The Woman In The Window: Bộ phim nhạt nhẽo này không đáng để bạn lãng phí thời gian!
Nếu bỏ ra 1 tiếng 40 phút để xem The Woman In The Window, cái bạn nhận được sẽ chỉ là cơn buồn ngủ và sự hối hận.
Bài viết không tiết lộ nội dung phim.
Vốn dự kiến ra rạp năm 2018, The Woman In The Window (Tựa Việt: Bí Mật Bên Kia Khung Cửa) rốt cuộc phải lên sóng Netflix vì đại dịch Covid. Phim sở hữu dàn diễn viên tên tuổi như Amy Adams, Gary Oldman hay Anthony Mackie cùng bàn tay nhào nặn của Joe Wright. Song, tác phẩm cuối cùng lại nhạt nhòa, dễ đoán và chẳng có gì kịch tính khi cố làm mới một câu chuyện cũ.
Nội dung The Woman In The Window xoay quanh tiến sĩ tâm lý Anna Fox (Amy Adams) – người đang sống một mình trong căn hộ riêng. Cô và chồng Edward (Anthony Mackie) đang trong quá trình ly thân. Vì mắc chứng sợ không gian rộng sau một tai nạn, Anna sợ hãi việc ra ngoài và thường xuyên phải dùng tới rượu và thuốc điều trị.
Phim sở hữu dàn diễn viên tên tuổi như Amy Adams, Gary Oldman hay Anthony Mackie cùng bàn tay nhào nặn của Joe Wright. Song, tác phẩm cuối cùng lại nhạt nhòa, dễ đoán và chẳng có gì kịch tính khi cố làm mới một câu chuyện cũ.
Để giết thời gian, nữ tiến sĩ bắt đầu quan sát những gia đình xung quanh. Trong số này có nhà Russell vừa dọn đến. Người vợ Jane (Julianne Moore) và cậu con trai Ethan (Fred Hechinger) tỏ ra quan tâm tới Anna và nhanh chóng kết bạn với cô. Một ngày nọ, Anna bất ngờ chứng kiến Jane bị sát hại từ bên kia khung cửa sổ.
Cô nhanh chóng báo cảnh sát. Song, người chồng Alistair Russell (Gary Oldman) khẳng định vợ mình vẫn bình an vô sự. Jane Russell (Jennifer Jason Leigh) hóa ra là một người hoàn toàn khác. Họ cho rằng Anna bị ảo giác vì bệnh tâm lý và lạm dụng quá nhiều thuốc. Từ đây, những bí ẩn rùng rợn dần hé lộ.
Trailer chính thức của The Woman in the Window
Phiên bản lỗi của Rear Window và Gone Girl
Ra mắt năm 1954, Rear Window được đánh giá là một trong những bộ phim hay nhất của Alfred Hitchcock và cả thể loại giật gân. Phim kể về một nhiếp ảnh gia vì bị thương ở chân nên phải ngồi trong phòng. Vì quá buồn chán, ông bắt đầu dùng ống kính quan sát hàng xóm và khám phá ra một vụ giết người. Ý tưởng mới lạ cùng cách làm phim rùng rợn của “ông hoàng giật gân” giúp Rear Window trở thành kinh điển.
The Woman In The Window y hệt như Rear Window của Alfred Hitchcock
Tác phẩm thậm chí còn truyền cảm hứng cho Disturbia (2007) của Shia Labeouf. Trong phim, tài tử vào vai Kale Brecht – một thiếu niên nổi loạn nên bị chính quyền địa phương phạt quản thúc tại gia. Cậu bị đeo một chiếc vòng kiểm soát để chắc chắn không ra khỏi nhà. Kale cũng bắt đầu quan sát và nghi ngờ hàng xóm là kẻ sát nhân hàng loạt.
The Woman In The Window cũng theo công thức y hệt như trên khi cho Anna Fox mắc chứng bệnh sợ không gian rộng và không dám ra ngoài. Cách đặt tình huống khá phức tạp buộc Joe Wright phải đi sâu hơn vào tâm lý và quá khứ của nữ tiến sĩ thay vì xoáy sâu ngay vào tội ác mà cô chứng kiến.
