Thế trận bảo vệ Trường Sa từ tường thành đảo Sinh Tồn
Thông tin về Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông liên tục được các cơ quan truyền thông phát đi. Điều đó càng nhắc nhở mỗi người dân Việt Nam ý thức sâu sắc hơn về chủ quyền biển đảo quê hương. Ở Trường Sa, trong sóng gió ngàn khơi, trước những âm mưu toan tính của thế lực nước ngoài, đảo Sinh Tồn vẫn như bức thành đồng của Tổ quốc…
Chúng tôi đặt chân lên đảo Sinh Tồn, thời tiết ít mưa nhưng gió rất lớn. Hàng cây dừa non bị gió thổi cành lá bay sang một bên như tóc thiếu nữ tung bay trước gió. Sinh Tồn như một ngôi làng nhỏ giữa sóng nước. Những hộ dân trên đảo với những phụ nữ, trẻ nhỏ ùa ra đón chúng tôi. Không khí trên đảo khiến chúng tôi cảm tưởng như trở về đất liền.
Nhưng ít ại biết rằng, đảo Sinh Tồn giống như đài chỉ huy bên cạnh những đảo nổi, đảo chìm khác. Trong trận Gạc Ma năm 1988, thuyền HQ 505 do thuyền trưởng Vũ Huy Lễ chỉ huy đã di chuyển từ đảo Sinh Tồn ra Cô Lin và ủi bãi bảo vệ thành công chủ quyền đảo Cô Lin.
Như vậy, các hoạt động của Cô Lin, Len Đao, Sinh Tồn Đông đều có sự phối hợp của quân dân đảo Sinh Tồn. Sinh Tồn còn là bức tường thành vững chắc bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Trẻ em ở đảo Sinh Tồn (Ảnh Hồng Chuyên)
Ngày nay, đảo Sinh Tồn luôn sừng sững hiên ngang trước sóng gió biển khơi và những biến động Biển Đông. Trên cụm đảo Sinh Tồn, Sinh Tồn là một trong những đảo nổi, có dân cư sinh sống, có hệ thống hành chính đầy đủ, có trụ sở UBND xã có nhà văn hóa, có đèn hải đăng và nhiều công trình dân sinh khác.
Chùa ở Sinh Tồn khá đẹp nhìn ra biển. Hàng phong ba sừng sững đón gió như người lính đảo canh giữa chở che quân và dân trên đảo.
Xã đảo Sinh Tồn cách bán đảo Cam Ranh 315 hải lý, nằm ở 90 53′ 07″ vĩ độ Bắc; 1140 19′ 47″ độ kinh Đông, chạy dài theo hướng Đông Tây và nằm trên bãi san hô ngập nước.
Nền san hô bao quanh đảo tương đối bằng phẳng, phía 2 đầu của đảo có 2 doi cát dài ôm lấy đảo, doi cát phía Đông lớn hơn doi cát phía Tây, cả 2 doi cát này di chuyển vị trí theo gió từng mùa. Độ cao trung bình của đảo so với mực nước biển lúc thấp nhất từ 2,5 đến 3m.
Trên đảo không có giếng nước ngọt nhưng trồng được cây xanh, tuy nhiên cây sống không tốt như ở xã đảo Song Tử Tây và thị trấn Trường Sa.
Sơ đồ cụm đảo Sinh Tồn (Ảnh Hồng Chuyên)
Từ đảo đá cằn cỗi năm xưa nay đã xanh mướt một màu, cây cối dần sinh sôi nảy nở bởi mồ hôi công sức của bao lớp thế hệ cán bộ chiến sỹ nơi đây.
Ngoài những cây đặc thù của Trường Sa như bàng vuông, phong ba, bão táp… Sinh Tồn đã có nhiều cây mang hương vị đất liền như dừa và một số cây khác. Khi màn đêm buông xuống, đảo Sinh Tồn như một thành phố lung linh, huyền diệu tràn đầy sức sống giữa biển nước bao la Trường Sa.
Với ý chí tự lực, tự cường và tinh thần chủ động, đoàn kết khắc phục khó khăn quân, dân xã đảo Sinh Tồn đã tích cực tăng gia, sản xuất tự bảo đảm được 100% nhu cầu rau xanh và một phần lớn thực phẩm.
Chùa Sinh Tồn hướng ra biển (Ảnh Hồng Chuyên)
Chúng tôi vào thăm các gia đình trên đảo Sinh Tồn. Gia đình chị Trần Thị Ngọc Quý nằm gần chùa, mọi thứ trong nhà bày biện ngăn lắp. Gia đình chị sinh sống trên đảo gần được 5 năm. Anh chị có 2 cháu, cháu lớn học lớp 5 cháu bé học lớp 4. Các cháu đều ngoan ngoãn khỏe mạnh.
Video đang HOT
Chị Quý kể: “Cuộc sống ở đây cũng ổn định, chỉ thiếu rau xanh vào mùa gió thôi. Trên đảo cũng có ti vi, tủ lạnh, muốn ăn đồ tươi từ đất liền như thịt bò, thịt lợn, anh chị nhờ thuyền bà con mang ra cho.
