The Shining – Trải nghiệm phim ảnh thách thức tâm lý
The Shining sẽ có phần tiếp theo là Doctor Sleep, sắp ra mắt khán giả trong năm nay.
Được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Stephen King, The Shining xoay quanh cuộc sống của gia đình Torrance (gồm Jack, Wendy và Danny) ở khách sạng sang trọng Overlook, nằm chễm chệ và biệt lập trên một vách đá khi người cha Jack Torrance ( Jack Nicholson)được tuyển dụng để trông coi khách sạn suốt mùa đông. Tưởng chừng đó chỉ là một công việc bình thường có thể tận dụng sự cô lập trong thời gian tới để viết sách, Jack đã không ngờ được việc chuyển đến điểm đến nghỉ mát có tiếng này lại đẩy gia đình ông vào chỗ nguy hiểm.
Thú thật, những phân cảnh kinh dị của bộ phim không được đáng sợ hay rùng rợn cho lắm. Phần vì bộ phim sử dụng những kĩ xảo đã cũ, nên chúng không thể so được với những màn jump-scare được trau chuốt bởi kỹ thuật công nghệ cao như hiện nay được. Những phân cảnh ma quái của phim như được tuân theo một công thức gồm sử dụng những cảnh quay dolly dài và nền nhạc mỗi lúc một dồn dập như để báo hiệu ma quỷ đang đến gần.
Nguồn: The Playlist
Ngay cả cốt truyện của phim cũng dễ đoán. The Shining không sử khái niệm kinh dị nào mới mà chọn một công thức “ngôi nhà ma ám” quen thuộc. Một gia đình dọn đến một nơi ở mới. Địa điểm này có hoặc không nhiều truyền thuyết hoặc nguồn gốc đáng sợ. Dĩ nhiên, cuộc sống của gia đình dọn tới bắt đầu tràn ngập những hiện tượng kì lạ. Một thành viên của gia đình dần dần trở nên bất ổn. Và cuối cùng là màn đối đầu giữa họ và thế lực siêu nhiên nào đó ở trường đoạn cao trào.
Bên cạnh đó, đạo diễn Stanely Kubrick đã để lời thoại của các nhân vật đóng vai trò giải thích và foreshadow (điềm báo) những chi tiết quan trọng trong phim, điển hình như quyền năng “The Shine” kì lạ của Danny. Nên nhìn chung, cốt truyện của The Shining coi như đã được truyền tải thẳng thắn và đầy đủ. Không khó để khán giả, nhất là những người hâm mộ của dòng phim kinh dị, đoán ra được kết cục cũng như sự tha hóa của nhân vật Jack Torrance từ một người cha, người chồng tận tụy cho đến một tên ác nhân tàn bạo.
Mặc dù lấy cản hứng từ tác phẩm văn học mang màu sắc kinh dị siêu nhiên, phiên bản điện ảnh năm 1980 lại không chú trọng đến yếu tố siêu nhiên hiện hữu rất rõ ràng trong nguyên tác tiểu thuyết. Ngược lại, Kubrick đã sử dụng biệt tài của mình kết hợp với lối mô tả diễn biến tâm lý nhân vật để làm The Shining trở nên ấn tượng.
‘Nguồn: Youtube
Đầu tiên là những cảnh quay dolly (tracking shot) dài làm nên tên tuổi cho vị đạo diễn này được sử dụng nhiều trong phim, điển hình là đoạn đầu của The Shining. Ông đã cẩn trọng lia máy quay theo ác nhân vật Danny Torrance khi cậu bé đạp xe dọc những hành lang dài và quanh co của khách sạn Overlook. Tiếp đến là tiếng bánh xe của cậu bé nện lên sàn gỗ, chốc lại im lặng khi chạy trên những tấm thảm. Những cảnh quay này được cố tình kéo dài đến hơn 3 phút để cho người xem cái nhìn tổng thể bố trí của Overlook – bối cảnh chính của phim.
Những hành lang dài, hẹp, với những cánh cửa phòng tương tự nhau. Ánh sáng vàng nhạt hắt lên những bức tường và sự vật không đem lại chút ấm áp nào mặc dù bản thân màu vàng hay gợi sự ấm áp, an toàn, và tươi sáng. Ngược lại, khi kết hợp với hình ảnh như mê cung của khách sạn, nó làm bối cảnh của The Shining trông quái dị hơn hẳn.
