Thêm 1 lô thuốc đặc trị ung thư bị tiêu hủy do hết hạn
Theo lý giải của Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, việc bệnh viện phải tiêu hủy 267 viên thuốc đặc trị ung thư Nexavar hết hạn từ nguồn viện trợ là do chính sách bảo hiểm y tế thay đổi.
Thanh tra TP.HCM vừa công bố kết luận Bệnh viện Ung bướu TP.HCM chưa tích cực tìm hướng xử lý để 267 viên thuốc Nexavar giá gần 287 triệu đồng hết hạn vào năm 2015 và phải tiến hành hủy bỏ. Đây là thuốc điều trị ung thư gan, ung thư thận, giá khoảng hơn 1 triệu đồng một viên.
Thuốc đặc trị ung thư bị tiêu hủy. Ảnh: L.P
Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung, nguyên Trưởng khoa Dược Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết, thuốc Nexavar được viện trợ cho bệnh viện trong thời gian dài rất ổn định, đúng với dự trù. Đối tượng nhận thuốc là bệnh nhân nghèo. Công ty dược viện trợ 50% giá và bệnh nhân trả 50% còn lại.
Trước đây thuốc Nexavar được bảo hiểm y tế chi trả 80-100%. Từ ngày 1.1.2015, danh mục bảo hiểm y tế thay đổi, tỷ lệ chi trả giảm còn 50%. Nhiều bệnh nhân không đủ tiền mua thuốc dẫn đến mức độ dùng thuốc đột ngột giảm, chỉ còn khoảng 1/3 người bệnh tiếp tục sử dụng. “Trước tình hình số thuốc dư sắp hết hạn, bệnh viện đề nghị nhà tài trợ điều chuyển thuốc sang các bệnh viện khác nhưng do chính sách bảo hiểm thay đổi trên cả nước nên các bệnh viện khác cũng gặp tình hình tương tự”, dược sĩ Dung giải thích.
Được biết, 200 hộp thuốc được bệnh viện nhập kho 2 đợt vào tháng 11.2013 và tháng 12.2014. Ngày 1.7.2015, bệnh viện có công văn về việc thuốc viện trợ Nexavar tồn 439 viên, hạn dùng 7.9.2015 cần được giải quyết và hướng xử lý sớm trước khi thuốc hết hạn. Phía Công ty Bayer không có công văn phúc đáp. Ngày 7.11.2016, bệnh viện đã phối hợp với Công ty Môi trường đô thị tiêu hủy 267 viên thuốc Nexavar với lý do hết hạn sử dụng.
Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết đây là lần đầu tiên phải tiến hành hủy thuốc.
Trước đó, như Báo Công Lý đã đưa tin, Thanh tra TP.HCM cũng vừa công bố gần 20.000 viên thuốc Tasigna 200mg trị ung thư máu được nước ngoài viện trợ cho Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM phải hủy bỏ vì hết hạn sử dụng vào năm 2015. Bệnh viện giải thích thuốc Tasigna lần đầu nhập về Việt Nam nên thủ tục kéo dài hơn một năm nên thuốc về kho chỉ còn hạn dùng 10 tháng. Ngoài ra bệnh nhân phải đồng chi trả 4% trong một năm tức 42 triệu đồng nên chỉ 26 người đủ khả năng mua thay vì dự kiến 50.
Video đang HOT
Theo Chí Tâm (Công Lý)
Thực phẩm bẩn gây hơn 200 bệnh
Tại tọa đàm "Thực phẩm bẩn - tác nhân gây ung thư" do báo Tuổi Trẻ tổ chức sáng 3-12, các chuyên gia đều khẳng định số ca ung thư tại Việt Nam tăng hằng năm và tác nhân gây ung thư ngoài thực phẩm bẩn còn có thói quen, lối sống, môi trường...
Tiến sĩ Phạm Xuân Dũng, chánh văn phòng Hội Ung thư VN, phát biểu tại buổi tọa đàm - Ảnh: H.THUẬN
Việt Nam là nước có số người mắc bệnh ung thư nằm ở mức trung bình của thế giới, nhưng những năm gần đây số người mắc bệnh ung thư tại nước ta vẫn tiếp tục gia tăng.
Bệnh ung thư tăng nhanh
TS Đặng Huy Quốc Thịnh, phó giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, cho biết như vậy tại buổi tọa đàm.
Ông Thịnh dẫn ra con số năm 2013 trên địa bàn TP.HCM có 25.419 ca mắc bệnh ung thư mới, trong đó 8.049 bệnh nhân có hộ khẩu ở TP.HCM, còn lại là bệnh nhân các tỉnh thành phía Nam. Đến năm 2014, có 29.399 trường hợp mắc bệnh ung thư mới, trong đó có 8.951 ca ở TP.HCM. Như vậy, tính ra tăng khoảng 5,8%.
"Ở TP.HCM, trong 5 năm liên tiếp số người mắc bệnh ung thư đều tăng 5,8%" - TS Phạm Xuân Dũng, chánh văn phòng Hội Ung thư Việt Nam, phó chủ tịch thường trực Hội Ung thư TP.HCM, cũng cho biết như vậy.
TS Dũng cho rằng phòng chống ung thư là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên muốn phòng chống được thì phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân gây bệnh ung thư do di truyền chiếm tỉ lệ thấp, phần lớn (75-80%) là do môi trường, lối sống, ăn nhiều chất béo, uống rượu, thuốc lá, ít tập thể dục...
