Thế khó cho hòa đàm giải quyết xung đột Ukraine
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra điều kiện để đàm phán với Ukraine khiến cho việc vãn hồi hòa bình giữa hai nước thêm khó khăn.
Ngày 19.12 (theo giờ Moscow), Tổng thống Putin đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí thường niên. Trong cuộc trả lời phỏng vấn kéo dài hơn 4 tiếng, xung đột Ukraine trở thành một chủ đề được đề cập khá nhiều.
Hiện trường một tòa nhà ở Kyiv bị tên lửa Nga tấ.n côn.g hồi tháng 11. ẢNH: REUTERS
Từ điều kiện cho Ukraine
Cụ thể, ông Putin vẫn nhấn mạnh về sự “thành công” của Nga trong cuộc xung đột Ukraine. Ông giải thích rằng trước khi tiến hành chiến dịch quân sự nhằm vào Ukraine hồi tháng 2.2022, Nga đã có nguy cơ mất đi nền độc lập, nhưng nay thì vấn đề này đã được giải quyết.
Tuy vậy, ông Putin cho biết sẵn sàng gặp Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump để thảo luận về một số vấn đề, bao gồm cả đàm phán hòa bình với Ukraine. Tuy nhiên, chủ nhân Điện Kremlin nhấn mạnh không chấp nhận bất cứ điều kiện tiên quyết nào của Kyiv để ngồi vào bàn đàm phán. Suốt thời gian dài, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đặt điều kiện tiên quyết để đàm phán là Moscow trả lại các vùng đất chiếm đóng của Ukraine.
Video đang HOT
Chỉ đến ngày 29.11 vừa qua, trả lời phỏng vấn trên Đài Sky News, Tổng thống Zelensky cho biết nếu có thể gia nhập NATO, để liên minh này bảo vệ những vùng đất mà Ukraine vẫn còn đang giữ được, thì Kyiv có thể đạt đồng ý thỏa thuận ngừng bắ.n. Điều này được xem là Kyiv đã đồng ý từ bỏ điều kiện tiên quyết trước khi tiến đến đàm phán, mở ra cơ hội hai bên hòa đàm.
Thế nhưng, trong phần trả lời phỏng vấn trên, ông Putin lại đặt ra một điều kiện mới về thỏa thuận đàm phán nếu đạt được. Cụ thể, ông nhấn mạnh Nga chỉ ký kết thỏa thuận với một “chính phủ hợp pháp” của Ukraine. Điều kiện này ám chỉ việc Moscow không công nhận chính quyền của Tổng thống Zelensky. Thực tế, nhiệm kỳ của Tổng thống Zelensky lẽ ra đã kết thúc, nhưng ông trì hoãn tổ chức bầu cử với lý do xung đột đang diễn ra. Chính vì thế, điều kiện mà chủ nhân Điện Kremlin đưa ra có thể được hiểu là Ukraine phải tổ chức bầu cử và Nga chấp nhận kết quả bầu cử là “hợp lệ”.
Như thế, quá trình đi đến thỏa thuận ngừng bắ.n có thể còn nhiều cam go ngay cả khi Moscow và Kyiv cùng ngồi vào bàn đàm phán.
Đến thách thức phương Tây
Cũng trong cuộc phỏng vấn trên, Tổng thống Putin đề cập đến loại tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) bội siêu thanh Oreshnik và cho rằng phương Tây không đủ sức đán.h chặn loại IRBM này. Tên lửa Oreshnik có tầm bắ.n từ 3.000 – 5.500 km cùng tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần vận tốc âm thanh) và có thể mang đầu đạn hạt nhân.
“Phương Tây có thể đặt ra mục tiêu, giả sử ở Kyiv, rồi tập trung toàn bộ hệ thống phòng không tại đó. Chúng ta sẽ phóng Oreshnik nhằm vào đó để xem kết quả thế nào”, ông Putin đề xuất.
Cuối tháng 11.2024, sau khi được Mỹ cho phép dùng vũ khí tầm xa do Washington cung cấp để tấ.n côn.g lãnh thổ Nga, Kyiv đã phóng nhiều tên lửa ATACMS nhằm vào Nga. Nhưng sau đó, Moscow đã đáp trả bằng cách phóng Oreshnik để tấ.n côn.g Ukraine. Đó là lần đầu tiên Nga sử dụng IRBM bội siêu thanh để tấ.n côn.g Ukraine kể từ khi bùng nổ xung đột Ukraine.