The Woman In The Window không đủ khả năng đánh lừa khán giả
The Woman In The Window lại quá tập trung vào tâm lý của Anna trước mọi thứ xung quanh. Phim mất tới gần 30 phút cho tới khi vụ án mạng xảy ra.
Bộ phim cũng cố tình dùng chi tiết này để tạo ra sự mới lạ khi cho người hàng xóm thân thiết với Anna trước khi bị giết. Đồng thời, nút thắt của tác phẩm nằm ở việc Jane Russell là một người hoàn toàn khác so với người mà Anna gặp trước đó. Từ đây, ý đồ của đạo diễn muốn khán giả rơi vào nghi vấn là cô bị ảo giác hay tất cả là một âm mưu tài tình.
Chi tiết khá giống với Gone Girl (2014) khi Amy (Rosamund Pike) cố tình tạo hiện trường giả bị chồng là Nick (Ben Affleck) sát hại làm người xem không biết phải tin ai. Tiếc thay, The Woman In The Window lại quá tập trung vào tâm lý của Anna trước mọi thứ xung quanh. Phim mất tới gần 30 phút cho tới khi vụ án mạng xảy ra.
Phim không có bất kì trường đoạn căng thẳng nào
The Woman In The Window không có bất kì một cảnh quay kịch tính nào khi mọi thứ đều đơn giản. Phim kết thúc nhạt nhòa và phi lý như chính cái cách Anna chẳng dám ra ngoài đường chỉ vì chấn thương tâm lý vậy.
Tiếp nối sau đó là hàng loạt những tình tiết chậm rãi và rời rạc. Việc đánh lạc hướng rằng Anna bị ảo giác hoàn toàn không đủ thuyết phục. Khán giả gần như đoán được cái kết và kẻ thủ ác là ai nhưng vẫn phải chờ đợi mòn mỏi xem các biên kịch xử lý ra sao.
The Woman In The Window không có bất kì một cảnh quay kịch tính nào khi mọi thứ đều đơn giản. Thậm chí, việc để Anna điều tra ra chân tướng sự việc hay bị kẻ thủ ác tấn công cũng chẳng có lấy một thủ pháp tạo kịch tính nào. Phim kết thúc nhạt nhòa và phi lý như chính cái cách Anna chẳng dám ra ngoài đường chỉ vì chấn thương tâm lý vậy.
Amy Adams gánh toàn bộ diễn xuất
Sở hữu dàn diễn viên tài năng nhưng The Woman In The Window đã phí phạm tất cả. Phim tập trung quá nhiều vào tổn thương tâm lý và cuộc sống thường ngày của Anna mà quên hết những người xung quanh. Julianne Moore có một vai diễn ngắn ngủi đến mức không khác gì khách mời và bất kì ai cũng làm được.
Dàn diễn viên tài năng bị phim phí hoài
Sở hữu dàn diễn viên tài năng nhưng The Woman In The Window đã phí phạm tất cả. Phim tập trung quá nhiều vào tổn thương tâm lý và cuộc sống thường ngày của Anna mà quên hết những người xung quanh.
Wyatt Russell – chàng Captain America của The Falcon and the Winter Soldier – được ưu ái cho kha khá đất diễn. Anh vào vai người thuê tầng hầm của Anna với quá khứ bất hảo. Buồn thay, nhân vật tiềm năng này lại không được khai thác hợp lý. David khá nông cạn, không có tính cách nổi bật và thậm chí có thể bị loại khỏi phim mà không ảnh hưởng nội dung.
Tái hợp Joe Wright sau Darkest Hour (2017) , Gary Oldman có màn trình diễn dưới sức. Ông như gồng mình lên để khán giả biết chắc rằng Alistair hiển nhiên có gì đó mờ ám và liên quan tới vụ án. Anthoy Mackie hay Brian Tyree Henry cũng không có tác động nhiều tới câu chuyện.
