The Phoenix Garden và những giá trị “triệu đô”
Với mức giá từ 5 tỷ đồng/căn biệt thự, The Phoenix Garden đang sở hữu nhiều ưu điểm được các chuyên gia nhận định sẽ mang đến giá trị triệu đô trong tương lai.
Sở hữu hệ thống hạ tầng &’triệu đô”
Với quan niệm ở đâu hình thành các tuyến đường thì khu vực đó sẽ phát triển đa ngành nghề, trong số đó, bất động sản là một trong những ngành đi đầu xu hướng của hạ tầng. Ví dụ điển hình cho dẫn chứng đó là quy hoạch mở rộng các tuyến đường huyết mạch khu vực phía Tây Hà Nội đã tạo một đòn bẩy mạnh mẽ cho các chủ đầu tư lớn phát triển những dự án mang lớn.
Trong những năm vừa qua, khu vực phía Tây Thủ đô đang có một màn “lột xác” ngoạn mục. Đây là kết quả của từ việc quy hoạch kết nối giao thông giữa các tỉnh lân cận vào trung tâm như: Tuyến đường sắt trên cao Nhổn – Ga Hà Nội, vành đai 3,5 và cầu Thượng Cát; Quốc lộ 70 nối từ Nhổn tới Đại lộ Thăng Long,…
Và đặc biệt, UBND Hà Nội đã đồng ý chủ trương cho phép Hà Nội triển khai dự án đường Tây Thăng Long rộng 60m kết nối khu vực Tây Tây Hồ và phía Bắc Cầu Thăng Long với khu đô thị Sơn Tây chạy qua địa phận Đan Phượng. Theo nhận định các chuyên gia, điều này sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản khu vực. Nhất là đối với các dự án đã và đang nhận được sự quan tâm của khách hàng như: Wespoint Nam 32, The Phoenix Garden.
Dự án The Phoenix Garden cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 phút lái xe, tọa lạc tại thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng đang là dự án vàng sở hữu hệ thống hạ tầng nghìn tỷ tại khu vực phía Thủ đô.
Cuộc sống mang chuẩn mực “triệu đô”
Được xây dựng và phát triển theo mô hình sống kiểu mới giữa Hà Nội, khu đô thị The Phoenix Garden là sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên, con người và kiến trúc tân cổ điển. Tại đây, sự kết hợp xen kẽ giữa tổ ấm và không gian xanh mát sẽ mang đến cho con người một cảm giác thư thái sau một ngày làm việc mệt mỏi.
Video đang HOT
Cư dân The Phoenix Garden sẽ tận hưởng cuộc sống viên mãn không chỉ với không gian thoáng đãng, không khí trong lành mà cư dân còn được tận hưởng hệ thống tiện ích sang trọng và hiện đại như: Khu khách sạn cao cấp và nhà hàng trên đồi mang nét độc đáo, Khu thể thao, giải trí gồm hệ thống bể bơi, spa,… Khu nhà trẻ mẫu giáo với khu vui chơi trẻ em rộng lớn, Khu trung tâm thương mại theo chuẩn quốc tế… cùng dịch vụ quản lý vận hành chuyên nghiệp sẽ đáp ứng mọi nhu cầu và sở thích của cư dân.
Không gian sống vàng chuẩn mực cuộc sống sang.
Ngoài ra, với bàn tay khéo léo của các kiến trúc sư đã tạo nên các căn biệt thự với phong cách kiến trúc “vườn trong phố” được thiết kế không gian sân vườn riêng biệt, nằm ẩn hiện dưới các đồi thông thơ mộng, các khu công viên nội khu, kênh đào xuyên suốt dự án và đan xen những mảnh vườn xanh mát, những thảm cỏ hoa rực rỡ bốn mùa. Các căn biệt thiết kế độc đáo thự nằm trên các quả đồi tạo thành một khung cảnh sẽ chạm đến mọi cảm xúc của chủ nhân.
Điều đặc biệt quan trọng khiến Phoenix chứa đựng sự khác biệt so với các dự án cùng phân khúc là ngôi Chùa Đại Từ Ân với diện tích 19.275. Đây cũng là nét văn hóa tâm linh đặc sắc của The Phoenix Garden so với các khu đô thị mới trong khu vực.
