 tuổi trở lên tại từng địa phương). Tỉnh Đồng Nai được phân bổ 1.799.090 liều (đảm bảo bao phủ 80% mũi 1 cho những người từ 18 tuổi trở lên tại tỉnh).
Tiếp theo Công văn số 418/BYT-DP ngày 30/8/2021 về việc sử dụng COVID-19 vaccine (Vero Cell) và Quyết định của Bộ Y tế về việc phân bổ vaccine COVID-19, để đảm bảo tiến độ tiêm chủng và cung ứng vaccine phù hợp trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh, tăng tốc độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đã được phân bổ đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tổ chức tiêm tại các cơ sở tiêm chủng cố định và bố trí nhiều điểm tiêm lưu động tại các khu vực đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp vệ sinh chống dịch trước, trong và sau buổi tiêm chủng.
Bộ Y tế đề nghị TP Hồ Chí Minh và 3 tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương báo cáo ngay tiến độ và kết quả tiêm chủng vaccine COVID-19 tại địa phương tính đến ngày 2/9/2021, nêu rõ số đối tượng tiêm 1 mũi, 2 mũi; tỷ lệ vaccine đã sử dụng so với số vaccine đã được phân bổ; kế hoạch tiêm số vaccine đã được cấp; trong thời gian tới dự kiến số đợt tiêm, số lượng vaccine cụ thể của từng đợt và thời gian tiêm cụ thể của từng đợt; báo cáo đề nghị gửi về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 6/9/2021 để làm cơ sở cung ứng các đợt vaccine tiếp theo.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long kêu gọi các nhà khoa học hiến kế phòng chống dịch
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa có Thư gửi các tổ chức, các nhà khoa học trong lĩnh vực sức khỏe về việc kêu gọi các nhà khoa học tiếp tục đề xuất những giải pháp và hành động thiết thực, khả thi và hiệu quả, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19.
Trong thư, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Tình hình dịch COVID-19 ở vẫn đang diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều ổ dịch với các biến chủng virus lây nhiễm nhanh và mạnh hơn. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với quan điểm đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết, toàn ngành y tế đang ra sức cùng cả hệ thống chính trị và nhân dân phòng, chống dịch nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh, không để bùng phát và lây lan rộng và tiếp tục thực hiện mục tiêu "vừa phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội".
Theo đó, trong thời gian qua, Bộ Y tế đã nhận được nhiều đề xuất khoa học từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành y tế, trong nước và quốc tế với mong muốn được hiến kế, chia sẻ, tham gia vào công tác phòng, chống dịch COVID-19. Một số đề xuất đã được các hội đồng khoa học, cơ quan chuyên môn xét duyệt đưa vào nghiên cứu; một số kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng vào hoạt động thực tiễn công tác phòng, chống dịch.
"Từ kết quả phân lập được rất sớm tác nhân gây bệnh là virus SARS-CoV-2 của các nhà khoa học mà đến nay chúng ta làm chủ công nghệ và chủ động hoàn toàn sinh phẩm xét nghiệm cũng như nhiều sản phẩm, giải pháp chẩn đoán, điều trị. Bộ Y tế đánh giá cao và trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các tổ chức, cá nhân về đóng góp rất ý nghĩa này", Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chia sẻ.
Nội dung thư cũng nêu rõ, đợt dịch bùng phát ở nước ta từ cuối tháng 4/2021 đến nay đã xuất hiện ở nhiều địa phương, đặc biệt là các khu vực đông dân cư, khu công nghiệp lớn. Trong cuộc chiến không tiếng súng này, chúng ta không thể đứng yên khi đồng đội là các y, bác sĩ, cán bộ, nhân viên y tế đang phải gác lại mọi riêng tư, chấp nhận những hy sinh cá nhân, dấn thân vào các điểm nóng dịch bệnh để thực hiện công tác phòng, chống dịch và điều trị bệnh nhân. Chúng ta cũng không thể cầm lòng khi hình ảnh đồng đội, những "chiến sĩ áo trắng" trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, dù đã kiệt sức nhưng quyết bám trụ, chiến đấu với dịch bệnh, tất cả vì sức khoẻ của người dân, của cộng đồng.
