Thế khó của EU liên quan đến dầu khí nhập từ Nga
Xung đột càng làm đảo lộn thị trường năng lượng, thì việc tách khỏi nhiên liệu hóa thạch của Nga càng trở nên khó khăn hơn với châu Âu.
Theo trang tin châu Âu Euractiv.com ngày 29/3, sau nhiều ngày cân nhắc về các lệnh trừng phạt năng lượng, Hội đồng châu Âu tuần trước đã quyết định không cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch từ Nga, thay vào đó, họ chỉ chọn khắc phục những “lỗ hổng” trong các lệnh trừng phạt trước đó.
Xung đột Nga-Ukraine đang làm đảo lộn thị trường năng lượng châu Âu. Ảnh: Reuters
Kết quả là tình huống trớ trêu tiếp tục diễn ra: Trong khi EU phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine, khối này tiếp tục chi hàng triệu Euro (hoặc có thể là rúp, như Moskva đã yêu cầu) để nhập khí đốt và dầu từ Nga.
Bất chấp những chỉ trích với Moskva và thể hiện tình đoàn kết với Ukraine, nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục chảy vào châu Âu từ Nga.
Một vấn đề mà các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý là châu Âu “sẽ loại bỏ dần sự phụ thuộc vào khí đốt, dầu và than nhập khẩu của Nga càng sớm càng tốt”. Tuy nhiên, EU vẫn không thể đưa ra một thời điểm cụ thể. Chắc chắn, sự phụ thuộc này sẽ không thể kết thúc trong tương lai gần.
Video đang HOT
Mối quan tâm chính của châu Âu liên quan đến sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga là nguồn cung cấp khí đốt. 45% khí đốt của EU nhập từ Nga, trong khi thị trường quốc tế đang thiếu nguồn cung và chi phí thì đắt đỏ.
Nhưng không giống như khí đốt, chủ yếu được nhập khẩu vào EU qua đường ống, dầu được vận chuyển chủ yếu bằng các tàu chở dầu đến các cảng của EU, khiến việc thay đổi nhà cung cấp có thể dễ dàng hơn.
Mỹ và Anh đã tuyên bố các lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga, với lệnh cấm của Mỹ có hiệu lực ngay lập tức và của Anh vào cuối năm nay.
Tuy nhiên, với các nhà lãnh đạo EU, lệnh cấm như vậy khó trở thành hiện thực. Đặc biệt, Đức lo ngại rằng điều này sẽ gây thiệt hại quá lớn đối với người dân và doanh nghiệp châu Âu.
Đây chính là thế khó trong chính sách năng lượng của EU: xung đột càng làm đảo lộn thị trường năng lượng, thì việc tách khỏi nhiên liệu hóa thạch của Nga càng trở nên khó khăn hơn. Việc cấm nhập khẩu năng lượng Nga sẽ làm tăng giá trong bối cảnh các chính phủ ở châu Âu đang phải vật lộn với vấn đề kiềm chế lạm phát và sự tức giận của công chúng ngày càng tăng.
Trước hội nghị thượng đỉnh EU, các chính trị gia châu Âu chắc chắn đã chứng kiến sự bất ổn do giá năng lượng tăng cao ở Tây Ban Nha. Để phản ứng với chi phí sinh hoạt leo thang và giá xăng, dầu diesel tăng chóng mặt, các tài xế xe tải đã kêu gọi một cuộc biểu tình trên toàn quốc vào ngày 14/3.
Trước nguy cơ xảy ra các cuộc biểu tình như vậy trên khắp EU, các chính trị gia châu Âu đang tìm cách hạ nhiệt, thay vì gây hoảng loạn thị trường năng lượng nếu cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Các nhà lãnh đạo EU hiện đang đối mặt với tình huống khó xử là liệu có nên làm dịu tác động của cuộc khủng hoảng giá đối với người dân châu Âu, trong khi điều này đồng nghĩa với việc tiếp tục chi hàng tỷ Euro cho nhiên liệu hóa thạch của Nga. Câu trả lời cho vấn đề này có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng được bầu lại đối với nhiều chính trị gia châu Âu.
