Thêm 10 quan chức ngành giao thông phải báo cáo
Chiều qua 26-3, Bộ GTVT đã có công văn số 3222/BGTVT-TCCB yêu cầu các cán bộ, công chức thuộc diện Bộ quản lý làm báo cáo liên quan đến Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) giai đoạn 1. Theo Bộ GTVT, việc này nhằm thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các cơ quan chức năng xác minh, làm rõ thông tin liên quan đến dự án kể trên.
Phối cảnh dự án Xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 1 mà nhà thầu JTC có liên quan
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến số 1) được cho là dự án dính líu đến nghi vấn hối lộ 80 triệu Yen của Tập đoàn JTC Nhật Bản. Đã có 4 cán bộ thuộc Cục Đường sắt và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải tạm dừng công tác để giải trình về trách nhiệm cá nhân trong vụ việc này.
Trong số 10 cán bộ phải làm báo cáo về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong quá trình triển khai thực hiện dự án, có 7 người đang đương chức, 3 người đã nghỉ hưu. Đáng chú ý, ông Lê Mạnh Hùng – nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT, người từng phụ trách lĩnh vực đường sắt khi còn đương chức cũng nằm trong danh sách này. Ông Lê Mạnh Hùng chia sẻ: “Tôi nghỉ hưu đã hơn một năm nay, đến giờ cũng không còn nhớ rõ chi tiết. Tôi đang nhờ anh em tổng hợp lại vụ việc để báo cáo, phần việc tôi phụ trách đến đâu sẽ báo cáo đến đó. Dự án do Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trình lên Bộ GTVT, có các Cục, Vụ của Bộ thẩm định trước khi lãnh đạo Bộ ký phê duyệt. Trên Bộ không có gì sai, mọi việc làm đúng thủ tục, chặt chẽ, vì trong mọi việc đều có tham mưu, báo cáo từ cấp dưới lên”.
Video đang HOT
Trao đổi với Báo An ninh Thủ đô tối qua 26-3, ông Nguyễn Đức Thắng, Quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, ông chưa nhận được yêu cầu của Bộ GTVT về việc báo cáo liên quan đến Dự án tuyến đường sắt đô thị số 1. “Tôi vẫn chưa nhận được yêu cầu báo cáo từ Bộ GTVT. Dù đến giờ tôi không còn nhớ nhiều nhưng tôi khẳng định chắc chắn, tôi không liên quan gì đến nghi án nhận hối lộ 80 triệu Yen có liên quan đến Tập đoàn JTC Nhật Bản. Nếu Bộ GTVT yêu cầu tôi phải báo cáo, tôi sẽ chấp hành”, ông Nguyễn Đức Thắng cho biết.
Được biết, đến thời điểm này, phía Nhật Bản cũng chưa công bố danh tính những người nhận hối lộ của Công ty JTC. Tờ Yomiuri Shimbun mới chỉ đưa thông tin Công ty JTC được cho là đã trả tiền “lại quả” cho 5 nhân viên chính phủ, trong đó có một quan chức cấp cao của một văn phòng chịu trách nhiệm quản lý dự án tại Đường sắt Việt Nam và một quan chức ở một vị trí trách nhiệm ở Tổng cục Đường sắt tại Bộ GTVT Indonesia.
Nguồn Tổng hợp internet
Nghi án JTC hối lộ 16,4 tỷ đồng: "Rà soát từng cá nhân liên quan!"
"Đây là việc hết sức nghiêm trọng và cấp bách, Bộ GTVT sẽ rà soát lại từng cá nhân tham gia dự án, nếu có sai phạm sẽ xử lý nghiêm không bao che dung túng bất kỳ ai" - Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông khẳng định.
Xung quanh vụ việc Công ty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) khai nhận hối lộ một số quan chức đường sắt Việt Nam với số tiền 80 triệu Yên tương đương với 16,4 tỷ đồng, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ GTVT tiếp nhận thông tin từ các đồng nghiệp của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Hà Nội và thông tin từ Đại sứ quán Nhật Bản vào cuối tuần trước.
