Thế lưỡng nan của Tổng thống Biden về đáp trả vụ tấn công ở Jordan
Chuyên gia quân sự hàng đầu của Israel nhận định về thế khó trong phản ứng của Tổng thổng Biden liên quan đến vụ tấn công lực lượng Mỹ ở Jordan, đồng thời dự báo kịch bản đáp trả.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của cựu Đại tá Eldad Shavit, từng phục vụ trong lực lượng tình báo quân đội và Văn phòng Thủ tướng của Israe, hiện là nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia Israel (INSS) ngày 29/1, cuộc xung đột đang diễn ra giữa Mỹ với các nhóm vũ trang ở Iraq và Syria đang xấu đi đáng kể với cuộc tấn công nhằm vào căn cứ al-Tanf của Mỹ ở Jordan. Cuộc tấn công bằng máy bay không người lái này vào căn cứ ở phía Đông Đắc Jordan đã khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng và vài chục người bị thương.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Israel-Hamas ở Dải Gaza, các nhóm vũ trang trong khu vực đã thực hiện hơn 150 cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Mỹ và để đáp trả, Washington đã thực hiện một loạt cuộc không kích. Trong một thông báo đặc biệt, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cáo buộc lực lượng dân quân thân Iran về hành động tấn công mới nhất và tuyên bố sẽ phản ứng mạnh mẽ.
Nhưng ông Shavit cho rằng vụ 3 lính Mỹ thiệt mạng ở Jordan làm tăng thêm tình thế tiến thoái lưỡng nan mà chính quyền Biden phải đối mặt kể từ đầu tháng 10 năm ngoái liên quan đến phản ứng của họ trước các cuộc tấn công đang diễn ra của các nhóm vũ trang ở vùng Vịnh. Cho đến nay, mặc dù các tuyên bố của chính quyền Mỹ đã nhiều lần đề cập rằng “Iran chỉ đạo và hỗ trợ các hoạt động nhằm vào các mục tiêu của Mỹ”, nhưng Mỹ vẫn kiềm chế không đáp trả trực tiếp với Iran.
Theo ông Shavit, một mặt, mong muốn của chính quyền Biden là không bị lôi kéo vào một cuộc đối đầu trực tiếp với Iran vẫn không thay đổi. Mặt khác, độ tin cậy trong khả năng răn đe của Mỹ đang bị thử thách và có mối lo ngại ngày càng tăng rằng việc thể hiện sự yếu kém sẽ khuyến khích leo thang hành động chống lại các mục tiêu của Mỹ.
Video đang HOT
Trong khi đó, xung đột ngày càng tồi tệ cũng làm gia tăng lời kêu gọi ở Iraq yêu cầu Mỹ rút lực lượng khỏi lãnh thổ nước này. Tiếp đó là những áp lực chính trị trong nước của Mỹ trong năm bầu cử. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lợi dụng sự kiện này để chỉ trích Tổng thống Biden và lời kêu gọi của các nghị sĩ diều hâu Mỹ đòi đáp trả trực tiếp nhằm vào Iran ngày càng gia tăng. Đương nhiên, Tổng thống Biden không muốn bị coi là một nhà lãnh đạo yếu kém, nhưng ông cũng nhận thấy rằng việc tham gia vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông sẽ gây tổn hại cho tham vọng chính trị của mình.
Chuyên gia Shavit dự báo, Mỹ có thể sẽ đáp trả cuộc tấn công mới nhất, có lẽ với cường độ lớn hơn những phản ứng của họ từ trước cho đến nay. Nhưng ngoài một cuộc tấn công quy mô và cường độ lớn nhằm vào các mục tiêu có liên hệ trực tiếp với nhóm đã thừa nhận thực hiện vụ tấn công lực lượng Mỹ ở Jordan, rất khó có khả năng các mục tiêu bên trong lãnh thổ Iran sẽ bị tấn công.
Tuy nhiên, ông Shavit lưu ý không loại trừ khả năng Mỹ sẽ tấn công các mục tiêu của Iran và nằm bên ngoài lãnh thổ của nước này ( trên biển hoặc ở Iraq/Syria). Trong mọi trường hợp, nhiều khả năng xung đột giữa hai bên sẽ không dừng lại và nguy cơ bạo lực lan rộng hơn ở vùng Vịnh có thể gia tăng.
Mỹ tính khả năng trì hoãn gửi vũ khí để gây áp lực với Thủ tướng Israel
Kênh NBC dẫn các nguồn tin cho biết Mỹ đang thảo luận về khả năng trì hoãn giao vũ khí cho Israel, nhằm thuyết phục Thủ tướng Benjamin Netanyahu nghe theo lời kêu gọi lâu nay là giảm quy mô cuộc tấn công quân sự ở Dải Gaza.
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo chỉ đạo của Nhà Trắng, Lầu Năm Góc đang xem xét sử dụng loại vũ khí nào mà Israel yêu cầu để làm đòn bẩy. Các nguồn tin cho biết chưa có quyết định nào về vấn đề này.
