The Remix tưởng nhớ nhạc sĩ Lương Minh
5 nhóm thí sinh cùng thể hiện lại ca khúc “Chiếc lá” của nhạc sĩ thay cho lời tiễn đưa ông.
Trong live show 8 của The Remix, các nhóm thí sinh sẽ cùng nhau thể hiện ca khúc Chiếc lá để tưởng nhớ nhạc sĩ Lương Minh – Phó ban văn nghệ Đài truyền hình Việt Nam (VTV). Đây là một trong những sáng tác đáng chú ý trong sự nghiệp âm nhạc, mang thông điệp ý nghĩa của nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Lương Minh ra đi đột ngột ở tuổi 49 vào ngày 29/2 vừa qua. Trước đó, ông vẫn còn khỏe mạnh và đến chỉ đạo live show 7 của The Remix. Ông giã từ cõi đời khi còn trẻ cùng rất nhiều tâm huyết chưa thực hiện, do đó nhiều đồng nghiệp và khán giả dành cho nhạc sĩ sự xót thương vô hạn.
The Remix tưởng nhớ nhạc sĩ Lương Minh.
Ca sĩ Hương Tràm chia sẻ: “Tôi cũng như các anh chị đồng nghiệp vô cùng tiếc thương trước sự ra đi của nhạc sĩ Lương Minh. Tất cả cùng muốn thành tâm thể hiện một ca khúc do anh sáng tác để tưởng nhớ đến anh”.
Trở lại với live show 8 với chủ đề Kết hợp với khách mời nhí, 5 nhóm thí sinh lần lượt bắt tay cùng các giọng ca của chương trình Giọng hát Việt nhí, trong đó có 3 đầy đủ quán quân của cả 3 mùa.
Soobin Hoàng Sơn cùng Quang Anh mang đến màn trình diễn Sorry theo phong cách hip hop. Không chỉ hát, cả hai còn kết hợp ăn ý phần vũ đạo với nhau.
Maya và “cô bé đu đủ” Thiện Nhân kết hợp qua ca khúc Chuyện tình thảo nguyên của nhạc sĩ Trần Tiến. Bài hát này được producer Javix phối lại trên chất liệu moombahton kết hợp Bollywood.
Thiện Nhân và Hồng Minh hỗ trợ đàn anh đàn chị. Ảnh: Nguyễn Thành
Video đang HOT
“Công chúa tóc mây” Hồng Minh có dịp khoe giọng hát cùng đàn chị Hương Tràm qua nhạc phẩm Mưa bay tháp cổ.
Ngoài ra, Nhã Thy – trò cưng” của Cẩm Ly trong mùa 3 cũng không giấu được sự phấn khởi khi kết hợp cùng Noo Phước Thịnh trong một liên khúc đáng yêu. Trong khi đó, Ngô Kiến Huy cùng “hoàng tử tóc xoăn” – Hoàng Anh thể hiện một sáng tác của Tiên Tiên – Vì tôi còn sống. Tiết mục hứa hẹn sẽ tạo hiệu ứng trong đêm thi tới đây.
Live show 8 của The Remix diễn ra lúc 21h10 chủ nhật (5/3) tại nhà thi đấu Quân khu 7 (TP HCM) và truyền hình trực tiếp trên VTV3.
Theo Zing
Khi bolero hot hơn The Remix
Vài năm trở lại đây, sức sống của bolero một lần nữa được khẳng định qua sự trỗi dậy mạnh mẽ của các chương trình truyền hình về dòng nhạc này.
Bolero vốn được xem như dòng nhạc "quốc hồn quốc túy" của người dân miền Nam. Du nhập vào Việt Nam từ những năm 1950 với tên gọi bình dân như nhạc "sến", nhạc "nước máy", đến nay, nó vẫn có sức sống khá mạnh mẽ và len lỏi khắp nơi từ trong nước đến thị trường hải ngoại. Đối tượng khán giả dành tình cảm cho bolero cũng không có sự phân biệt cụ thể, từ người già, lớp trung niên cho đến sau này cũng được khá nhiều bạn trẻ ủng hộ.
Khi bolero trỗi dậy
Một vài năm trở lại đây, sức sống bolero một lần nữa được khẳng định qua sự đón nhận mạnh mẽ của khán giả với các chương trình truyền hình dành riêng cho thể loại nhạc này. Mở đầu phải kể đến chuỗi Tình khúc vượt thời gian, Sol vàng (VTV 9), Tình ca Việt (THVL)... gây chú ý. Đặc biệt, Tình khúc vượt thời gian và Sol vàng dù được truyền hình trực tiếp trên truyền hình nhưng vẫn lôi kéo lượng khán giả không nhỏ mua vé để đến xem trực tiếp tại nhà hát Hòa Bình (TP HCM).