"Đây là việc hết sức nghiêm trọng và cấp bách, chính vì vậy Bộ GTVT đã có những chỉ đạo hết sức quyết liệt và khẩn trương rà soát tất cả các đơn vị tham gia triển khai dự án, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cá nhân tham gia triển khai dự án này. Bộ GTVT đang tiến hành rà soát và báo cáo lên Thủ tướng Chính phủ" - Thứ trưởng Đông cho hay.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông
Cũng theo Thứ trưởng Đông, một trong những yêu cầu của Bộ GTVT là yêu cầu các cá nhân tham gia vào quá trình triển khai thực hiện dự án này phải có tường trình làm rõ quá trình tham gia quản lý của mình về việc thông tin của báo The Yomiuri Shimbun Nhật Bản nêu lên.
Về việc nhiều cá nhân của ngành đường sắt đều cam kết và một mực khẳng định không nhận bất cứ đồng nào từ phía nhà thầu JTC Nhật Bản, nhưng sau đó các quan chức đương nhiệm và từng giữ chức vụ Giám đốc Ban quản lý các dự án đường sắt thuộc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vẫn bị đình chỉ chức vụ, đình chỉ công tác để điều tra, Thứ trưởng Đông cho biết quan điểm điểm của lãnh đạo Bộ GTVT đã thống nhất là phải xử lý nghiêm, bất kỳ ai nếu vi phạm dù ở kỳ cương vị hay chức vụ nào, đây cũng là chỉ đạo xuyên suốt của lãnh đạo Bộ trong việc xử lý vụ việc. Bộ sẽ rà soát tất cả các cán bộ đã tham gia vào dự án từ quá trình năm 2008 đến nay, kể cả những cán bộ đã chuyển công tác sang cơ quan khác, cũng như cán bộ đã nghỉ hưu mà có liên quan đến dự án. Những người này đều phải làm tường trình trong thời gian 1 tuần (từ 24-31/3).
Hiện tại, ngoài tuyến số 1 đường sắt quốc gia và Dự án đường sắt đô thị Hà Nội từ Yên Viên đi Ngọc Hồi, JTC còn tham gia một số dự án khác như dự án nâng cấp cải tạo các cầu trên tuyến đường sắt Bắc Nam. Vụ việc bị khui ra đang được cho là có nguy cơ ảnh đến sự ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng đường sắt trên cao thủ đô và các dự án sử dụng vốn ODA của Nhật Bản.
Thứ trưởng Đông cũng nhắc lại việc tạm dừng giải ngân theo Hợp đồng đã ký với JTC và tạm dừng thương thảo tài chính Hợp đồng tư vấn thiết kế kỹ thuật giai đoạn 2a đối với JTC, dừng đàm phán phát hành hồ sơ thầu cho việc xây lắp khu đề-mô khu vực Ngọc Hồi, khi có kết luận chính thức mới triển khai tiếp các công đoạn sau.
Cho đến chiều 24/3, đã có 4 quan chức cấp cao của ngành đường sắt bị đình chỉ công tác để làm rõ những khả năng có liên quan đến nghi án hối lộ 16,4 tỷ đồng của JTC, gồm: ông Nguyễn Văn Hiếu - Giám đốc đương nhiệm Ban Quản lý các dự án đường sắt của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam; 2 Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam là ông Ngô Anh Tảo đang phụ trách Ban Quản lý các dự án đường sắt và ông Trần Quốc Đông Phó Tổng Giám đốc đã từng có thời gian phụ trách Ban Quản lý này; ông Trần Văn Lục - Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt - Cục Đường sắt Việt Nam.
Bộ Công an cũng đang phối hợp với Cơ quan Thanh tra của Bộ GTVT, tiến hành xem xét lại toàn bộ các dự án xây dựng đường sắt độ thị Hà Nội, đặt biệt là dự án JTC đã trúng thầu.Cùng với việc rà soát này, Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ căn cứ vào kết quả giải quyết sự việc của các cơ quan Tư pháp Nhật Bản, trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc xác minh tin báo, tố giác về tội phạm cũng như thực hiện các yêu cầu tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật. Khi có đủ căn cứ pháp lý, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ quyết định xử lý vụ việc theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Nghi án đưa hối lộ 80 triệu yen: Chính phủ giao Bộ Công an xác minh làm rõ Trả lời Thanh Niên Online vào chiều nay 24.3, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: "Chính phủ đã giao Bộ Công an chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh làm rõ thông tin đưa nhận hối lộ tại Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Nếu phát hiện có dấu hiệu tội phạm phải lập...