Vì vậy, châu Âu không còn cách nào khác ngoài việc ủng hộ Ukraine bằng những tuyên bố và hỗ trợ trong một số lĩnh vực, nhưng gián tiếp tài trợ cho nền kinh tế Nga thông qua mua năng lượng với hy vọng xoa dịu thị trường, doanh nghiệp và người dân.
Những hành động như vậy có thể giữ cho giá năng lượng ở mức ổn định, nhưng tổn thất về mặt “đạo đức” với EU sẽ tăng lên.
Canada có thể tăng xuất khẩu dầu khí để giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào nguồn cung của Nga
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Bộ trưởng Tài nguyên Thiên nhiên Canada Jonathan Wilkinson ngày 24/3 cho biết quốc gia Bắc Mỹ này có thể tăng sản xuất và xuất khẩu thêm 300.000 thùng dầu và khí đốt tự nhiên mỗi ngày, như một phần của nỗ lực toàn cầu nhằm thay thế nhiên liệu hóa thạch của Nga.
Khói bốc lên từ cơ sở lọc dầu ở Bắc Alberta, Fort McMurray, Canada. Ảnh: AFP/TTXVN
Ông Wilkinson đang ở Paris, Pháp, để tham dự cuộc họp của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, với nội dung thảo luận trọng tâm là giúp châu Âu giảm bớt sự phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt của Nga.
Ông Wilkinson cho biết các cuộc tham vấn trong ngành dầu khí đã xác định rằng Canada có thể tăng tốc sản xuất và nâng công suất của đường ống dẫn để tạo ra mức tăng nhỏ đối với hoạt động xuất khẩu dầu khí vào cuối năm nay. Mức tăng này gồm 200.000 thùng dầu/ngày và một lượng khí đốt tự nhiên khoảng 100.000 thùng dầu tương đương (BOE)/ngày. Bộ trưởng Jonathan Wilkinson nhấn mạnh rằng sự gia tăng này nhằm thay thế dầu và khí đốt của Nga, nhưng không làm tăng lượng khí thải toàn cầu.
Các cuộc thảo luận về nguồn cung năng lượng giữa các chính phủ và các công ty dầu khí đã tăng lên trong những tuần gần đây, khi Moskva phải đối mặt với các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế và các nhà nhập khẩu toàn cầu bị sức ép phải ngừng kinh doanh dầu mỏ và khí đốt của Nga. "Đây là một cuộc khủng hoảng", ông Wilkinson nói. Ông Wilkinson lưu ý rằng Canada không có kho dự trữ xăng dầu chiến lược của riêng mình, nhưng mức tăng trên là có thể thực hiện được.
Tuy nhiên, mức tăng sản lượng của Canada không đủ bù đắp sự thiếu hụt từ xuất khẩu dầu của Nga. Nga là nhà sản xuất dầu lớn thứ ba trên thế giới, chiếm 10% nguồn cung toàn cầu và nước này cũng là nhà xuất khẩu dầu lớn thứ hai với khoảng 7% nguồn cung toàn cầu, bao gồm cả các sản phẩm tinh chế.
Khi Canada tăng sản xuất dầu khí trong nước để xuất khẩu, chính phủ liên bang lưu ý rằng các mục tiêu về biến đổi khí hậu sẽ luôn được ưu tiên hàng đầu. Ông Wilkinson cho biết thêm rằng "trong khi châu Âu hiện đang tìm cách chấm dứt tình trạng mất an ninh năng lượng trong ngắn hạn, các nhà lãnh đạo của châu lục vẫn cam kết đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và loại bỏ sự phụ thuộc vào dầu khí".
Bộ trưởng Đức: cấm dầu khí Nga, châu Âu tắt điện thì cũng chẳng cản được xe tăng Ngày 6.3, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cảnh báo việc trừng phạt nhắm vào nhiên liệu hóa thạch của Nga sẽ là vô nghĩa vì biện pháp này không thể duy trì lâu dài. Bà Baerbock nói: "Sẽ không ích lợi gì nếu ba tuần tới, chúng ta nhận ra rằng số nhiên liệu còn lại chỉ đủ phát điện ở Đức trong...