Thể thao quá sức – Áp lực “đổ đầu” sụn khớp
Khi bước vào tuổi băm, đa số đều muốn tập luyện để tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, việc tập luyện với cường độ cao lại có thể khiến khớp nhanh thoái hóa. TS.BS Tăng Hà Nam Anh, Trưởng khoa Ngoại Chấn thương Chỉnh hình, BV Nguyễn Tri Phương sẽ giúp hóa giải mâu thuẫn này.
BS Tăng Hà Nam Anh
Xin hỏi bác sĩ, những môn thể thao nào tập luyện với cường độ cao hay quá sức sẽ gây ảnh hưởng tới khớp?
Mỗi khớp trên cơ thể phải đảm nhiệm nâng đỡ một hay nhiều bộ phận và giúp cơ thể cử động trơn tru, linh hoạt. Hoạt động hàng ngày khiến khớp hư tổn theo thời gian. Tuy nhiên ở những người vận động nhiều hoặc thường xuyên chơi thể thao với cường độ lớn, áp lực lên khớp tăng lên rất nhiều khiến chúng bị tàn phá nhanh chóng hơn.
Những người chơi bóng đá thì dễ bị tổn thương khớp gối, bàn chân, ngón chân. Người chơi tennis, cầu lông thì dễ tổn thương khớp vai, khuỷu tay, gối, khớp cổ chân. Người hay tập gym, võ thuật thì các khớp dễ bị tác động xấu là cổ tay, đầu gối, lưng và vai…
Quá trình gây tổn thương khớp do luyện tập thể thao quá sức này như thế nào thưa bác sĩ?
Với những nguời chơi thể thao thường xuyên hoặc vận động quá nhiều hoặc không đúng phương pháp sẽ xảy ra trường hợp khớp bị hoạt động quá tải, các bề mặt sụn sẽ cọ xát với nhau liên tục và sụn khớp không được nuôi dưỡng kịp thời. Điều này khiến cho bề mặt sụn khớp bị hư tổn nhanh hơn, kích thích quá trình tự huỷ hoại của sụn khớp, khiến khớp bị thoái hoá với tốc độ nhanh chóng.
Video đang HOT
Cơ thể hoạt động nhiều gây áp lực không ngừng lên xương khớp khiến các cấu trúc sợi collagen có trong sụn khớp – vốn chiếm 90% thành phần sụn – dù bền chắc vẫn dễ dàng bị tổn thương, mòn đi, nứt và vỡ ra.
Những tổn thương nhỏ trong thể thao thường tạo nên một “hiệu ứng domino”: các tế bào sụn bị viêm sẽ kích hoạt hệ thống phòng vệ của cơ thể và các tế bào miễn dịch sẽ xuất hiện để dọn dẹp các phần hư hỏng. Nhưng đồng thời chúng cũng dọn dẹp luôn các tế bào sụn lành xung quanh.
Hậu quả là sụn khớp bị chính cơ thể hủy hoại ngày một nhanh và tình trạng thoái hóa khớp xảy ra sau đó là điều khó tránh khỏi. Thoái hóa khớp gây đau nhức mạn tính, dẫn đến biến dạng khớp, xương mọc gai, khớp bị phá hủy và tàn phế.
Và việc bỏ qua những chấn thương ban đầu sẽ gây tổn thương toàn bộ cấu trúc khớp, đặc biệt là phần sụn khớp, dẫn tới giới hạn vận động và rất khó hồi phục.
Vậy bác sĩ có lời khuyên gì với những người yêu thể thao nhưng chưa có cách thức tập luyện phù hợp này?
Quá đam mê một môn thể thao nào đó nhưng lại không phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tuổi tác của bản thân mình chính là cách “bức tử” khớp nhanh chóng. Vì thế, người trên 30 tuổi cần hạn chế tập các môn vận động mạnh, có tính chất đối kháng cao. Hoặc người đã bị chấn thương khớp gối thì nên bơi lội, đi bộ nhẹ nhàng.
Thời gian dành cho thể thao khoảng 30-60 phút mỗi ngày là đủ tốt cho sức khỏe. Khi thấy khớp bị đau nhức, sưng viêm, cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau, đặc biệt là các loại không chuyên dành cho khớp hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ hay chứng minh tác dụng một cách khoa học vì sẽ có nhiều nguy cơ gây tác dụng phụ nguy hiểm như: loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, suy thận, mục xương…
Luyện tập thể dục thể thao cần đúng cách
Ngoài ra, có thể sử dụng các dưỡng chất sinh học như UC-II (có trong JEX) để bổ sung collagen tại các sụn khớp, giúp giảm đau, tái tạo và nuôi dưỡng sụn khớp. Phần dưỡng chất còn lại sẽ hiện diện tại mảng cuối của ruột non, giúp điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, bảo vệ sụn khớp, hỗ trợ làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Như vậy, khớp chỉ “ngon cơm” khi vận động vừa phải, đều đặn và bổ sung dưỡng chất sinh học cần thiết…
Cần sáng suốt lựa chọn các sản phẩm được chứng minh công dụng, chức năng rõ ràng bằng các nghiên cứu, kiểm nghiệm lâm sàng với kết quả tốt cho chăm sóc và hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.
