Thế nào là hôn nhân hạnh phúc – dù có gia đình hay chưa bạn cũng nên đọc
Đa phần mọi người đều cho rằng, tình yêu và sự hòa hợp trong chuyện chăn gối là chìa khoá giữ gìn hôn nhân hạnh phúc. Nhưng thực tế không chỉ có vậy, để hôn nhân bền lâu bạn cần nhiều hơn thế.
Chấp nhận cuộc sống có lúc thăng trầm
Hôn nhân là cùng nhau đi trên một chặng đường dài, sẽ khó tránh khỏi những lúc bạn cảm thấy không hài lòng với “người đồng hành” của mình. Là hoang đường nếu nghĩ rằng bạn và bạn đời sẽ luôn thấu hiểu, hạnh phúc suốt cuộc đời.
Vẫn gần nhau những lúc trục trặc
Điều quan trọng là vào những thời điểm hôn nhân trục trặc, cả hai vẫn phải kết nối, tôn trọng nhau và không bao giờ đem chuyện ly hôn ra dọa nhau.
Cả hai phải luôn ý thức rằng cần tìm cách vượt qua quãng thời gian khó khăn, như vậy sẽ kéo vợ chồng gần nhau trở lại.
Hôn nhân là chuyển động và thích nghi
Theo thời gian, ai rồi cũng sẽ thay đổi. Hôn nhân bền vững khi bạn linh hoạt và thích nghi nhanh với mọi hoàn cảnh, mọi sự thay đổi.
Nếu kỳ vọng mối quan hệ của bạn với bạn đời sẽ mãi như hồi 20 tuổi thì đó là cuộc hôn nhân tù túng, ngột ngạt và nhàm chán. Thay đổi không phải là mối đe dọa đối với hạnh phúc mà là cơ hội để cuộc hôn nhân của bạn trở nên thú vị hơn.
Video đang HOT
Trò chuyện và chia sẻ
Các cặp đôi là những người có khả năng chia sẻ cảm xúc với nhau, trò chuyện về những chủ đề khó nói với tâm thế cùng nhau giải quyết. Dù bạn hay bạn đời phạm phải sai lầm lớn thì cả hai vẫn phải ngồi lại trò chuyện với nhau để tìm cách hòa giải.
Luôn luôn hôn lúc gặp nhau hay tạm biệt
Đây là một cách kết nối thể xác và cảm xúc, như một lời nhắc nhở về sự gắn bó giữa hai vợ chồng. Hãy biến nó thành một thói quen và thậm chí có thể người này chủ động hôn rồi người kia lại hôn lại một lần nữa.
Gọi điện, nhắn tin hoặc gửi email cho nhau ít nhất một lần mỗi ngày
Như thế, vợ chồng bạn có thể cho nhau biết ngày hôm đó đang diễn ra như thế nào với mình. Cả hai cũng có thể nói về những nhu cầu của mình trong buổi tối và lên kế hoạch chung với nhau.
Có ít nhất 5 phút nói chuyện mà không bị ngắt quãng
Hôn nhân đòi hỏi phải có giao tiếp. Hãy tắt ti vi, đặt điện thoại, iPad sang một bên và trò chuyện. Điều này có thể khó khăn đối với những cặp vợ chồng đang nuôi con nhỏ, nhưng bạn vẫn có cách để cuộc nói chuyện diễn ra. Những người ngoại tình đều có thể sắp xếp để đi với tình nhân dù họ có bận rộn đến đâu, vì thế đương nhiên là bạn đủ khả năng để dành thời gian cho người bạn đời của mình.
Ôm nhau ít nhất 30 giây mỗi ngày
Trước khi bạn đi làm hoặc sau khi bạn trở về nhà, hay trước khi đi ngủ, một cái ôm chặt sẽ nhắc nhở cơ thể, trái tim và tâm trí bạn đang gắn bó thân thiết với người kia. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ôm có thể làm giảm huyết áp nhưng nó cũng có thể kết nối những người ôm nhau với nhau. Va chạm thân thể nên được thực hiện nhiều hơn quan hệ tình dục. Bằng cách ôm chân thành mỗi ngày, mỗi người đều có thấy mình được yêu thương hơn và có giá trị với người kia hơn.
Theo Phunutoday
Việc làm của tôi đã khiến tôi vô cùng xấu hổ với em dâu
Trong suốt 5 năm về chung sống cùng chồng, tôi vô cùng ghét cô em dâu lúc nào cũng luôn tỏ ra khôn khéo với bố mẹ chồng trước mặt tôi. Thế nhưng...
Những ngày qua, tôi vô cùng xấu hổ, tôi thậm chí không dám đối mặt với người em dâu của mình. Bởi lẽ, tôi đã từng giận em thậm chí hận em một cách vô cớ để rồi khi nhận ra mọi việc em làm tôi lại thấy xấu hổ vô cùng.
Con gái lớn lấy chồng, về gia đình nhà chồng thì mọi cách sinh hoạt phải dần thích nghi, thay đổi cho phù hợp và tôi cũng không phải là ngoại lệ. Năm 24 tuổi cũng như bao cô gái ở độ tuổi xuân thì tôi lên xe hoa trong sự chúc phúc của họ hàng, làng xóm.
Vì được nuông chiều từ nhỏ nên mọi việc vặt trong gia đình tôi đều không phải làm, cho đến khi lấy chồng về nhà chồng rồi tôi mới phải học làm hết tất cả. Ban đầu tôi không quen làm nên rất hay cằn nhằn với chồng. Biết tôi không thích làm việc nhà, bố mẹ chồng lại là người ở quê vì thế không hài lòng về tôi.
