Thể thức mới giúp V-League “thật” hơn bao giờ hết
Mỗi trận đấu ở giai đoạn 1 V-League là một cuộc đấu thật sự của các đội, so kè vị trí trên bảng xếp hạng. Ngay cả nhiều đội mạnh giờ “ốc chưa mang nổi mình ốc”, nên nào dám nghĩ đến “anh”, đến “em”.
Chưa rõ giai đoạn 2 của LS V-League 2020 tới đây sẽ như thế nào? – Nhưng riêng chặng đường đã qua của giai đoạn 1, các đội so kè nhau từng điểm một, hòng kiếm suất vào nhóm 8 đội dẫn đầu, tiếng là chạy đua cho cuộc chiến giành các thứ hạng cao, nhưng trước tiên là để chắc suất trụ hạng cái đã.
Thể thức này giúp khán giả là những người có lợi nhất, khi họ được chứng kiến hầu hết các trận đấu đã qua theo kiểu một mất một còn của các đội, trận nào cũng căng và trận nào cũng mang đến sự hồi hộp.
Ngay cả nhiều đội mạnh, thậm chí cỡ đội mạnh như CLB Hà Nội giờ “ốc chưa mang nổi mình ốc”, chưa biết có chắc suất vào top 8, hay nói cách khác là chắc suất trụ hạng hay chưa, nên cũng chưa dám nghĩ đến chuyện tình nghĩa với các đội bóng khác cùng chịu ảnh hưởng của một ông bầu giống họ.
Thể thức lạ mang đến cho V-League những cuộc đấu tay đôi căng chưa từng có
Video đang HOT
Thể thức khắc nghiệt khiến cho nhiều đội phải trả giá vì thói quen bắt nhịp chậm như các mùa bóng trước. Ngoài đương kim vô địch Hà Nội, thì đương kim Á quân là CLB TPHCM cũng vất vả vì những cú sẩy chân và việc thiếu chiều sâu về mặt lực lượng, sau khi một vài trụ cột đột ngột chấn thương hoặc dính thẻ phạt.
So với các mùa giải đã qua, V-League 2020 sẽ không có giai đoạn lượt về, thành phần tham dự giai đoạn 2 có khi sẽ khác hẳn so với giai đoạn 1, nên tất cả các đội phải tự cứu mình trước khi mong được cứu.
Thể thức mới cũng vô hình chung tạo lợi thế cho những đội thật sự có khát vọng xưng vương, nhưng mấy năm nay luôn gặp trở ngại vì cuộc chơi có lúc thiếu sòng phẳng, mà bầu Đức phải ví von “1 người mập không tài nào đánh thắng nổi 5 người gầy”.
Giờ thì nhóm các đội này có cơ hội chạy đua đồng hàng với nhiều đội bóng lớn tại V-League. Đấy là những ông lớn cả về thực lực lẫn vị thế và tầm ảnh hưởng trong nội bộ giải đấu. Bởi, nhờ chuyện đội nào tự lo bản thân của đội đó, sợ bị sớm rớt ra ngoài top 8, nên các đội có khát vọng hiện tránh được đáng kể cảnh bị “đánh hội đồng”.
Mỗi cú sẩy chân của từng đội bây giờ sẽ khiến cho họ gánh chịu hậu quả lớn hơn và nhanh hơn (ảnh: Anh Hải)
Đáng khen cho ý tưởng tổ chức V-League theo thể thức mới, một mặt rút gọn được thời gian bóng lăn, sau quãng nghỉ bất đắc dĩ vì dịch Covid-19, một mặt tạo ra những cuộc đua tranh thật sự, thu hút khán giả đông và đều chưa từng thấy.
Ý tưởng này xuất phát từ đề xuất của HLV Chung Hae Seong thuộc CLB TPHCM, một người Hàn Quốc vốn có kinh nghiệm cầm quân trong môi trường bóng đá chuyên nghiệp thực thụ ở Hàn Quốc, và ông Chung biết đâu là cách để một sân chơi chuyên nghiệp thật sự trở nên thu hút.
Từ ý tưởng vốn đang mang đến sức hấp dẫn mới cho V-League của vị HLV người Hàn Quốc này, người hâm mộ bóng đá Việt Nam lại mơ đến một ngày bóng đá nội sẽ tiếp tục áp dụng cách làm bóng đá chuyên nghiệp mà người Hàn Quốc hay người Nhật Bản từng áp dụng: Đó là chuộng chất lượng hơn số lượng.
Tức là số lượng các đội tham dự V-League có thể không cần đông, chỉ cần tinh, mỗi ông chủ chỉ có 1 đội bóng thôi, nhưng đội nào ra đội đó và các đội bóng của từng ông bầu phải cạnh tranh sòng phẳng với nhau, theo đúng kiểu chuyên nghiệp của nhóm đầu châu Á, giống ở Hàn và ở Nhật!
Tấn Tài chia tay CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, có thể về đội Hà Nội
Nhà vô địch AFF Cup 2008 quyết định rời tân binh V.League 2020 để tìm bến đỗ mới, nhiều khả năng điểm đến tiếp theo là CLB Hà Nội.
Tiền vệ sinh năm 1984 muốn tìm đội bóng khác ở giai đoạn chuyển nhượng giữa mùa giải. CLB Hà Nội nhiều khả năng trở thành bãi đáp lý tưởng cho cầu thủ 36 tuổi. ĐKVĐ V.League 2019 đang khủng hoảng lực lượng vì chấn thương và thẻ phạt.
Tấn Tài không có nhiều đất diễn ở CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh, có vẻ anh không phù hợp với triết lý của HLV Phạm Minh Đức với dàn cầu thủ trẻ. Ảnh: Minh Chiến.
Tấn Tài gia nhập CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh hồi đầu mùa 2020 sau khi rời CLB Bình Dương theo dạng chuyển nhượng tự do. Dưới trướng HLV Phạm Minh Đức, Tấn Tài ra sân 6 lần, trong đó chỉ có 2 lần đá chính, 4 lần còn lại đều vào sân từ ghế dự bị.
Thời điểm chia sẻ với Zing, Tấn Tài xác nhận anh làm việc xong với CLB chủ quản. "Tôi đã nói chuyện với chủ tịch CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh về việc muốn ra đi. Hai bên gần như thống nhất các điều khoản giải phóng hợp đồng. Bây giờ, tôi chỉ đợi giấy thanh lý".
Cầu thủ quê Khánh Hòa không khẳng định việc mình sẽ chuyển về CLB Hà Nội như tin đồn. Anh cũng không phủ nhận điều này. Rất có thể, cả hai bên đang trong quá trình đàm phán các điều khoản và thủ tục chuyển nhượng.
Tấn Tài dự định kết thúc sự nghiệp ở cuối mùa giải 2020. Tấn Tài có kế hoạch học tiếp bằng huấn luyện sau khi "treo giày".
Trong quá khứ, CLB Hà Nội từng ít nhất 2 lần muốn có chữ ký của nhà vô địch AFF Cup 2008. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, thời điểm không phù hợp mà đôi bên lỡ hẹn với nhau. Tấn Tài cũng muốn một lần chơi cho đội bóng Thủ đô vì sự trân trọng và quyết tâm của ban lãnh đạo CLB.
Video: Những tình huống rút thẻ hài hước của trọng tài Việt Nam Bóng đá Việt Nam có không ít tình huống trọng tài nhầm lẫn mang lại sự khó hiểu, và đôi khi cả những tiếng cười với khán giả theo dõi. Video: Những tình huống quên rút thẻ, rút nhầm thẻ của trọng tài. (Nguồn: Next Sports)