Ca sĩ Giao Linh hát trong chương trình Sol Vàng của ông vua nhạc sến Vinh Sử chủ đềGõ cửa trái tim. Ảnh: Lê Bá Chánh
Trước thành công này, các nhà tổ chức chương trình truyền hình thực tế cũng không nằm ngoài cuộc. Chương trình tiên phong chính là Solo cùng bolero phát sóng trên THVL1. Ngay trong lần đầu tổ chức, chương trình tạo hiệu ứng vượt ngoài mong đợi, nhất là từ lượng khán giả khu vực miền Nam. Sang mùa 2 vừa tìm ra quán quân đầu năm nay, dù không quá hot như mùa đầu nhưng vẫn đủ sức níu chân khán giả theo dõi hằng đêm.
Một bước ngoặt lớn của bolero chính là lần đầu tiên có chương trình dành riêng cho dòng nhạc này trên truyền hình quốc gia VTV. Đó là Thần tượng Bolero đã phát sóng đến tập thứ 4. Cùng thời điểm phát sóng với chương trình The Remix mùa 2, nhưng Thần tượng Bolero đang dần vượt trội hơn về độ hot cũng như gần gũi với người xem.
Gần đây nhất là cuộc thi Hãy nghe tôi hát, trong đó 6 ca sĩ chuyên nghiệp lần lượt làm mới lại các ca khúc bolero nổi tiếng của Ngọc Sơn, Giao Linh, Thái Châu, Phi Nhung...
Thần tượng Bolero - chương trình đầu tiên về nhạc phát sóng trên sóng VTV3. Ảnh: Lý Võ Phú Hưng
Và hiệu ứng từ các chương trình truyền hình dường như đã lan tỏa tới cả sân khấu biểu diễn và các sản phẩm ghi âm.
Ca sĩ Mạnh Quỳnh trước đây từng vài lần về nước biểu diễn nhưng quy mô các đêm diễn vừa phải, không để lại quá nhiều dư âm thì vào tháng 4 sắp tới, nam ca sĩ hải ngoại sẽ tổ chức một đêm nhạc riêng tại nhà hát Hòa Bình để kỷ niệm 20 năm ca hát. Anh nhấn mạnh chủ yếu thời lượng của chương trình sẽ dành cho nhạc bolero trữ tình quê hương.
Một trường hợp khác là Chế Linh. Ông bầu Hùng Tiến - người chịu trách nhiệm tất cả các show diễn của danh ca này tại Việt Nam cho biết trong vòng gần 5 năm kể từ ngày Chế Linh chính thức được về nước trình diễn, ông đã thực hiện hơn 100 show khắp các thành phố lớn, tỉnh thành trải dài từ Nam ra Bắc. Đặc biệt, show nào cũng cháy vé cũng như nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả. Nhiều người nói đùa với nhau rằng những ca sĩ trẻ đang hot nhất thời điểm này chẳng ai làm được như cụ ông gần 75 tuổi này.
Các show diễn của Chế Linh tại Việt Nam luôn cháy vé. Ảnh: Ái Vân
Hay như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, anh được xem như một trong những ca sĩ có công mang bolero đến gần hơn với lớp khán giả sau này. Nhưng nhiều năm qua, nam ca sĩ vẫn chưa mạnh dạn tổ chức một đêm nhạc bolero. Mãi cho đến đầu năm nay, Mr. Đàm mới quyết định thực hiện live show dành phần lớn cho bolero trữ tình.
Trong live show riêng Ô cửa màu xanh diễn ra vào đầu năm nay, ca sĩ Mỹ Tâm, người vốn không sở trường với bolero nhưng cũng gây bất ngờ khi "thử lòng" khán giả bằng chùm ca khúc "sến" nổi tiếng. Khách quan mà đánh giá, giọng hát của cô còn cứng, cách luyến láy cũng chưa đạt được độ mùi mẫn. Tuy nhiên, nhờ thể nghiệm này mà nhiều fan của nữ ca sĩ vốn phần lớn là người trẻ, hiện đại cũng dần biết đến và tìm nghe những ca khúc mà trước đây, họ thường mặc định "chỉ là nhạc cho người già".
Rất nhiều ca sĩ trước đây theo đuổi dòng nhạc trẻ nhưng tìm bắt đầu tìm hiểu các album bolero như Phương Thanh, Quách Tuấn Du, Phan Đinh Tùng... Trong đó, một vài các tên được khán giả đón nhận khi chuyển hướng có thể kể đến Lệ Quyên, Cẩm Ly hoặc Đàm Vĩnh Hưng.