Trái ngược với tôi, cô em dâu kém tôi 2 tuổi nhưng về làm dâu sớm hơn tôi 2 năm lúc nào cũng luôn tỏ ra mình là người khéo léo trước mặt bố mẹ chồng. Tôi nhận thấy bố mẹ chồng tôi rất quý em, họ thể hiện điều đó ra mặt.
Không những vậy, cô em dâu này mỗi lần nhà có cỗ bàn, cơm nước rất hay chạy việc đủ thứ rồi còn chỉ bảo tôi phải làm cái này, làm cái kia. Mặc dù ấm ức, nhưng tôi vẫn phải làm vì nhà chỉ có hai chị em dâu để họ hàng, làng xóm nhìn vào lại chẳng ra thể thống gì.
Đọc những dòng tâm sự của em dâu, nước mắt tôi cứ rưng rưng (Ảnh minh họa).
Vì nhà của bố mẹ chồng tôi cũng rộng lại có mỗi hai anh em nên bố mẹ ngỏ ý muốn cả hai vợ chồng chúng tôi đều ở cùng nhau lâu dài. Bố chồng tôi giải thích: "Nhà neo người nên bố muốn chúng ta sống cùng một gia đình phòng khi ốm đau, bệnh tật còn có người mà dựa vào". Chồng tôi không dám cãi lại lời cha mẹ nên đành nghe theo.
Còn về phần em dâu, chưa dừng lại ở phần thể hiện chỉ bảo, ra mặt với tôi mà thi thoảng tôi ra ngoài và về bất chợt thì lại thấy em đang nói thều thào gì đó với mẹ chồng. Trong những câu nói thì thào đó, tôi nghe thấy tên mình. Đọc những dòng tâm sự của em dâu, nước mắt tôi cứ rưng rưng
Dù rất tò mò, thế nhưng tôi cũng không dám hỏi mà âm thầm quan sát xem cô em dâu còn định giở trò gì trong căn nhà này. Mặc dù em về làm dâu trước tôi nhưng tôi là dâu trưởng thì em ấy cũng phải thông qua tôi một tiếng mới phải.
Khó chịu, tôi than phiền với chồng, chồng tôi không những đứng về phía tôi mà ngược lại còn nói tôi đa nghi, đừng làm to chuyện sứt mẻ tình chị em trong nhà.
Hơn 1 năm sau ngày về làm dâu, gia đình tôi vui mừng đón con trai đầu lòng. Vì em dâu có kinh nghiệm sinh con trước nên dường như việc chăm sóc con tôi rất nhàn. Thứ gì em cũng chỉ bảo ngay cả chuyện kiêng cữ của phụ nữ sau sinh.
Có đôi lúc tôi cứ nghĩ em ấy như mẹ của mình vậy. Tôi vẫn giữ nguyên quan điểm là không thích em dâu thậm chí có đôi lần còn mắng em trước mặt mẹ chồng "Chị tự làm được em không cần xía vào", "Em có vẻ kinh nghiệm nhỉ", "Lẽ ra em nên làm chị mới đúng",...
Rồi một hôm, vào đúng ngày sinh nhật lần thứ 27 của tôi. Em dâu đã dành tặng tôi một món quà bất ngờ và đối với tôi nó vô cùng ý nghĩa, quý giá hơn bất cứ thứ gì mà cho đến bây giờ tôi vẫn luôn giữ và trân trọng. Đó là cuốn nhật ký kèm theo đó là những khoảnh khắc từ những ngày đầu tôi chân ướt chân ráo về làm dâu.
Tôi không biết em đã chụp tôi từ lúc nào, chỉ biết cuốn nhật ký đó ghi từng ngày, rồi có cả những hành động của tôi với em. Cùng với đó là những dòng em dâu tôi viết: "Gửi chị! Người xa lạ nhưng chúng ta lại trở thành chị em trong cùng một gia đình. Em biết chị đã từng rất ghét em ra vẻ ta đây trong nhà, em cũng biết chị rất được bố mẹ nuông chiều nhưng chị à, khi đã quyết định lấy chồng là phải biết chấp nhận làm mọi việc, không thì chồng con mình sẽ khổ. Chẳng nhẽ chị cứ cho các con hay chồng của mình ăn cơm tiệm mãi?
Đó là lý do vì sao em lại hỗ trợ chị tất cả công việc nhà. Mình không làm sẽ lại bị đem ra so sánh, bàn tán vì ở quê là vậy. Mọi việc em làm hay mẹ chồng chỉ bảo là muốn tốt cho chị mà thôi không có ý hạch sách như chị nghĩ đâu".
Đọc được những dòng này, ngẫm về những chuyện đã qua tôi mới thấm thía những gì em nói là thật lòng. Từ một người không biết nấu ăn, giặt giũ... tôi đã làm rất thành thạo thậm chí làm rất tốt. Tôi vô cùng xấu hổ khi đã trách nhầm em dâu bấy lâu.
Thanh Thúy (Hà Nam)
Tôi thấy bản thân vô dụng khi mãi không thích nghi được cuộc sống Tôi quê miền Trung, sống mãi ngoài Bắc mà chưa thích ứng được, bản thân lại không giỏi, đồng thời suy nghĩ tiêu cực nữa. Ảnh minh họa Tôi 22 tuổi, sinh ra ở miền Trung, đang học ở miền Bắc. Tôi là con út trong gia đình, các anh chị đều đi làm. Giờ tôi cảm thấy vô cùng bế tắc, chán...