Thế lưỡng nan của Azerbaijan khi được mời dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại Mỹ
Những hệ quả tiềm tàng từ sự tham dự của Azerbaijan vượt ra ngoài mối quan hệ song phương với NATO.
Cờ NATO và quốc kỳ các nước thành viên tại trụ sở NATO ở Brussels, Bỉ. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Khi hội nghị thượng đỉnh NATO ở Mỹ đang đến gần, Azerbaijan phải đối mặt với một quyết định chiến lược: có nên chấp nhận lời mời tham dự sự kiện ở cấp bộ trưởng ngoại giao hay không. Lời mời, được Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề châu Âu và Á-Âu James O’Brien đưa ra trong chuyến thăm Azerbaijan vào ngày 28/6. Hội nghị thượng đỉnh NATO dự kiến có sự tham gia của 30 quốc gia đối tác, đáng chú ý là Azerbaijan và Armenia.
Trong khi Armenia đã xác nhận sự tham dự của mình, Azerbaijan vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức. Hôm 2/7, Karim Valiyev, Tổng tham mưu trưởng quân đội Azerbaijan, đã gặp Tướng Stefan Fiks, Phó tham mưu trưởng Bộ tư lệnh lực lượng liên quân NATO tại Baku.
Trong cuộc họp này, ông Valiyev đã nhấn mạnh những lợi ích đang diễn ra của sự hợp tác Azerbaijan – NATO và đảm bảo các hoạt động sẽ tiếp tục một cách hiệu quả.
Tuy nhiên, những hệ quả tiềm tàng từ sự tham dự của Azerbaijan vượt ra ngoài mối quan hệ song phương với NATO. Các chuyên gia cảnh báo rằng việc tham dự hội nghị thượng đỉnh ở Mỹ có thể gây ra phản ứng từ các cường quốc khu vực như Nga và Iran.
Video đang HOT
Mặc dù vậy, Rasim Musabayov, một thành viên của Ủy ban về Quan hệ quốc tế và Quan hệ liên nghị viện trong Quốc hội Azerbaijan, cho rằng sự tham gia của Azerbaijan không nên được coi là cam kết với NATO. “Tôi nghĩ rằng Azerbaijan có thể và nên tham gia”, ông Musabayov nói, lưu ý rằng nước này không tìm kiếm tư cách thành viên NATO và sẽ không tham gia vào việc ra quyết định tại hội nghị thượng đỉnh của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Ông Musabayov cũng nhấn mạnh về sự tham gia của Azerbaijan vào chương trình “Đối tác vì hòa bình” của NATO và sự tham gia của phái đoàn nước này vào Hội đồng Nghị viện NATO.
Đồng tình với quan điểm trên, Elkhan Shahinoglu, người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Atlas, lập luận rằng các chính sách đối ngoại và an ninh của Azerbaijan nên ưu tiên lợi ích quốc gia hơn là những phản đối tiềm tàng từ Nga và Iran. “Nếu chúng ta muốn hợp tác với NATO, nếu chúng ta quan tâm đến hợp tác, thì chúng ta phải tham gia vào các sự kiện này”, chuyên gia Shahinoglu khẳng định.
Azerbaijan có mối quan hệ hợp tác lâu dài với NATO, tham gia vào nhiều chương trình khác nhau kể từ khi độc lập, đặc biệt là “Quan hệ đối tác vì hòa bình”. Chuyên gia Shahinoglu chỉ ra rằng mặc dù Azerbaijan không có ý định gia nhập NATO, nhưng nước này vẫn cam kết lập kế hoạch và hoạt động chung với liên minh.
Vào ngày 3/7, Bộ Ngoại giao Nga đã đề cập đến vấn đề này. Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin và Báo chí Bộ Ngoại giao Nga Andrei Nastasin, cho rằng phương Tây đang tìm cách tách các đồng minh của Moskva khỏi việc hợp tác với Nga. Tuyên bố này nhấn mạnh đến hành động cân bằng tinh tế mà Azerbaijan phải đối mặt khi điều hướng các mối quan hệ đối ngoại của mình.
Hội nghị thượng đỉnh NATO, dự kiến diễn ra tại Washington D.C. từ ngày 9 – 11/7, nổi lên như một thời điểm then chốt đối với Azerbaijan.