Hơn lúc nào hết, sự chung tay hơn nữa của đội ngũ các nhà khoa học là rất cần thiết để cùng phát huy sáng tạo, cùng hành động, để có thêm các sản phẩm, giải pháp hữu hiệu hơn nữa phục vụ công tác phòng, chống dịch và bảo vệ sức khỏe, đảm bảo an toàn cho đội ngũ nhân lực tham gia chống dịch.
"Quán triệt phương châm "5K Vaccine và tăng cường ứng dụng công nghệ" là giải pháp hữu hiệu đồng thời là định hướng cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19, tôi kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể, nhà khoa học trong hệ thống nghiên cứu khoa học lĩnh vực sức khỏe trong và ngoài nước với kinh nghiệm, tâm huyết và trách nhiệm tiếp tục chung sức, đồng lòng đề xuất những giải pháp và hành động thiết thực, khả thi và hiệu quả với chi phí hợp lý, quyết tâm cùng cả nước chiến thắng đại dịch COVID-19, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của người dân và sớm đưa cuộc sống trở lại bình thường để ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Truyền thống vẻ vang từ các thế hệ thầy thuốc - nhà khoa học cha anh đi trước sẽ là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh giúp chúng ta mạnh mẽ hơn nữa, quyết liệt hơn nữa để chiến đấu và sớm chiến thắng đại dịch. Bộ Y tế luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ và hỗ trợ hết sức cùng các nhà khoa học", Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long kêu gọi.
Phát hiện nhiều trường hợp dương tính chưa rõ nguồn lây ở Nam Định
Lãnh đạo UBND huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) cho biết, trong ngày 31/8, Trung tâm Y tế huyện tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh (test sàng lọc) cho đội ngũ viên chức quản lý, giáo viên các trường học trên địa bàn đã phát hiện 23 mẫu dương tính với SARS-CoV-2.
Kết quả xét nghiệm Realtime PCR sáng 1/9 đã khẳng định có 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là một số giáo viên, người nhà giáo viên đang sinh sống tại tổ dân phố số 2, 3, 4 (thị trấn Yên Định) và ở xóm 17 (xã Hải Hưng). Đây là những ca mắc được phát hiện trong cộng đồng, có tải lượng virus cao, lịch trình di chuyển và tiếp xúc phức tạp.
Từ thực tế đó, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu Đỗ Hải Điền yêu cầu, lực lượng Công an huyện chủ trì phối hợp với các xã, thị trấn, Trung tâm Y tế, Tổ phòng, chống COVID-19 cộng đồng thần tốc truy vết triệt để tất cả trường hợp liên quan đến các ca mắc trên.
Trước hết, các địa phương, cơ quan chuyên môn tập trung truy vết và đưa đi cách ly y tế tập trung tất cả những người tiếp xúc gần trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 trong thời gian từ ngày 23-31/8; điều tra, xác minh nguồn lây nhiễm của chùm ca bệnh này.
UBND thị trấn Yên Định và xã Hải Hưng tổ chức nghiêm việc trực chốt 24/24 giờ, đặc biệt là tại khu vực phong tỏa cách ly y tế thuộc tổ dân phố số 2, 3, 4 (thị trấn Yên Định) và xóm 15, 17 (xã Hải Hưng).
Người dân trong khu vực phong tỏa, cách ly y tế thực hiện "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Các đoàn thể hỗ trợ, cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày cho những hộ dân trong khu vực phong tỏa.
Trung tâm Y tế huyện tổ chức lấy mẫu xét nghiệm cho tất cả các trường hợp F1, F2 có nguy cơ cao và xét nghiệm sàng lọc đối với toàn bộ người dân trong khu vực phong tỏa; phối hợp với Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Bệnh viện Đa khoa Hải Hậu tham mưu, đề xuất, chuẩn bị điều kiện, trang thiết bị, vật tư y tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phòng, chống dịch.
Từ 9 giờ ngày 1/9, huyện Hải Hậu tạm dừng hoạt động của tất cả nhà hàng, quán ăn trên địa bàn; dừng lịch tựu trường của các cấp học, trường học. Các cơ sở giáo dục công lập và tư thục, trung tâm ngoại ngữ không được tổ chức hoạt động giáo dục đào tạo từ ngày 1/9.
Các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp tạm dừng tất cả cuộc hội họp không cần thiết để tập trung cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Các cơ sở tôn giáo trên địa bàn không tổ chức nghi lễ trong thời gian này...