Trả lời Thanh Niên, đán.h giá về động thái của Nga, một chuyên gia tình báo quân sự của Mỹ cho rằng: “Đây là phản ứng leo thang của Moscow đáp trả việc Kyiv tấ.n côn.g tầm xa sâu vào Nga. Nó như việc tàu chiến n.ổ sún.g về phía mũi tàu đối phương để cảnh báo. Đó là lời cảnh báo rằng đối phương không được lặp lại bất kỳ hành vi nào tương tự, nếu không thì phát sún.g tiếp theo có thể gây thiệt hại lớn hơn”. Vì tên lửa Oreshnik có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, nên việc Nga phóng loại tên lửa này còn kèm theo ngụ ý về tấ.n côn.g hạt nhân.
Xa hơn, động thái của Moscow còn nhằm răn đe cả các thành viên NATO ở trong khu vực.
Bồ Đào Nha lên án các cuộc tấ.n côn.g của Nga ở Kyiv
Hôm qua (20.12), Reuters đưa tin chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden sắp công bố gói hỗ trợ vũ khí cuối cùng dưới thời ông Biden cho Ukraine. Gói hỗ trợ này từ nguồn tiề.n còn lại trong kế hoạch viện trợ đã được thông qua để mua vũ khí mới cho Ukraine. Có giá trị khoảng 1,2 tỉ USD, gói vũ khí này bao gồm máy bay đán.h chặn phòng không và đạn pháo, nhưng danh sách chi tiết cần chờ thông báo chính thức.
Cũng vào hôm qua, tờ The Guardian dẫn lời Ngoại trưởng Bồ Đào Nha Paulo Rangel cho biết: “Đã có một cuộc tấ.n côn.g rất dữ dội của Nga vào Kyiv, và cuộc tấ.n côn.g đã gây thiệt hại vật chất cho các cơ sở ngoại giao của một số quốc gia, bao gồm cả Đại sứ quán Bồ Đào Nha ở Kyiv”. Qua đó, ông Rangel ch.ỉ tríc.h Moscow: “Hoàn toàn không thể chấp nhận được việc tấ.n côn.g gây thiệt hại hoặc nhắm mục tiêu vào các cơ sở ngoại giao”.
EU xóa câu khẩu hiệu "Ukraine phải thắng"
Liên minh châu Âu (EU) được cho là đã xóa câu "thần chú" của mình về cuộc xung đột ở Ukraine, thay thế cụm từ "Ukraine phải thắng" bằng "Nga không được thắng thế".
Tổng thống Zelensky và các nhà lãnh đạo EU trong một cuộc họp ở Brussels, Bỉ (Ảnh: Getty).
Sự thay đổi được thể hiện trong tuyên bố của Hội đồng châu Âu về các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, được công bố lần đầu hôm 16/12. Theo các chuyên gia, động thái này rõ ràng cho thấy liên minh đã thay đổi lập trường về cuộc xung đột.
Một quan chức EU cho biết, tuyên bố ban đầu là một sai lầm, theo bản tin Brussels Playbook của Politico. Bản sửa đổi dường như được đưa ra sau các câu hỏi từ Politico về sự phù hợp với thông điệp ngoại giao mới nhất của Brussels.
Một tuyên bố riêng do Hội đồng châu Âu đưa ra hôm 19/12 cũng sử dụng cụm từ "Nga không được thắng thế" khi thảo luận về xung đột Ukraine. Chủ tịch Hội đồng Antonio Costa, người đã có cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cùng ngày, tuyên bố rằng "luật pháp quốc tế phải được ưu tiên".
Politico cho biết sự thay đổi trong thông điệp của EU nêu bật sự thay đổi rộng lớn hơn ở phương Tây, khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có ý định tìm cách chấm dứt nhanh chóng cuộc xung đột này khi nhậm chức vào cuối tháng 1/2025.
Một số nhân vật cấp cao ở EU, bao gồm cả nhà ngoại giao hàng đầu của khối, Kaja Kallas, tiếp tục nhấn mạnh rằng "Ukraine sẽ thắng" trong các tuyên bố công khai của họ. Tuy nhiên, báo cáo của Politico cho biết, EU ngày càng thừa nhận rằng nước này không thể hỗ trợ Kiev nếu không có sự ủng hộ của Washington.
"Chiến lược của EU dường như đang tâng bốc ông Trump, mơ ước nhắm vào ông ấy và làm ngơ trước một số tuyên bố đáng báo động hơn của ông ấy", báo này cho biết.
Forbes tiết lộ vũ khí 'xung kích' chính của quân đội Ukraine Trong bối cảnh giao tranh kéo dài tại Kursk, các UAV cỡ nhỏ mang chất nổ được cho là nguyên nhân khiến nhiều xe bọc thép Nga bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, nhà phân tích David Axe của Forbes nhấn mạnh rằng, phần lớn tổn thất đến từ tên lửa chống tăng như Javelin hoặc Stugna-P chứ không phải UAV. Tên lửa...