Tầm nhìn triệu đô
Để đảm bảo việc đầu tư bất động sản an toàn và sinh lời hiệu quả, nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn phương án mua nhà rồi cho thuê truyền thống với thời hạn 1 – 2 năm. Vài năm trở lại đây, nhiều phương án đầu tư mới nổi lên là đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng với biệt thự nghỉ dưỡng và condotel. Trong đó phải kể đến homestay, một hình thức đầu tư xuất hiện muộn nhất nhưng đã trở thành xu hướng và được nhiều nhà đầu tư rót vốn. Với sự phát triển của hạ tầng và nhu cầu của khu vực, The Phoenix Garden có thể trở thành một trong những homestay có giá trị nhất tại khu vực phía Tây cho những người yêu thích môi trường sống trong lành và hiện đại nơi đây.
Với những giá trị triệu đô từ hạ tầng giao thông, không gian sống, The Phoenix Garden trở thành tâm điểm của khu đô thị phía Tây Hà Nội – một trong những nơi sống xứng tầm cho con người.
Theo Trí thức trẻ
Cách nào để cư dân 'biệt thự triệu đô' Hà Nội vượt mưa lũ?
Để xóa bỏ "rốn ngập" tại khu đô thị (KĐT) Lê Trọng Tấn (huyện Hoài Đức), phương án hiệu quả nhất được đưa ra là đặt trạm bơm cưỡng bức, đủ công suất tại kênh đấu nối ra sông Cầu Ngà. Tuy nhiên, để thực hiện được phương án này, cần có sự vào cuộc của các sở, ngành, quận, huyện liên quan.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó Giám đốc BQL Dự án KĐT mới Lê Trọng Tấn Geleximco cho biết, từ năm 2016 đến nay cứ đến mùa mưa bão lại xảy ra tình trạng ngập tại nút giao đường Lê Trọng Tấn với đường gom đại lộ Thăng Long, trong đó khu A KĐT Lê Trọng Tấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nguyên nhân do trước đây nước mưa được điều hòa xung quanh, đến khi các KĐT mới lân cận hoàn thành do chênh lệch cốt nền, nước mưa chảy về khu A KĐT Lê Trọng Tấn và dồn ra kênh đất Liên tỉnh, đổ ra sông Cầu Ngà. Tuy nhiên, lượng nước lớn khiến lượng nước thoát đi rất chậm. Nhất là khi nước sông Cầu Ngà cao thì nước không thoát đi đâu được.
Tháng 5/2017, đơn vị đã xây dựng trạm bơm tiêu úng với 3 máy tổng công suất 4.500m3/h đặt tại phần tiếp giáp với kênh đất Liên tỉnh. Tuy nhiên, phương án này sẽ không tác dụng khi nước sông Cầu Ngà lên cao.
Từ năm 2016, khu A KĐT Lê Trọng Tấn thường xuyên bị ngập nặng. Lý do là cốt nền của KĐT này bằng đường Lê Trọng Tấn, nhưng lại thấp hơn tất cả các KĐT xây dựng sau này.
Đại diện CĐT KĐT Nam An Khánh (SUDICO) cho biết thêm, điểm ngập úng ngã 3 đường Lê Trọng Tấn - đại lộ Thăng Long cũng khiến cho hàng nghìn cư dân tại KĐT Nam An Khánh bị ảnh hưởng. Đơn vị đã phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, nạo vét các kênh tiêu nước nhưng không mang lại hiệu quả cao. "Nếu không có giải pháp lâu dài thì người dân vẫn phải sống chung với lũ mỗi khi mưa to", vị này cho hay.
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Hoàng Trường, Phó chủ tịch UBND huyện Hoài Đức nhìn nhận, hiện nay các KĐT mới xung quanh như: KĐT Bảo Sơn; khu vực trước cổng đô thị Nam An Khánh Sudico, khu đô thị Lê Trọng Tấn - Geleximco, khu đường gom Láng - Hòa Lạc,... mỗi khi mưa xuống nước đều đổ dồn không tiêu thoát kịp nên xảy ra ngập úng nghiêm trọng.