Amy Adams là người gánh toàn bộ diễn xuất
Với thời lượng nhiều nhất, Amy Adams hiển nhiên là người làm tốt nhất. Nữ diễn viên tài năng thể hiện được sự đau khổ, dằn vặt của một phụ nữ vừa mất đi tất cả.
Với thời lượng nhiều nhất, Amy Adams hiển nhiên là người làm tốt nhất. Nữ diễn viên tài năng thể hiện được sự đau khổ, dằn vặt của một phụ nữ vừa mất đi tất cả. Những tổn thương tâm lý đều được bộc lộ xuất sắc qua những màn độc thoại hay biểu cảm ánh mắt dài hơi của Amy Adams.
Chấm điểm: 2/5
Nhìn chung, The Woman In The Window chỉ là một phiên bản ăn theo hời hợt, chưa đủ sáng tạo với hai tác phẩm kinh điển. Hollywood nên thử nghiệm những kịch bản mới thay vì chỉ chăm chăm remake hay làm lại ý tưởng cũ như hiện tại. Và nếu bỏ ra 1 tiếng 40 phút để xem bộ phim giật gân nhạt nhẽo này, cái bạn nhận được sẽ chỉ là cơn buồn ngủ và sự hối hận.
8 vai phụ nhận thù lao cao hơn diễn viên chính
Nhờ danh tiếng và kinh nghiệm, nhiều diễn viên phụ được trả thù lao lớn hơn rất nhiều so với kép chính trong các bộ phim Hollywood.
Marlon Brando trong Superman: The Movie (1978): Trong Superman: The Movie , Marlon Brando thủ vai Jor-El, cha của Kal-El/Superman. Theo Variety , 20 phút xuất hiện trên màn ảnh đã mang về cho tài tử thù lao 3,7 triệu USD và 11,75% tiền lãi bán vé. Brando chỉ làm việc 13 ngày trên phim trường, tức thù lao ông nhận được lên tới 285.000 USD/ngày. Christopher Reeve, thủ vai chính Superman, chỉ nhận 250.000 USD cho cả bộ phim. Huyền thoại điện ảnh yêu cầu mức thù lao tương tự cho phần hậu truyện, nhưng không được chấp thuận. Để đáp trả, Brando từ chối cho hãng phim sử dụng những cảnh quay mình đã thực hiện trước đó. Ảnh: Warner Bros .
Robin Williams trong Good Will Hunting (1997): Tham gia chương trình truyền thanh The Bill Simmons Podcast, Matt Damon tiết lộ mình và Ben Affleck đã bán kịch bản Good Will Hunting cho hãng phim với giá 600.000 USD. Cùng với khoản thù lao nam chính trị giá 350.000 USD, tài tử kiếm tổng cộng 650.000 USD từ bộ phim. Ngược lại, nam diễn viên Robin Williams - thủ vai phụ Sean Maguire - được trả thù lao ban đầu lên tới 5 triệu USD. Con số này không chỉ cao gấp 8 lần cát-xê dành cho Matt Damon, mà còn chiếm một nửa kinh phí sản xuất (10 triệu USD) của phim. Ảnh: Miramax .
Arnold Schwarzenegger trong Batman & Robin (1997): Thời điểm Batman & Robin bấm máy, Arnold Schwarzenegger đang là người hùng cơ bắp đắt giá hàng đầu Hollywood. Để nam diễn viên chịu hóa thân thành ác nhân Mr. Freeze, Warner Bros. phải trả cho ông 25 triệu USD. Năm 2019, Fox Business dẫn lời George Clooney - nam diễn viên thủ vai chính Batman. Theo đó, Arnie được trả thù lao nhiều gấp 20 lần ông. Như vậy, Geroge Clooney chỉ nhận khoảng 1,25 triệu USD cho lần hóa thân duy nhất thành Người Dơi trong sự nghiệp. Ảnh: Warner Bros .