Quyết định tham dự có thể tái khẳng định cam kết hợp tác quốc tế của nước này trong khi có khả năng gây căng thẳng cho mối quan hệ với các nước láng giềng có ảnh hưởng. Khi ngày đó đến gần, mọi con mắt sẽ đổ dồn về Baku để xem nước này sẽ chọn con đường nào.
Nội dung chính trong chuyến thăm Đông Âu mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ
Ngoại trưởng Mỹ có chuyến thăm Đông Âu từ ngày 28 - 31/5 trong bối cảnh mối lo ngại gia tăng về Ukraine, Moldova và Gruzia.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại Washington, DC, ngày 21/5/2024. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm Đông Âu vào này tuần này khi xuất hiện những lo ngại gia tăng về những bước tiến của Nga ở Ukraine và nhằm tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tiến trình Moldova gia nhập EU, cũng như trong bối cảnh luật cơ quan đại diện nước ngoài đang được thúc đẩy ở Gruzia thuộc Liên Xô cũ, hãng tin AP dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.
Cụ thể, Ngoại trưởng Blinken sẽ đến thủ đô Chişinau của Moldova vào ngày 28/5 trước khi tham dự cuộc họp các bộ trưởng ngoại giao NATO tại Praha (CH Séc) ngày 29 - 30/5. Đây sẽ là cuộc gặp ngoại giao lớn cuối cùng của NATO trước khi các nhà lãnh đạo liên minh này dự hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập NATO tại Mỹ vào tháng 7 năm nay.
Chuyến đi diễn ra chỉ hai tuần sau khi ông Blinken thực hiện chuyến thăm bất ngờ tới Ukraine để trấn an Kiev về sự hỗ trợ của Washington trước các cuộc tấn công ngày càng gia tăng của Nga ở phía bắc nước này.
Bộ Ngoại giao cho biết tại điểm dừng chân đầu tiên ở Chişinau, ông Blinken sẽ gặp Tổng thống Moldova Maia Sandu để tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với tiến trình gia nhập EU của Moldova. Đại diện ngoại giao cấp cao của Mỹ tại châu Âu, James O'Brien, cho biết Ngoại trưởng Blinken sẽ công bố gói hỗ trợ "mạnh mẽ" cho Moldova trong bối cảnh có 1.500 binh sĩ Nga đóng quân trên vùng lãnh thổ tranh chấp Transnistria.
Ông O'Brien nói với các phóng viên: "Chúng tôi không thấy có mối đe dọa quân sự trực tiếp nào vào thời điểm này, nhưng các hoạt động gia tăng ảnh hưởng của Nga đang diễn ra và đó là điều đáng lo ngại", nhưng không cho biết chi tiết về gói hỗ trợ.
Moldova, giống như Ukraine, là một ứng cử viên trở thành thành viên EU và đang có mối quan hệ bất hoà với Nga, đặc biệt là sau khi chính quyền Transnistrian kêu gọi Moskva "bảo vệ" điều mà họ nói là áp lực gia tăng từ Chişinau.
Tại Praha, ông Blinken sẽ gặp Ngoại trưởng Séc Jan Lipavský và các quan chức khác để thảo luận về việc hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả sáng kiến của Séc nhằm cung cấp thêm đạn dược cho Kiev, trước khi tham dự cuộc họp của NATO.
Ngoài Ukraine là chủ đề chương trình nghị sự hàng đầu, các bộ trưởng NATO cũng sẽ xem xét những diễn biến ở Gruzia, giống như Ukraine, mong muốn gia nhập NATO và đang bị lôi kéo vào cuộc tranh cãi về đạo luật mà phương Tây cho rằng gây nguy hiểm cho nỗ lực gia nhập EU của Gruzia.
Ngoại trưởng Blinken mới đây thông báo rằng Mỹ sẽ áp đặt lệnh cấm du lịch đối với các quan chức Gruzia - "những người chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc phá hoại nền dân chủ ở Gruzia, cũng như các thành viên gia đình của họ". Thông báo của ông Blinken không xác định được ai là mục tiêu nhưng cũng cho biết Mỹ sẽ tiến hành đánh giá toàn diện về hợp tác Mỹ - Gruzia.
Nhật báo Yeni afak: Thụy Điển phạm '3 sai lầm' trong đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về gia nhập NATO Thụy Điển có 3 tính toán sai lầm trong các cuộc đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ về tư cách thành viên NATO, đặc biệt là khi Stockholm tự trấn an rằng áp lực của Mỹ đối với Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dẫn đến kết quả mà không cần đáp ứng các điều kiện của Ankara. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan (phải)...