Ý đồ của những cảnh quay này là để tăng sự mong đợi của người xem. Dĩ nhiên là chúng ta biết trước cảnh tượng ma quái chỉ chực chờ xuất hiện đâu đó trong quá trình đạp xe của Danny. Nhưng hiệu ứng hình ảnh lẫn âm thanh không chỉ tăng thêm sự hồi hộp mà còn khiến người ta phải giật mình khi phân cảnh rùng rợn thật sự xuất hiện, bất chấp dự đoán ban đầu.
Nguồn: Variety
Âm nhạc như dậy sóng của The Shining giữ vai trò tối quan trọng trong phim. Dù được mặc định chỉ làm nền, tổ hợp những nốt nhạc 1 tông kéo dài với tiếng kèn đan xen tiếng trống dồn dập tạo dễ làm người xem khó chịu và nổi cả da gà. Nó trở thành trợ thủ đắc lực cho Kubrick khi ông lột tả các biến chuyển tâm lí của nhân vật bên cạnh những gam màu chói được sử dụng sau đó.
Như đã nêu ở trên, The Shining có chút khác biệt so với tiểu thuyết gốc: sự hiện diện tối thiểu của thế lực siêu nhiên. Kubrick luôn sắp xếp các chi tiết trên phim sao cho người xem phải bối rối. Khi tình trạng tâm thần của Jack dần trở nên sa sút trầm trọng, những cảnh phim cũng dần trở nên chênh vênh giữa cái thực và cái vô thực. Những bóng ma mà Danny thấy là thật. Nhưng những gì Jack lẫn Wendy chứng kiến trong khách sạn Overlook chưa chắc đã là sự thật. Vì cả hai đang trải qua biến cố tinh thần tồi tệ, kéo theo đó, là nhận định của người xem cũng lung lay theo.
Cộng hưởng các yếu tố trên lại với nhau, Kubrick giữ được mạch cảm xúc mãnh liệt của phim liên tục mà không để người xem ngơi nghỉ. Ông cố tình dồn mạch phim từ từ lên cao trào và để khán giả cảm nhận được sự điên loạn dần dần của Jack. Kết quả, The Shining có thể không đáng sợ lắm nhưng việc đề cao yếu tố tâm lý khiến 2 tiếng ngồi trải nghiệm bộ phim trở thành màn thách thức thần kinh mãnh liệt mà người xem có dịp được nếm trải.
Nguồn: Quad Cinema
Là bữa tiệc thị giác cũng như tập hợp những kỹ thuật quay phim sáng tạo thời bấy giờ, The Shining vẫn để lại nhiều tiếc nuối. Cụ thể là nguồn gốc của khách sạn Overlook. Việc ông giảm tải yếu tố siêu nhiên phần nào bỏ ngỏ những câu hỏi liên quan đến điểm đến 5 sao này (như việc quyền năng tha hóa ban đầu được các nhân vật ám chỉ đến từ đâu hay việc nó có thể hay không giam giữ linh hồn các nạn nhân), làm cái kết của phim trở nên khó hiểu với nhiều người.
The Shiningcó thể đã cũ, kỹ xảo của phim có thể không thể bì được với những thước phim kinh dị hiện đại, lối diễn xuất có thể cường điệu hơn, nhưng không ai có thể phủ nhận giá trị mà bộ phim đã để lại cho dòng phim kinh dị về cách xây dựng nhân vật và bầu không khí ma quái ám ảnh tác động sâu sắc đến giác quan của người xem. Đó là điều mà không nhiều phim kinh dị hiện đại làm được nữa.
The Shining đã kết thúc số phận của Jack, nhưng nó chỉ là khởi đầu cho Danny Torrance, đứa trẻ sống sót qua cơn loạn trí của cha nhờ vào quyền năng “The Shine” kì lạ cho phép cậu nhìn thấy những viễn cảnh của quá khứ lẫn tương lai .
Sau The Shining, Stephen King tiếp tục câu chuyện của Danny Torrance sau biến cố năm xưa bằng cuốn tiểu thuyết khác cũng hấp dẫn không kém là Doctor Sleep. Bộ phim sắp ra mắt vào tháng 10 năm nay sẽ đưa người xem quay về khách sạn Overlook một thời và đặt Danny vào thế đối đầu trực tiếp vơi bóng ma quá khứ. Đồng thời, bộ phim cũng sẽ đặt dấu chấm hết cho nỗi bi kịch của nhà Torrance.
Giờ đã trưởng thành và sa đà vào chứng nghiện rượu do ám ảnh với sự kiện khủng khiếp thời thơ ấu, Danny (Ewan McGregor) chỉ mong muốn tìm được sự bình yên. Nhưng cuộc chạm trán với cô gái trẻ Abra Stone với quyền năng tương tự đang bị truy lùng bởi giáo phái bí ẩn thôi thúc anh đối mặt với quá khứ để có thể giúp đỡ cô sống sót.