Vì sao bolero hot hơn The Remix?
Lý giải về sức sống lâu bền của bolero, nữ danh ca Phương Dung - một trong những giọng hát gắn liền với bolero thời kỳ đầu tâm sự: "Nếu ví ca khúc bolero là một câu chuyện thì người nhạc sĩ chính là vai chính. Từng lời hát, nốt nhạc là tất cả tâm tư, tình cảm của họ". Chính từ những tâm sự có thật đó, người nghe cũng cảm thấy sự đồng điệu hay thậm chí là tìm thấy chính mình trong bài hát. Bên cạnh đó, nhạc "sến" đi vào lòng người còn nhờ ca từ giản dị, giai điệu dễ tạo cảm xúc.
Bolero là bình dân nhưng cũng vì thế mà sức sống của bolero bền vững. Bolero ra đời từ chính đời sống của con người Việt. Điều đó lý giải tại sao trong sự lên ngôi rồi thay phiên nhau tắt ngấm của nhiều dòng nhạc trẻ từ pop mang âm hưởng Hong Kong vào thập niên 1990 - 2000, nhạc Nhật, Hàn Quốc cho đến gần đây nhất là xu hướng EDM (nhạc điện tử), bolero vẫn có chỗ đứng riêng.
"Nhạn trắng Gò Công" Phương Dung cho biết bà vẫn chưa ấn tượng với giọng ca bolero nào đủ sức kế thừa lớp đầu tiên. Ảnh: Lê Bá Chánh
Nhưng sự "nóng lại" của bolero cũng kéo theo mối lo về một trào lưu không bền vững khi nhiều giọng ca trẻ tìm đến dòng nhạc này như một cách để chiều lòng khán giả, kiếm tiền, chạy show thay vì đầu tư tìm hiểu nghiêm túc về dòng nhạc.
Danh ca Phương Dung thẳng thắn chia sẻ đến nay, bà vẫn chưa thật sự tìm ra một giọng hát bolero có thể kế thừa những lớp ca sĩ đầu tiên.
"Ngày xưa vào thời của chúng tôi, khi nhạc sĩ sáng tác một ca khúc họ thường nhắm trước một ca sĩ, sau đó còn lên nhà để ngồi tâm sự, kể lại câu chuyện phía sau mỗi ca khúc. Còn ngày nay, các em không quá chú trọng cũng không có cơ hội được sống trong thời gian đó để có thể thấm thía nỗi lòng của người sáng tác. Do đó tôi thấy một vài em có giọng tốt nhưng không thể chuyên chở được tình cảm, tâm tình của tác giả. Phải đam mê, chứ nói yêu thích bolero cũng chưa đủ".
Không bác bỏ việc bolero cần phải thay đổi để trở nên tươi mới, gần gũi với giới trẻ, nhưng giọng ca Nỗi buồn gác trọ nhấn mạnh: "Làm gì thì làm, vẫn phải giữ được phần hồn, cái chất nguyên thủy của người nhạc sĩ. Nếu nắm bắt được điều này họ sẽ thành công nhiều hơn. Đặc biệt, hát bolero không được quên lời và phải nhớ cả tác giả".
Đồng tình với ý kiến trên, danh ca Chế Linh cũng chia sẻ nhiều trường hợp thể hiện các ca khúc có nội dung chia ly, đau khổ nhưng người ca sĩ khi trình diễn lại hay cười. Hoặc có tiết mục hát nhạc buồn nhưng lại dàn dựng có cảnh vũ đoàn nhảy múa tưng bừng. Ông khẳng định: "Như vậy là mất chất!"
Ví bolero như một huyền thoại âm nhạc, ca sĩ Phương Dung đặt niềm tin dòng nhạc này sẽ bất tử. Tuy nhiên, bà cho biết thêm những ca khúc bolero được hát tại Việt Nam hiện chỉ chiếm khoảng 25% trong kho tàng dòng nhạc này. Nếu nhiều ca khúc được lưu hành và thể hiện hơn, chắc chắn bolero sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn thời điểm hiện tại.
Theo Zing
Những kỷ niệm khó quên về nhạc sĩ Lương Minh Nhạc sĩ Lương Minh đột ngột qua đời vào đêm 28/2 ở tuổi 49 khiến cho nhiều nghệ sĩ, đồng nghiệp bất ngờ và tiếc nuối. Nhạc sĩ Lương Minh tên thật là: Lương Ngọc Minh - sinh ngày 28/7/1967 tại Hà Nội. Nhạc sĩ Lương Minh sinh trưởng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, bố là nhạc sĩ, liệt sĩ...