Nói về cuộc sống sắp tới trên đất liền, chị Quý không giấu nổi niềm vui trên khóe mắt thông báo cho chúng tôi: “Từ chỗ không có nhà trên đất liền giờ mình đã mua được đất, xây được nhà rồi. Đó là nhờ sự quan tâm của Nhà nước”.
Nhà văn hóa đảo Sinh Tồn (Ảnh Hồng Chuyên)
Liền bên cạnh, gia đình anh Trần Kim Sơn (sinh năm 1977) lại kể về sự đoàn kết chia sẻ của quân và dân xã đảo Sinh Tồn. Hễ nhà nào được gửi quà ra là chia nhau cũng ăn. Mỗi gia đình kết nghĩa với một phân đội, khi bắt được con cá, sản vật trên biển, đơn vị kết nghĩa và hộ gia đình lại chia nhau cùng ăn. Tình đoàn kết giữa những người dân và chiến sĩ cán bộ trên đảo hết sức gắn bó.
Trong chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 lịch sử, đúng 10h30 ngày 28/4/1975 ta đã làm chủ đảo Sinh Tồn hoàn toàn. Gần 40 năm qua, nhiều thế hệ cán bộ, chiến sỹ trên khắp mọi miền đất nước đã kế tiếp nhau thực hiện nhiệm vụ giữ đảo.
Vợ chồng anh Phạm Vũ, chị Trần Thị Ngọc Quý đang kể về niềm vui có nhà mới trên đất liền (Ảnh Hồng Chuyên)
Với tinh thần “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”, quân và dân trên đảo luôn đoàn kết một lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Với những thành tích và kết quả đạt được, quân dân xã đảo Sinh Tồn vinh dự được Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng trao tặng nhiều phần thưởng cao quý:
Năm 1988, đảo vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng Ba. Năm 2004, được tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất. Các năm 1976, 1977, 1980, 1981, 1986 và từ năm 2000 đến 2006 và năm 2008 đảo đều được Bộ Tư lệnh Hải quân tặng danh hiệu “Đơn vị quyết thắng”.
Từ năm 2004 đến nay, đảo được tặng 09 Bằng khen của Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng, Bộ Y tế, UBND tỉnh Khánh Hoà và Thủ tướng Chính phủ ghi nhận những thành tích xuất sắc trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và các nhiệm vụ đột xuất khác. Năm 2012 đảo đạt danh hiệu Đơn vị tiên tiến.
Tình quân dân trên đảo Sinh Tồn (Ảnh Hồng Chuyên)
Sinh Tồn, ai đặt tên cho đảo, sao thật ý nghĩa. Trong sóng gió ngàn khơi, trước những âm mưu toan tính của thế lực nước ngoài, đảo Sinh Tồn vẫn như bức thành đồng của Tổ quốc. Bất giác làm tôi nhớ đến 4 câu thơ sấm của Trạng Trình mà Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai tìm thấy và giới thiệu. Theo ông, đây là lời tiên đoán về cục thế trên Biển Đông hôm nay của một nhà tiên tri Việt Nam từ 500 năm trước.
“Biển Đông vạn dặm giang tay giữ,
Đất Việt muôn năm vững trị bình,
Chí những phù nguy xin gắng sức,
Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình.”
Trong sóng gió ngàn khơi, trước những âm mưu toan tính của thế lực nước ngoài, đảo Sinh Tồn vẫn như bức thành đồng của Tổ quốc.
Theo Infonet
Trường Sa tháng 3/1988: Những khoảnh khắc còn sống mãi
Tháng 3/1988, trên tàu Mỹ Á khẩn trương vượt biển ra Gạc Ma, Cô Lin làm nhiệm vụ cứu hộ , tôi được xếp nằm trong khoang cạnh nhà báo Đình Trân công tác tại Thông tấn xã Việt Nam.
Tháng 3-1988, nhận nhiệm vụ của T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, PV Báo Tiền Phong (bìa trái) trao cờ Đoàn cho chiến sĩ trẻ trên đảo Sinh Tồn. Ảnh: Đình Trân.
Nhìn anh lúc nào cũng đeo hai chiếc máy ảnh to kềnh, têlê dài tôi không khỏi thèm thuồng. Tôi chỉ có chiếc máy ảnh Pratica đã cũ với 2 cuốn phim đen trắng.
Đình Trân cao to lừng lững nhưng lại say sóng nặng nhất. Tàu ra khơi, sóng trắng bạc đầu, anh nằm bệt, nôn thốc nôn tháo. Tôi nhỏ bé nhưng lại chịu sóng tốt nên thường gọt xoài cho anh và các đồng nghiệp cùng ăn.
Lễ kéo cờ Tổ quốc trên đảo Trường Sa.
Nhưng khi được thông báo tàu Mỹ Á sắp đến Gạc Ma, Cô Lin, tôi thấy anh chống tay vùng dậy, lảo đảo đi lên boong. Tôi chạy theo định đỡ anh nhưng ĐìnhTrân gạt tôi ra, tự tin:
"Hết say sóng rồi! Phải chọn góc chụp ngay tàu chiến Trung Quốc. Nó đang lao đến kia kìa. Nó sẽ cản trở tàu Mỹ Á cứu hộ!".