Theo moveek
Fan kinh dị đứng ngồi không yên: Vừa xem xong Gã Hề Ma Quái, lót dép hóng ngay phim mới của "ông tổ" Stephen King
Trailer cuối cùng của bộ phim DOCTOR SLEEP: KÝ ỨC KINH HOÀNG, cũng được chuyển thể từ nguyên tác cùng tên của ông hoàng kinh dị Stephen King.
DOCTOR SLEEP: KÝ ỨC KINH HOÀNG(tựa gốc: DOCTOR SLEEP) là phần hậu truyện của một trong những bộ phim kinh dị xuất sắc nhất mọi thời đại The Shining được phát hành năm 1980. DOCTOR SLEEP: KÝ ỨC KINH HOÀNG lấy bối cảnh sau sự kiện " The Shining" diễn ra, cậu bé Danny cùng mẹ chạy trốn khỏi người cha điên loạn và khách sạn ma ám mang tên Overlook. Giờ đây khi đã trưởng thành, Danny vẫn bị ám ảnh bởi những ký ức xưa cũ. Khả năng ngoại cảm còn sót lại giúp Danny có thể an ủi những người sắp chết, những linh hồn sắp lìa bỏ cõi đời, giúp họ có thể chìm vào giấc ngủ vĩnh hằng, ra đi thật thanh thản. Cũng vì thế, cậu được mệnh danh là "Doctor Sleep".
Nhưng Danny không phải là người duy nhất có khả năng (được gọi là Shining) này. Những người như cậu trở thành mục tiêu săn đuổi của một hội cuồng tín, bắt cóc và ăn thịt các Shining nhằm kiếm tìm sự bất tử. Để bảo vệ bản thân và các shining khác, Danny trở lại khách sạn Overlook, đương đầu với nỗi sợ và quá khứ đầy ám ảnh.
Những hình ảnh quen thuộc làm nên thương hiệu của tượng đài phim kinh dị
Khác với trailer đầu tiên mới chỉ giới thiệu qua loa, trailer thứ hai này thực sự theo chân nhân vật, đưa khán giả trở về những ký ức xưa cũ của khách sạn Overlook. Không chỉ có fan kinh dị mà tín đồ của bộ môn nghệ thuật thứ 7 chắc chắn có thể nhận ra ngay những thước phim mang tính biểu tượng này.
Hình ảnh gợi nhớ đến cảnh phim kinh điển "Here is Johnny" trong The Shining
Linh hồn của cặp song sinh bị chính cha ruột lấy mạng, vất vưởng đeo bám hành lang khách sạn
Dòng chữ REDRUM nổi tiếng (nhìn qua gương sẽ tạo thành MURDER - nghĩa là Tàn sát)
Quý bà trong nhà tắm phòng 237
Cốt truyện kết nối nhưng vẫn độc lập
Dù là hậu truyện nhưng DOCTOR SLEEP: KÝ ỨC KINH HOÀNG có cốt truyện khá độc lập với The Shining. Bộ phim kinh điển năm 1980 xoay quanh khách sạn bị ma ám với một bối cảnh duy nhất. Ở đây, yếu tố kinh dị đến từ những câu chuyện, hình ảnh ma mị, những tình tiết ám ảnh và đặc biệt là diễn xuất của nam diễn viên chính Jack Nicholson.
Cảnh phim "Here is Johnny" kinh điển
Bộ phim mới nhất được chuyển thể từ tiểu thuyết của Stephen King này sẽ khai thác một hành trình tách biệt, đan xen các ký ức cũng như hình ảnh của phần tiền truyện trước đó. Phim giống như một câu chuyện riêng, được xây dựng trong vũ trụ điện ảnh "The Shining". Cũng vì thế, những khán giả chưa có cơ hội xem tác phẩm kinh điển The Shining sẽ không gặp mấy khó khăn khi ra rạp thưởng thức DOCTOR SLEEP: KÝ ỨC KINH HOÀNG vào tháng 11 này.
DOCTOR SLEEP: KÝ ỨC KINH HOÀNG được dự kiến ra mắt vào ngày 08.11.2019 trên toàn thế giới.
Theo 8saigon.vn
Ám ảnh hậu truyện của "The shining" sau 39 năm Phần hậu truyện phim kinh dị kinh điển "The Shining", được chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà văn Stephen King, sắp ra mắt khán giả với tên "Doctor sleep". Đoạn giới thiệu ngắn đầu tiên của tác phẩm này thu hút sự chú ý của đông đảo công chúng. "The Shining" chinh phục khán giả đam mê dòng phim kinh dị cách...