Hiện nay, huyện Hải Hậu đã phong tỏa, cách ly y tế: Tổ dân phố số 2, 3, 4 (thị trấn Yên Định) và xóm 15, 17 (xã Hải Hưng). Thống kê sơ bộ của UBND huyện Hải Hậu cho thấy có hơn 140 trường hợp F1 liên quan đến những ca bệnh trên.
TP Hồ Chí Minh: Shipper hoạt động trở lại, tốc độ "đi chợ hộ" nhanh hơn
Theo Sở Công thương TP Hồ Chí Minh, sau khi Thành phố cho phép shipper hoạt động trở lại, tốc độ giao hàng của hệ thống cung ứng nhanh hơn và đơn hàng "đi chợ hộ" của người dân cũng giảm.
Shipper giao hàng cho người dân ở gần chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình.
Tại cuộc họp cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh chiều 1/9, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công thương TP Hồ Chí Minh cho biết, từ 30/8 đến nay, 22.124 người giao hàng công nghệ (shipper) của 33 đơn vị đã đăng ký hoạt động trở lại tại 21 quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Cụ thể, ngày 30/8 có 7.481 shipper đã đáp ứng các yêu cầu và đã giao nhận 138.101 đơn hàng; ngày 31/8, đã có 8.942 shipper đã đáp ứng các yêu cầu và đã giao nhận 163.332 đơn hàng.
Ông Trần Tuấn Anh, Giám đốc điều hành Shopee Việt Nam cho biết: "Ngay sau khi nhận được chỉ thị cho phép lực lượng giao hàng hoạt động, Shopee đã nhanh chóng phối hợp với các đối tác vận chuyển để tăng cường số lượng nhân viên giao hàng cũng như các trang bị an toàn nhằm đẩy nhanh tiến độ giao hàng trong bối cảnh Thành phố vẫn đang thực hiện giãn cách tại nhiều khu vực. Theo đó, đã có hàng ngàn đơn hàng được giao thành công trong 2 ngày qua".
Tương tự, kể từ ngày 30/8, Lazada cũng đã giao thành công hàng chục ngàn đơn hàng cho người dân TP Hồ Chí Minh, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân sau khi Thành phố cho phép các lực lượng shipper được lưu thông trở lại. Hiện đơn vị đã tập trung mở rộng nguồn cung hàng hóa cũng như triển khai nhiều hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên, đối tác và khách hàng, dự kiến lượng đơn hàng sẽ tăng cao trong những ngày tiếp theo.
Đội ngũ shipper Tiki, Sendo, Grab... cũng đã thực hiện giao hàng ngay cho người dân ngay khi được phép của Thành phố. Tất cả các lực lượng giao hàng và đối tác giao hàng của các đơn vị trên đều được trang bị đầy đủ bộ nhận diện thương hiệu cũng như giấy xác nhận tiêm vaccine phòng COVID-19; đồng thời, các shipper cũng thường xuyên được nhắc nhở thực hiện đúng quy định 5K và giao hàng không tiếp xúc.
Theo ông Phương, sau khi cho phép shipper hoạt động trở lại từ ngày 30/8, nhu cầu về đơn hàng "đi chợ hộ" của người dân giảm nên áp lực hệ thống phân phối cũng giảm theo, nhờ vậy tốc độ chuẩn bị đơn hàng cũng nhanh hơn. Theo đó, tình hình chậm trễ đơn hàng, quá tải giảm xuống rất nhiều so với ngày đầu triển khai việc "đi chợ hộ".
Khởi tố người đàn ông tự xưng là thành viên "Ban chỉ đạo Quận 7"
Ngày 1/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận 7, TP Hồ Chí Minh cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hồ Hữu Nhân (41 tuổi, ngụ tại phường Tân Phú, Quận 7) để điều tra về tội "Giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác" theo Điều 339 Bộ luật hình sự năm 2015.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 16 giờ ngày 29/8, Hồ Hữu Nhân lái xe ô tô chở vợ (chị T.T.K.B) đi từ nơi ở đến Siêu thị Aeon Citimart trên đường Tôn Dật Tiên (phường Tân Phong, Quận 7) để mua sữa cho con. Đến siêu thị, ông Nhân dừng xe đưa thẻ công vụ "Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Quận 7" cho vợ đi vào siêu thị. Tại đây, nhân viên siêu thị hướng dẫn chị B cách đặt hàng online vì siêu thị không bán hàng trực tiếp cho khách. Lúc này, chị B điện thoại cho ông Nhân và ông này lái ô tô đến trước siêu thị.