Tàu chiến Trung Quốc mang số hiệu 854 de dọa, ngăn cản tàu Mỹ Á cứu hộ tại khu vực Gạc Ma, Cô Lin.
Tôi thấy Đình Trân chọn một góc cạnh buồng lái, hướng ống kính vào chiếc tàu chiến đang hùng hổ lao tới. Khi tàu Trung Quốc đã đến sát gần, dự báo thấy rất nguy hiểm, thuyền trưởng Quý yêu cầu mọi người không lên boong, Đình Trân khẩn khoản: "Anh cứ để anh em lên! Phải có ảnh, có tài liệu để tố cáo sự vô lương tâm kia, để mọi người hiểu sự thật về sự tàn độc, hung hãn này!".
Nhà báo Đình Trân (1988).
Đình Trân vẫn đứng trên boong tàu, nép mình vào mạn, khôn khéo đưa ống kính lên. Ngay khi pháo trên tàu chiến Trung Quốc số hiệu 854 rê nòng hướng về tàu Mỹ Á như sắp nhả đạn, tôi vẫn thấy anh ria máy chụp.
Trên boong tàu, tôi thấy, cách Đình Trân không xa, nhóm phóng viên của Đài Truyền hình Việt Nam gồm Trần Bình Minh, Lê Trang Liêm, Nguyễn Vinh cũng đang khẩn trương ghi hình.
Nhà báo Trần Bình Minh (Đài THVN) phỏng vấn đại uý Thái Văn Khôi, Đảo trưởng đảo Sinh Tồn.
Bên mạn tàu, lấp ló mái đầu bạc của nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Phức bên cạnh là mái tóc dài của Vinh Quang (Báo ảnh Việt Nam) cũng đang bình tĩnh tác nghiệp...
Tôi biết Đình Trân là một phóng viên ảnh chiến trường dày dạn. Ngay từ năm 1972, anh đã có mặt tại mặt trận Quảng Trị để viết bài, đưa tin.
Trung tá Lưu Đình Hùng, nhiều đêm thức trắng nhìn sao trời hoa tiêu cho tàu đến vị trí cứu hộ.
Thiếu tá Vũ Huy Lễ - Thuyền trưởng tàu 505 trên đảo Cô Lin.
Bữa cơm đạm bạc của chiến sĩ đảo Sinh Tồn.
Từ năm 1979 đến năm 1987, anh có mặt ở nhiều tỉnh biên giới phía Bắc, phản ánh sự khốc liệt của cuộc chiến tranh biên giới, sự dũng cảm hy sinh của quân và dân ta bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nhiều người vẫn nhớ bức ảnh Tải đạn lên điểm tựa của anh chụp ở mặt trận Vị Xuyên (Hà Tuyên)...
Trung tá Thái Văn An (quê Hà Nam) và chiến sĩ đảng viên trẻ Trịnh Văn Thái (quê Gia Lâm, Hà Nội).
Trong suốt chuyến đi đầy gian khổ nguy hiểm, Đình Trân cũng như các đồng nghiệp luôn tận dụng thời gian để thu thập nhiều tài liệu nhất. Không phải ai cũng có dịp tác nghiệp trong những khoảnh khắc đặc biệt này.
Đảo Phan Vinh, tháng 3-1988.
Tại Gạc Ma, Cô Lin hay đến Sinh Tồn , Sơn Ca, Song Tử... ở đâu tôi cũng thấy tự hào về những đồng nghiệp của mình. Những phóng sự, những thước phim, những bài báo của anh em chúng tôi trong chuyến đi ấy đã góp phần để mọi người hiểu rõ sự thật tại Gạc Ma, Cô Lin... những ngày tháng 3 năm ấy, để thêm cảnh giác với các thế lực xâm lăng, thêm tin yêu những chiến sĩ hải quân nơi đầu sóng.
Nhà báo Đình Trân (bên trái) và các đồng nghiệp của Đài THVN: Nguyễn Vinh, Lê Trang Liêm, Trần Bình Minh trên đảo Sinh Tồn tháng 3-1988.
Trong rất nhiều tư liệu do đoàn nhà báo ra Gạc Ma,
Cô Lin tháng 3-1988, Tiền Phong xin trân trọng gửi tới bộ ảnh tư liệu của nhà báoĐình Trân.
Theo soha
Đến Gạc Ma, những ngày tháng 3/1988 (P2) Trọn một ngày ở Cô Lin, trắng đêm trên Sinh Tồn, tôi càng tin yêu những người lính nơi đầu sóng. Thế hệ sau này, khi đến với Trường Sa, mỗi người đều có những tình cảm thiêng liêng mang theo suốt cuộc đời... Kiên trung chiến sĩ Trường Sa Cuối tháng 3/1988, chúng tôi đến Cô Lin. Chiếc tàu HQ 505 nằm...