TS Lê Tuấn Anh, phó giám đốc trung tâm ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết số bệnh nhân ung thư đến Bệnh viện Chợ Rẫy khám tăng theo thời gian. Năm 2014, khoa ung bướu bệnh viện này tiếp nhận khoảng 22.000 bệnh nhân đến khám thì đến năm 2016, khi bệnh viện đã thành lập trung tâm ung bướu, số bệnh nhân đến khám là 45.000 người, tăng hơn gấp đôi so với năm 2014.
Bệnh nhân ngày càng trẻ
Tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở người trẻ VN ngày càng gia tăng. Các bác sĩ ở Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã điều trị cho những cô gái mới 25 tuổi đã mắc bệnh ung thư vú, trong khi 15 năm trước hoàn toàn không có. Ung thư thực quản, thanh quản đã xuất hiện ở những bệnh nhân mới 30 tuổi, trong khi trước đây chỉ gặp ở những người trên 50 tuổi.
Đến nay, các bác sĩ chưa thể xác định nguyên nhân làm người trẻ mắc bệnh ung thư gia tăng, nhưng đều đặt giả thuyết tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở người trẻ ngày càng gia tăng có thể do tiêu thụ bia rượu, thuốc lá sớm so với trước đây, có tiếp xúc quá sớm với các tác nhân gây ung thư trong thực phẩm, trong môi trường? Có thể trước đây người chế biến chưa sử dụng nhiều chế phẩm độc?...
Không phải mắc ung thư sẽ tử vong
Bác sĩ Phạm Mạnh Hoàn - giám đốc y khoa nhãn hàng bảo vệ gan Hewel (Công ty dược phẩm Eco), nguyên trưởng khoa độc học - huyết học Bệnh viện Quân y 175 - cho biết thực phẩm bẩn có thể gây ra hơn 200 bệnh khác nhau. Đáng sợ hơn, đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư.
Chưa bao giờ những cụm từ thịt bẩn, heo tăng trọng, gà thải loại, cá, mực ướp phân đạm, đậu hủ tẩy trắng bằng chất gây ung thư, hóa chất giúp mít, sầu riêng chín siêu tốc... lại được nhắc đi nhắc lại nhiều đến thế. Người tiêu dùng hiện nay luôn trong tình trạng hoang mang, lo lắng về nguồn gốc các loại thực phẩm có trên bàn ăn nhà mình...
Nhiều người cho rằng số người mắc bệnh ung thư hiện tăng cao là do thực phẩm bẩn, nhưng thực chất những chất độc hại tích lũy trong cơ thể sau 10-20 năm mới gây bệnh ung thư. Nếu kết hợp với nhiều yếu tố khác thì thời gian gây bệnh sẽ nhanh hơn.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Hùng Long, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, nhấn mạnh các tác nhân nằm trong thực phẩm chỉ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ung thư, ngoài ra còn phải kể đến thói quen ăn uống, lối sống ít vận động, môi trường không khí, nước...
Theo TS Đặng Huy Quốc Thịnh, ung thư là bệnh lý đa căn nguyên, khi một người bị ung thư thì không thể kết luận do nguyên nhân cụ thể từ đâu. Bệnh ung thư có thể do nhiều yếu tố phối hợp, từ môi trường, khói, bụi, khí thải, thói quen ăn uống, lối sống..., đặc biệt có những người không có thói quen xấu vẫn mắc bệnh ung thư.
ThS Trần Ngọc Lưu Phương, trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, cho rằng ngoài việc phòng bệnh, việc tầm soát, phát hiện sớm bệnh rất quan trọng. Không phải mắc bệnh ung thư sẽ tử vong mà là nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng có thể sẽ khỏi bệnh.
3 nhóm thực phẩm gây ung thư
Ông Nguyễn Hùng Long, phó cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế, cho biết trong thực phẩm có nhiều tác nhân gây bệnh, trong đó có bệnh ung thư. Tác nhân gây mất an toàn trong thực phẩm có thể chia ra làm 3 nhóm chính.
- Nhóm thứ nhất là vi sinh - tác nhân chủ yếu gây ra các vụ ngộ độc cấp tính.
- Nhóm thứ hai là hóa học, có thể được đưa vào trong quá trình sử dụng hoặc bản thân thực phẩm có sẵn như thuốc bảo vệ thực vật sử dụng không đúng cách hoặc không được phép sử dụng để lại tồn dư, phụ gia ngoài danh mục không được phép sử dụng đều có thể là tác nhân gây ung thư.
Ngoài ra còn có rất nhiều những chất tự sinh có sẵn trong thực phẩm, ví dụ như củ khoai tây mọc mầm, khoai bị hà, đậu phộng, giá bị mốc... nếu ăn cũng có thể gây ung thư.
- Nhóm thứ ba là về vật lý, ví dụ thực phẩm có thể nhiễm phóng xạ cũng gây ung thư.
Trong 3 tác nhân trên, nhóm hóa học liên quan đến ung thư nhiều nhất.
(Theo Tuổi Trẻ)
Tình người ở xóm trọ của các bệnh nhân ung thư Nhiều năm qua, hàng nghìn bệnh nhân ung thư đến Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM khám và điều trị. Họ phải sống chen chúc nhau trong những phòng trọ "ổ chuột" giá "cắt cổ", hành lang bệnh viện, gốc cây, ghế đá được tận dụng làm chốn nương thân khi cuối đời. Chúng tôi đến Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM vào một buổi...