Ông Nhân xuống xe, lấy thẻ công vụ "Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 quận 7" từ chị B đi "nói chuyện". Khi ông Nhân đang đứng trước cửa siêu thị (ngoài dây giăng phòng, chống dịch) thì gặp ông Ngô Văn Dũng (Trưởng phòng Kiểm soát nội bộ của Siêu thị Aeon Citimart) được điều động đến hỗ trợ an ninh, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho Siêu thị Aeon Citimart. Ông Dũng nói dù ông Nhân có là thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 cũng phải tuân thủ đúng quy định.
Nghe vậy ông Nhân bực tức cự cãi, đưa thẻ công vụ cho ông Dũng xem, nói rằng ông đi mua hàng cho Ban Chỉ đạo và dọa kêu lực lượng Công an xuống. Sau đó, ông Nhân hất dây giăng phòng, chống dịch, rồi tự ý bước vào trong siêu thị. Ông Dũng yêu cầu ra ngoài nhưng ông Nhân không chấp hành mà đi sâu vào bên trong siêu thị, hét lớn đòi gặp người giải quyết.
Sau đó, ông này tiếp tục lớn tiếng, không chịu đeo khẩu trang theo đề nghị mà còn đưa mặt ra thách thức. Thấy vậy, chị B đến kéo chồng mình về.
Clip ghi lại sự việc này sau đó được đăng trên mạng xã hội, khiến dư luận bức xúc. Việc này ảnh hưởng đến uy tín của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Quận 7 và công tác phòng, chống dịch tại địa phương.
Long An: Hai đối tượng lĩnh án tù giam vì chống đối lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch
Ngày 1/9, Tòa án nhân dân huyện Đức Huệ (Long An) đưa ra xét xử sơ thẩm cùng lúc 2 vụ án "chống người thi hành công vụ", tuyên phạt Phan Đình Phủ (28 tuổi, ngụ xã Mỹ Thạnh Tây, Đức Huệ) 4 năm tù giam và Trần Bảo Toàn (34 tuổi, ngụ xã Bình Hòa Bắc, Đức Huệ) 1 năm tù giam.
Hai đối tượng này đều có hành vi chống đối lực lượng làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đức Huệ, ngày 3/8, bị cáo Phan Đình Phủ mang theo một cây dao dài 37cm, đi bộ từ nhà đến chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 trên tỉnh lộ 838 (thuộc khu phố 4, thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ).
Tại đây, Phủ lớn tiếng đe dọa, yêu cầu lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát trả lại xe mô tô đã bị tạm giữ trước đó vì không có biển số và giấy tờ khi qua chốt. Mặc dù được giải thích nhưng Phủ vẫn xông vào tấn công lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt, gây thương tích cho Đại úy Lê Hải Đăng - Phó trưởng Công an xã Mỹ Thạnh Bắc. Đối tượng Phan Đình Phủ bị truy tố về tội "Chống người thi hành công vụ" theo khoản 2 Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trong một vụ án khác được đưa ra xét xử cùng ngày, cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân huyện Đức Huệ nêu rõ, ngày 27/7, bị cáo Trần Bảo Toàn đến trụ sở Công an xã Bình Hòa Bắc nhưng không đeo khẩu trang, vi phạm quy định phòng, chống dịch theo Chỉ thị 16. Dù các thành viên trong tổ công tác phòng, chống dịch COVID-19 của địa phương nhiều lần nhắc nhở, yêu cầu đeo khẩu trang nhưng Toàn không chấp hành. Đối tượng này còn dùng tay đánh vào ngực một công an viên đang làm nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19, đồng thời có những lời lẽ thô tục với người đang thi hành công vụ.
Với những hành vi trên, Trần Bảo Toàn bị bắt giữ và truy tố về tội "Chống nguời thi hành công vụ", theo khoản 1 Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
8 tỉnh phía Nam tiếp tục giãn cách xã hội Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang tiếp tục giãn cách theo Chỉ thị 16 vì nhiều ổ dịch chưa được ngăn chặn triệt để. Từ 0h ngày 1/9, Đồng Nai giãn cách xã hội đến 15/9, nâng tổng số ngày cách ly của địa phương lên 66. Đến tối qua, tỉnh ghi nhận...