Thêm 119 ca Covid-19, Đà Nẵng yêu cầu không chủ quan trong công tác phòng chống dịch
Ngày 3.12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Đà Nẵng cho biết địa phương ghi nhận 119 ca Covid-19 mới, trong đó có 34 ca cộng đồng.
Để tăng cường các biện pháp chủ động phòng chống dịch Covid-19, Thành ủy Đà Nẵng vừa có công văn về tăng cường thực hiện biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19″ trên địa bàn TP.Đà Nẵng.
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.Đà Nẵng, từ đầu tháng 11.2021 đến nay, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, có nguy cơ bùng phát đợt dịch mới. Tại một số địa phương, đơn vị và người dân có sự chủ quan, lơi lỏng trong công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là khi thế giới đã ghi nhận biến chủng mới Omicron, có nguy cơ bùng phát đợt dịch mới, Thường trực Thành ủy đề nghị các cơ quan, địa phương, đơn vị tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Cụ thể là thực hiện tốt 3 trụ cột trong công tác phòng, chống dịch gồm: cách ly nhanh nhất, hẹp nhất, nghiêm ngặt nhất có thể, có mục tiêu và lộ trình để có giải pháp phù hợp, hiệu quả, sớm kết thúc cách ly, phong tỏa; xét nghiệm thần tốc, nhanh hơn tốc độ lây lan của dịch, đảm bảo khoa học, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế; và điều trị tích cực từ sớm, từ xa, ngay tại cơ sở, góp phần giảm chuyển nặng, giảm tử vong.
Xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin mũi 3
Thường trực Thành ủy Đà Nẵng đặc biệt yêu cầu nâng cao trách nhiệm, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan trong công tác phòng, chống dịch. Thường xuyên rà soát, củng cố, phát huy vai trò của các tổ Covid-19 cộng đồng.
Theo đó, các địa phương, đơn vị bằng kinh nghiệm phải chủ động đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của các ổ dịch; rà soát, truy vết, không để sót F1, F2, và các F liên quan để có biện pháp can thiệp phù hợp. Tiếp tục thực hiện hiệu quả 5K vắc xin điều trị công nghệ đề cao ý thức người dân các biện pháp cần thiết khác.
Tiếp tục triển khai các chương trình tiêm vắc xin an toàn cho trẻ em AN DY
Riêng về tiến độ tiêm vắc xin Covid-19, Thành ủy Đà Nẵng đã chỉ đạo tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên và việc tiêm mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1. Xây dựng kế hoạch để sẵn sàng tiêm vắc xin Covid-19 mũi 3 khi Trung ương chỉ đạo thực hiện. Bên cạnh đó, phải phối hợp triển khai thực hiện có hiệu quả việc cách ly, chăm sóc, điều trị F0 tại nơi lưu trú.
Video đang HOT
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, cùng ngày TP.Đà Nẵng ghi nhận 119 ca Covid-19 mới, con số cao nhất được ghi nhận tại địa phương trong đợt dịch này. Hiện toàn TP.Đà Nẵng đã và đang thiết lập 193 điểm phong tỏa phục vụ công tác chủ động kiểm soát dịch.
Đà Nẵng chống dịch 'đánh nhanh thắng nhanh' hay 'trường kỳ kháng chiến'?
"10 ngày tới sẽ tiếp tục là thời gian vàng để ngành y tế bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Đây là giai đoạn quan trọng để khống chế dịch"- ông Lương Nguyễn Minh Triết, phó bí thư thường trực Thành ủy Đà Nẵng, nói.
Ông Lương Nguyễn Minh Triết - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Ông Lương Nguyễn Minh Triết đã có cuộc trao đổi với Tuổi Trẻ Online liên quan đến việc TP Đà Nẵng quyết định kéo dài thời gian yêu cầu người dân ai "ở đâu ở yên đấy" so với dự định trước đây.
Bóc F0 ra khỏi cộng đồng để đạt 2 mục tiêu
* Thưa ông, ban đầu Đà Nẵng đưa ra giải pháp "ai ở đâu ở yên đấy" trong vòng 7 ngày, sau đó kéo dài thêm 3 ngày. Hiện nay giải pháp lại tiếp tục được thực hiện trong 10 ngày nữa, vì sao?
- Tính số ca mắc trong 10 ngày qua cho thấy dịch vẫn diễn biến phức tạp, số ca trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Hiện 55/56 xã, phường ở Đà Nẵng có ca lây nhiễm trong 14 ngày qua, trong đó xuất hiện xu hướng lây lan ở một số nhóm dân cư do không tuân thủ nghiêm ngặt giãn cách.
Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tử vong trên tổng số người mắc COVID-19 ở TP Đà Nẵng đang thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ chung của cả nước là 2,4%. Điều này chứng tỏ nếu chúng ta phát hiện F0 sớm thì người bệnh ở tầng điều trị thứ nhất, thứ hai.
Họ mắc COVID nhưng chuyển biến bệnh không nặng, nhờ đó việc điều trị cũng thuận lợi hơn nhờ hạn chế phát sinh các ca bệnh nặng.
Tiếp tục giãn cách thực hiện triệt để nguyên tắc "ai ở đâu ở yên đó" trong 10 ngày nữa là để ngành y tế tiếp tục có thời điểm vàng thực hiện xét nghiệm.
Việc xét nghiệm lần này vừa có ý nghĩa bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng sớm, vừa giảm lây lan, vừa giảm nguy cơ cho các trường hợp người bệnh.