Amy Adams trong Man of Steel (2013): Đầu thập niên 2010, Henry Cavill vẫn là cái tên mới mẻ tại kinh đô điện ảnh. Do đó, khi thủ vai chính trong Man of Steel - bom tấn điện ảnh có kinh phí sản xuất lên tới 225 triệu USD - anh chỉ được trả khoảng 300.000 USD. Còn Amy Adams, do đã có tên tuổi, nhận thù lao lên tới hàng triệu USD. Danh tiếng của Man of Steel , cũng như vai diễn trong nhiều dự án thành công khác, đã giúp Henry Cavill nâng mức thù lao lên triệu USD khi thủ vai Superman trong Batman v Superman: Dawn of Justice (2016) và Justice League (2017). Ảnh: Warner Bros .
Sigourney Weaver trong Avatar (2009): Theo The New York Times , Sigourney Weaver là diễn viên được trả thù lao cao nhất Avatar . Tuy nhiên, khoản tiền này chỉ là một phần nhỏ nếu so với con số thù lao 11 triệu USD mà bà từng nhận từ Alien Resurrection (1997). Xếp sau Weaver, hai diễn viên chính Zoe Saldana và Sam Worthington nhận cát-xê thấp hơn nhiều. May mắn thay, thành công toàn cầu của Avatar đã giúp các diễn viên có thêm nguồn thu từ lãi bán vé. Song, theo nhiều nguồn tin, con số này cũng không đáng kể. Ảnh: Fox.
Robert Downey Jr. trong Spider-Man: Homecoming (2017): Robert Downey Jr. trở thành một trong các diễn viên có mức thù lao cao nhất sau Spider-Man: Homecoming . Nhân vật Tony Stark/Iron Man của anh xuất hiện với vai trò là người dìu dắt siêu anh hùng trẻ tuổi do Tom Holland thể hiện. Downey Jr. được trả thù lao 10 triệu USD cho vai diễn, tương đương khoảng 1 triệu USD cho mỗi phút xuất hiện trên màn ảnh. Khoảng cách thu nhập giữa Downey Jr .và Holland trong bộ phim cũng lớn đến kinh ngạc. Chàng diễn viên người Anh chỉ được trả 500.000 USD cho vai nam chính, bằng 5% con số mà bạn diễn nhận được. Ảnh: Sony.
Terrence Howard trong Iron Man (2008): Năm 2008, khi Downey Jr. còn đang chật vật vực dậy sự nghiệp sau quá khứ bê bối, bạn diễn Terrence Howard đã là ngôi sao có chỗ đứng vững chắc. Do đó, trong lần đầu tiên khoác lên mình bộ giáp Iron Man, Downey Jr. chỉ được trả 500.000 USD, trong khi Howard nhận tới 4,5 triệu USD, theo thông tin từ Showbizcafe . Ảnh: Marvel Studios.
Mark Hamill trong Star Wars: The Force Awakens (2015): Theo Variety , nữ diễn viên Daisy Ridley, người thủ vai nữ chính Rey trong Star Wars: The Force Awakens , được trả khoảng 100.000-300.000 USD cho vai diễn đột phá. Con số này chỉ bằng một phần nhỏ so với thù lao 20 triệu USD của Harrison Ford trong vai Han Solo. Song, bất ngờ lớn nhất của bộ phim lại đến từ Mark Hamill. Ông xuất hiện trên màn ảnh trong 60 giây, không có lời thoại, nhưng vẫn được trả thù lao lên đến hàng triệu USD. Ảnh: Disney .
Netflix "chơi lớn", tuyên bố mỗi tuần tung 1 phim suốt năm 2021: Nguyên dàn bom tấn của sao hạng A đi vào hết! Trong năm 2021, Netflix đã đưa ra thông báo mỗi tuần sẽ ra mắt 1 phim điện ảnh - trong đó có nhiều bom tấn khủng rất được mong chờ. Trước tình hình đóng cửa liên tục của các hệ thống rạp chiếu trên thế giới do dịch bệnh Covid-19, nền điện ảnh quốc tế đang trở nên lung lay hơn bao giờ...