Thêm 1 lệnh ngừng bắn nhân đạo tại khu vực Nagorno-Karabakh
Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh ngừng bắn nhân đạo tại Nagorno- Karabakh sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ 8 giờ sáng 26/10 (giờ địa phương).
Trong một tuyên bố chung được đưa ra ngày hôm qua (25/10), Bộ Ngoại giao Mỹ cùng chính phủ các nước Armenia và Azerbaijan cho biết, lệnh ngừng bắn nhân đạo liên quan đến khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh sẽ bắt đầu có hiệu lực kể từ 8 giờ (theo giờ địa phương), tức 11 giờ sáng nay (theo giờ Việt Nam).
Tuyên bố được đưa ra sau khi Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 23/10 vừa qua đã gặp hai người đồng cấp của Armenia và Azerbaijan tại thủ đô Washington, nhằm thúc đẩy hòa bình, và sau cuộc họp của các đồng chủ tịch Nhóm Minsk thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Trong một tuyên bố khác, Nhóm Minsk, được thành lập để đứng ra làm trung gian giải quyết cuộc xung đột do Pháp, Nga và Mỹ dẫn đầu cho biết, các đồng chủ tịch và Ngoại trưởng của nhóm sẽ gặp nhau một lần nữa trong ngày 29/10 tới, trong 1 nỗ lực tìm kiểm giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột Nagorno-Karabakh.
Trước đó, cũng đã có các lệnh ngừng bắn nhân đạo cho Nagorno-Karabakh do Nga đứng ra làm trung gian. Tuy nhiên, các lệnh ngừng bắn này đã bị các bên vi phạm./.
Video đang HOT
Lệnh ngừng bắn Armenia - Azerbaijan chỉ kéo dài vài phút
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh tiếp diễn chỉ vài phút sau khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ 0h ngày 18/10.
Đụng độ tại Nagorno-Karabakh và khu vực xung quanh tiếp tục diễn biến phức tạp ngày 18/10, khi Armenia và Azerbaijan cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn mới nhất vừa đạt được.
Chiến sự tại đây bùng phát hồi cuối tháng 9, khiến hàng trăm binh sĩ và dân thường hai nước thiệt mạng mạng, phá hủy nhiều tài sản, làm leo thang căng thẳng và xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa hai quốc gia vùng Kavkaz.
Nagorno-Karabakh là một tỉnh của Azerbaijan, điều được quốc tế công nhận, song phần lớn khu vực do lực lượng ly khai thân Armenia kiểm soát. Đợt giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan quanh Nagorno-Karabakh lần này được nhận định đẫm máu nhất trong nhiều năm qua.
Lệnh ngừng bắn vì lý do nhân đạo đầu tiên giữa Armenia và Azerbaijan, do Nga làm trung gian, có hiệu lực hôm 10/10, nhưng ngay lập tức bị phá vỡ khi hai bên tham chiến cáo buộc lẫn nhau nổ súng trước. Azerbaijan cho rằng Armenia tấn công các đường ống dẫn dầu của họ, trong khi lực lượng Armenia tố cáo Azerbaijan tiếp tục tấn công để giành quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh.
Khói bốc lên sau một vụ pháo kích nhằm vào Stepanakert, thủ phủ vùng Nagorno-Karabakh, ngày 4/10. Ảnh: Sputnik.
Đúng một tuần sau, Armenia và Azerbaijan tuyên bố đạt được "thỏa thuận ngừng bắn vì lý do nhân đạo", bắt đầu từ 0h ngày 18/10 (3h giờ Hà Nội). Hai nước cho biết quyết định ngừng bắn được đưa ra dựa trên tuyên bố của tổng thống Mỹ, Nga và Pháp, các nước đồng chủ tịch nhóm Minsk thuộc Tổ chức Hợp tác và An ninh (OSCE) đóng vai trò trung gian tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia ngay sau đó đăng trên Twitter rằng "Azerbaijan vi phạm thỏa thuận ngừng bắn sau 4 phút" khi nã pháo vào phía bắc và phóng pháo phản lực về phía nam. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Azerbaijan cáo buộc các lực lượng Armenia nã đạn vào khu vực Jabrayil "chỉ hai phút" sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực và tiếp tục tấn công suốt sáng 18/10.
"Azerbaijan cam kết thực hiện lệnh ngừng bắn vì lý do nhân đạo. Tuy nhiên, Azerbaijan có quyền triển khai các biện pháp đối phó để bảo vệ dân thường và vị trí của mình", thông cáo của Bộ Ngoại giao Azerbaijan cho biết.
Bộ trưởng Ngoại giao Armenia Zohrab Mnatsakanyan sau đó cho biết Azerbaijan "phát động chiến dịch tấn công quy mô lớn" vào 7h20 (10h20 giờ Hà Nội), chỉ trích nước này "xé bỏ cam kết của chính mình". Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Armenia nói Azerbaijan "từ chối thực hiện cam kết" để đưa thương binh ra khỏi chiến trường khi phát động "cuộc tấn công được lên kế hoạch từ trước".
Giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan gây thiệt hại đáng kể cho Nagorno-Karabakh và vùng lân cận. Giới lãnh đạo Nagorno-Karabakh cho biết 36 dân thường thiệt mạng và 115 người bị thương tính đến 16/10, hàng nghìn ngôi nhà và hàng trăm phương tiện bị hư hại.
Giới chức Azerbaijan cho biết một vụ tấn công bằng tên lửa của Armenia hôm 16/10 khiến 13 người chết, bao gồm ba trẻ vị thành niên, 52 người bị thương. Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố Armenia "phải chịu trách nhiệm" và "chúng tôi sẽ trả thù trên chiến trường".
Khu vực Nagorno-Karabakh. Đồ họa: RFE/RL
"Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên án vụ tấn công hôm 16/10, cũng như toàn bộ vụ tấn công nhằm vào khu vực đông dân bị ảnh hưởng trong cuộc xung đột", phát ngôn viên của ông Guterres cho biết trong thông cáo hôm 18/10.
Tổng thư ký LHQ Guterres "lấy làm tiếc" khi hai bên "phớt lờ những yêu cầu ngừng bắn được cộng đồng quốc tế nhiều lần đề cập". Ông đề nghị Armenia và Azerbaijan thực hiện nghĩa vụ theo luật nhân dạo quốc tế, quan tâm tới cứu trợ và bảo vệ dân thường và cơ sở dân sự trong các chiến dịch quân sự.
Tranh chấp quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh bùng phát thành cuộc chiến 6 năm giữa Azerbaijan và Armenia từ tháng 2/1988 tới tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra lẻ tẻ tại đây.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh Giao tranh giữa Azerbaijan và các lực lượng người Armenia bước sang ngày thứ tư và đây là vụ đụng độ ác liệt nhất trong cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ kể từ lệnh ngừng bắn năm 1994. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức và tiến hành đàm phán. Một lính pháo binh...