Trong khi đó, các quan chức Israel tiếp tục yêu cầu Mỹ cung cấp thêm vũ khí, trong đó có cả bom cỡ lớn, đạn dược và hệ thống phòng không.
Sau nhiều tuần đề nghị riêng mà không mang lại kết quả như mong muốn, Mỹ đang xem xét trì hoãn hoặc tạm dừng giao vũ khí với hy vọng rằng làm như vậy sẽ khiến Israel hành động, ví dụ như mở hành lang nhân đạo để cung cấp thêm hàng hóa viện trợ cho dân thường Palestine.
Trong số các loại vũ khí mà Mỹ đã thảo luận sử dụng để làm đòn bẩy là đạn pháo 155 mm và bom tấn công trực tiếp hỗn hợp (JDAM). JDAM là những bộ dẫn đường để chuyển bom thường thành bom dẫn đường chính xác. Mỹ có thể sẽ tiếp tục cung cấp JDAM để giúp Israel tấn công chính xác hơn.
Mỹ có thể cũng không trì hoãn cung cấp hệ thống phòng không cũng như các hệ thống khác vì các hệ thống này bảo vệ dân thường và cơ sở hạ tầng của Israel khỏi bị tấn công. Do đó, chính quyền Mỹ đang tập trung vào các thiết bị quân sự tấn công để xem xét những loại nào họ có thể giữ lại hoặc trì hoãn giao cho Israel.
Các quan chức Mỹ cũng đã thảo luận về cung cấp cho chính phủ Israel nhiều loại vũ khí mà họ yêu cầu để Israel có động lực thực hiện một số bước theo đề nghị của Mỹ.
Những nỗ lực này được đưa ra sau nhiều tuần Tổng thống Joe Biden và nhóm an ninh quốc gia không thuyết phục được ông Netanyahu và các quan chức Israel thay đổi đáng kể chiến thuật ở Gaza, cũng như thực hiện nhiều bước hơn để giảm thiểu thương vong cho dân thường.
Nỗ lực này đánh dấu thay đổi tiềm tàng trong cách tiếp cận của ông Biden khi không chỉ đề nghị ở hậu trường mà thực hiện những thay đổi chính sách hữu hình nhằm thúc đẩy Israel hành động.
Một số thành viên đảng Dân chủ tại Quốc hội đã thúc giục chính quyền Mỹ làm nhiều hơn để gây áp lực với ông Netanyahu và các quan chức Israel khác.
Cảnh đổ nát sau vụ không kích của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 24/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã bảo vệ lập trường của chính quyền Mỹ trong cuộc xung đột Israel - Hamas. Ông cho biết trong một tuyên bố: "Như Tổng thống đã nói rõ, ông tin rằng cách tiếp cận mà ông theo đuổi đã hiệu quả hơn. Israel có quyền và nghĩa vụ tự vệ trước mối đe dọa từ Hamas, đồng thời tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và bảo vệ mạng sống của dân thường. Chúng tôi vẫn cam kết hỗ trợ Israel trong cuộc chiến chống Hamas".
Sau khi NBC đăng bài viết, người phát ngôn trên nói thêm: "Chúng tôi đã làm như vậy kể từ ngày 7/10/2023 và sẽ tiếp tục. Không có thay đổi nào trong chính sách của chúng tôi".
Trong khi đó, các quan chức cấp cao Mỹ tiếp tục thất vọng vì Israel thường phớt lờ lời kêu gọi giảm thiểu thiệt hại cho dân thường Palestine. Tình trạng này gần đây cũng gia tăng ở Lầu Năm Góc, còn Tổng thống Biden và các quan chức Nhà Trắng khác từ lâu đã tỏ ra không hài lòng với cách xử lý cuộc chiến của Thủ tướng Netanyahu.
Trong nhiều tuần qua, Tổng thống Biden khẳng định ông đang làm tất cả những gì có thể để khiến Israel thay đổi chiến thuật quân sự. Ông nói ngày 8/1: "Tôi đã âm thầm làm việc với chính phủ Israel để yêu cầu họ giảm bớt và rút quân khỏi Gaza một cách đáng kể. Tôi đã sử dụng tất cả những gì có thể để làm điều đó".
Các quan chức Nhà Trắng cho rằng Tổng thống Biden đã đạt được một số thành công nhất định, dù họ thừa nhận các quan chức Israel vẫn chưa làm được như mức mà Tổng thống mong muốn.
Một loạt nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi trả đũa Iran sau vụ 3 lính Mỹ thiệt mạng Một loạt nhà lập pháp đảng Cộng hòa đang tăng cường áp lực với Tổng thống Joe Biden để trả đũa Iran sau cuộc tấn công ở Jordan khiến 3 lính Mỹ thiệt mạng và ít nhất 25 người bị thương vào cuối tuần qua. Một căn cứ quân sự Mỹ tại làng al-Asaliyah nằm giữa Aleppo và Manbij. Ảnh minh họa: AFP...