Ngọc Hà
Theo Dantri
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Chế độ ăn uống lành mạnh, vận động đúng cách, tập khí công, không lạm dụng thuốc giảm đau... giúp xương khớp người già khỏe mạnh hơn.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WTO), có khoảng 150 bệnh khớp (thấp khớp cấp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính thiếu niên, viêm cột sống dính khớp, đau dây thần kinh tọa, gút...). Trong đó, hai bệnh phổ biến là viêm khớp dạng thấp chiếm 0,3-1% dân số thế giới, còn thoái hóa khớp xuất hiện ở 9,6% nam giới và 18% phụ nữ trên 60 tuổi. 80% những người bị thoái hóa khớp gặp khó khăn khi vận động và 25% không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Cơ thể lão hóa, cùng với các yếu tố nguy cơ như môi trường ô nhiễm, lao động nặng nhọc, thời tiết thất thường, chấn thương... là những nguyên nhân dẫn tới bệnh đau nhức xương khớp ở người già. Sau 30 tuổi, phần sụn khớp bị lão hóa, khiến các khớp xương hoạt động không còn trơn tru. Càng lớn tuổi, các chất sụn này càng bị mài mòn, đầu khớp thiếu chất đệm sẽ cọ vào nhau và gây ra chứng đau nhức.
Bệnh xương khớp gây ra nhiều trở ngại trong vận động và sinh hoạt của người già.
Đau là triệu chứng đầu tiên của bệnh lý xương khớp. Nếu viêm xương khớp ở vai gáy, người bệnh thường thấy cơn đau lan xuống một bên cánh tay, sờ vào da thấy lạnh, cơ ở vùng cổ bị co cứng, quay đầu khó khăn, toàn thân mệt mỏi, kém vận động. Triệu chứng của đau khớp ở gót chân là nhức buốt trong gót chân, đau tăng khi giá lạnh, nhìn bên ngoài không thấy sưng, nhưng sờ bàn chân và cẳng chân thì thấy lạnh, bàn chân có cảm giác tê bì, hạn chế đi lại. Đối với đau nhức do thoái hóa khớp, biểu hiện thường bao gồm đau lưng, ù tai, ngủ ít, nước tiểu trong, lưng gối mỏi đau, tiểu tiện nhiều lần...
Khi bệnh mới khởi phát, cơn đau chỉ xuất hiện ở một vài khớp, thường giảm đi nếu người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi bệnh diễn tiến nặng, người bệnh có thể đau nhiều khớp cùng lúc hoặc toàn thân, đau khi cử động nhẹ và không dứt dù được nghỉ ngơi. Về lâu dài, bệnh có thể dẫn tới tàn phế nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh lý xương khớp có thể điều trị và dự phòng bằng cách điều chỉnh cân nặng, tránh dư cân béo phì; bổ sung canxi, vitamin D và vitamin C (sữa, cam, ớt, cà chua...) vào khẩu phần ăn hàng ngày của người cao tuổi. Tránh mang vác sai tư thế và các động tác gập gối, ngồi xổm, leo trèo, đứng nhiều, lắc tay...
Ngoài ra, người già nên củng cố sức khỏe thể chất và tinh thần bằng các hoạt động giao lưu, các bài tập không dùng thuốc nhưng có hiệu quả cao như khí công, thái cực quyền. Không nên lạm dụng thuốc giảm đau, chống viêm khi cơn đau nhức quá sức chịu đựng, nhằm tránh các tác dụng phụ như giòn xương, phù nề tay chân, ảnh hưởng đến thận và đường tiêu hóa. Thay vào đó, có thể sử dụng thêm các thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh lý xương khớp.
An San
Theo Autopro
Bước đột phá trong điều trị thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là nguyên nhân hàng đầu của các cơn đau lưng, đau khớp vai, gáy, khớp gối...là những bệnh rất thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Ở Mỹ có hơn 80% người trên 55 tuổi bị thoái hóa khớp. Vị trí các khớp thường bị thoái hóa: cột sống thắt lưng, đốt sống cổ, khớp gối, háng, vai,...