Việc ngập lụt ở đây không phải do CĐT làm sai quy hoạch. Thực tế, KĐT Nam An Khánh vẫn còn một hồ điều hòa chưa làm nhưng thực ra hồ điều hòa cách xa điểm ngập. Hơn nữa, hồ điều hòa nằm ở thượng lưu, hướng chảy đang chảy từ hồ điều hòa xuống điểm ngập nên hầu như không có tác dụng thoát nước cho khu vực. "Sau khi rà soát toàn bộ quy hoạch, chỉ có giải pháp xây dựng lắp máy bơm cưỡng bức mới có thể thoát nước lâu dài cho khu vực này", ông Trường nhận định.
Lãnh đạo huyện lý giải, thoát nước ở KĐT Lê Trọng Tấn có 3 hướng: Một là đi xuống An Thượng qua kênh S0; Hai là qua kênh T3 qua Chùa Tổng; Thứ ba là qua kênh Đồng Tép và kênh Liên tỉnh rồi đổ ra sông Cầu Ngà. Đối với hướng đầu tiên qua kênh S0 đã được huyện phối hợp nạo vét thường xuyên, khơi thông dòng chảy. Tuy nhiên, hiện trạng lòng mương nhỏ hẹp, sau khi khơi thông chỉ giúp tiêu thoát được khoảng 20% lượng nước mưa.
Phương án hút nước qua kênh Đồng Tép và kênh Liên tỉnh rồi đổ ra sông Cầu Ngà được cho là tối ưu nhất, giải quyết được "rốn ngập". Vị trí đặt máy bơm là điểm màu cam trên bản đồ.
Với hướng thoát nước qua Chùa Tổng, Thành phố đã có chủ trương nạo vét cuối tuyến. Tuy nhiên, đường thoát đi qua KĐT gặp vấn đề vì cốt ống cao hơn cả ống thượng lưu lẫn hạ lưu. Ngoài ra, sau khi đi kiểm tra, nhiều đoạn vỡ nắp, cát sỏi tràn xuống, gây tắc nghẽn ống cống. Một điểm hạn chế nữa của ống cống này là đi lòng vòng, qua nhiều kênh cũ dân sinh, nên khả năng thoát nước không cao.
Phương án thoát nước qua kênh Đồng Tép và kênh Liên tỉnh đang được đánh giá là hiệu quả nhất. "Nếu đặt được trạm bơm cưỡng bức, đủ công suất vào đó thì là phương án tối ưu, sẽ xóa bỏ được điểm đen úng ngập. Tuy nhiên để thực hiện được phương án này cần sự phối hợp của các sở ngành tham mưu cho thành phố xem xét. Bởi còn liên quan dến quy hoạch trạm bơm tiêu trên địa bàn", ông Trường nói. Theo các chuyên gia, chỉ cần một trạm bơm 5 máy công suất 10.000m3/giờ là có thể giải quyết cơ bản úng ngập cho khu vực này. Khoản đầu tư 10 tỷ đồng xây dựng trạm bơm để hỗ trợ người dân vùng ảnh hưởng này cần sớm được triển khai thực hiện.
Đồng tình với phương án đặt trạm bơm công suất lớn, đại diện Xí nghiệp đầu tư phát triển thủy lợi Đan Hoài cho biết, mặc dù hệ thống thoát nước đã được bàn giao cho Xí nghiệp thoát nước số 6 (Cty TNHH MTV thoát nước Hà Nội), Xí nghiệp thủy lợi Đan Hoài vẫn phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng để giải quyết ngập lụt tại KĐT trên. Theo kinh nghiệm của đơn vị lâu năm khảo sát về các kênh, mương thoát nước tại đây, đại diện Xí nghiệp cũng khẳng định: "Chỉ có đặt máy bơm thoát nước qua kênh Đồng Tép và kênh Liên Tỉnh, đóng cửa phai và bơm cưỡng bức ra sông thì mới thoát ngập được cho KĐT Geleximco".
Theo Trí thức trẻ
Trần Hoàng
Tiền Phong
Lộ danh sách 38 dự án chậm triển khai trên "đất vàng" Hà Nội bị thu hồi Trong số các doanh nghiệp có dự án bị UBND Hà Nội thu hồi trong giai đoạn 2012-2017 có thể kể đến những cái tên đáng chú ý như Công ty Lã Vọng, Cty cổ phần đầu tư phát triển Contrexim, Cty triển đô thị UDPI.... Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội vừa có báo cáo số 57 về Kết quả...