* Vậy theo ông, có thể nhìn thấy những thành quả nào trong mục tiêu kêu gọi "ai ở đâu ở yên đấy" những ngày qua ?
- Xem xét số ca mắc sau khi xét nghiệm toàn thành phố, chúng tôi thấy đã đi đúng hướng. Số ca mắc 10 ngày qua tăng lên nhiều vì thành phố đã tăng theo số lượng xét nghiệm, trung bình mỗi ngày 115.000 người.
So tỉ lệ ca mắc với số người được xét nghiệm vẫn ở mức 0,13. Nhưng thử hình dung, nếu không có 10 ngày yêu cầu dân ở tại chỗ để thực hiện xét nghiệm, sàng lọc toàn thành phố vừa rồi thì mức độ lây lan trong cộng đồng sẽ lớn biết bao nhiêu.
Không có biện pháp quyết liệt, xoay chuyển kịp thời, yêu cầu "ai ở đâu ở yên đấy" để xét nghiệm thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng là lớn. Khả năng sẽ vượt xa hình dung hiện nay rất nhiều.
Chúng tôi nhận thấy thời gian "7 3" vừa rồi có ý nghĩa rất lớn với công tác phòng dịch. Số ca mắc phát hiện ra là chỉ báo để chúng ta áp dụng những giải pháp trong thời gian sắp tới.
Tổ trưởng dân phố ở phường Thuận Phước (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) đi mua hàng cho người dân - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Mong người dân thấu cảm cùng thành phố
* Trong đợt chống dịch lần này, thành phố xác định đánh nhanh thắng nhanh hay trường kỳ, thưa ông?
- Chúng tôi xác định chống dịch căn cứ vào tình hình thực tế, tình trạng số ca bệnh so với nguồn lực tại chỗ để có chiến lược ứng phó thích hợp.
Tất nhiên chiến lược ứng phó vẫn là chống dịch lâu dài, nhưng có những vấn đề trước mắt cần phải giải quyết. Mục tiêu của thành phố trong lần này là giảm F0 càng nhiều càng tốt và kiểm soát dịch bệnh, không để lây lan.
Dù mong muốn là "quét" hết F0 ra khỏi cộng đồng nhưng cũng hiểu Đà Nẵng không phải là "ốc đảo". Đây là mục tiêu mong muốn nhưng không phải là mục tiêu có thể đạt được vì nguy cơ từ bên ngoài vẫn còn hiện hữu.
Trước mắt chúng tôi xác định mục tiêu phải "làm sạch" địa bàn, ngăn chặn dịch từ bên ngoài để sớm đưa thành phố trở lại bình thường mới càng sớm càng tốt.
Nguồn lực của thành phố có hạn nên chúng tôi phải chuẩn bị cho từng giai đoạn. Hiện nay về cơ bản thành phố đang chủ động về nguồn lực chống dịch.
Tinh thần là sức khỏe của người dân là trên hết, do vậy tập trung toàn lực cho ưu tiên chống dịch. Có thể tạm thời điều chỉnh một số mục chi về phát triển kinh tế - xã hội chưa quá cấp bách để thực hiện chống dịch.
* Trải qua nhiều đợt khống chế dịch thành công nhờ có sự đồng thuận, nhất trí cao từ cộng đồng. Đà Nẵng còn trông chờ gì hơn nữa từ người dân?
- Đối với mỗi biện pháp, quyết định chống dịch lãnh đạo thành phố đều cân nhắc, tính toán rất kỹ. Chúng tôi cân nhắc mọi bề, tác động đối với từng thành phần kinh tế, tầng lớp nhân dân trước khi đưa ra các quyết định chứ không có chuyện cảm tính.
Trong mọi điều kiện có thể, lãnh đạo thành phố đã tìm mọi cách để các lĩnh vực kinh tế hoạt động bình thường, nhất là hoạt động của các doanh nghiệp.
Với mỗi người dân, chúng tôi mong cùng chung nhận thức sâu sắc về mức độ nguy hiểm dịch bệnh lần này. Đây là kẻ thù vô hình nên không được chủ quan, mà phải tuân thủ triệt để khuyến cáo, thực hiện tốt các biện pháp "5K" và giãn cách.
Đừng thấy 3 lần âm tính mà đi lại, giao lưu trong khu dân cư. Cả cộng đồng, mỗi người một tay, chịu khó tiết giảm các nhu cầu cá nhân trong giai đoạn hiện nay thì mới mong đạt được mục tiêu chung, sớm quay lại trạng thái bình thường, phục vụ sản xuất.
Chúng tôi chia sẻ với người dân và cũng mong người dân chia sẻ, thấu cảm với các quyết định của lãnh đạo thành phố. Vì cuộc chiến chống dịch là cuộc chiến không có tiền lệ nên chúng ta vừa làm vừa rút kinh nghiệm, tìm giải pháp phù hợp hơn để tiến tới kiểm soát dịch bệnh.
Đội ngũ giáo viên (được tiêm đủ 2 liều vắc xin) cùng tham gia chống dịch tại các chốt kiểm soát ở Đà Nẵng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm hàng loạt nhân sự chủ chốt, trong đó ông Nguyễn Đình Vĩnh, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy được bổ nhiệm chức Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy. Ngày 1/6, Thành ủy, UBND TP Đà Nẵng tổ chức công bố các quyết định bổ nhiệm hàng loạt cán bộ thuộc Thành ủy và UBND. Cụ thể, Thành...