Thế hùng cường Nga – Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương
Trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, cả Mỹ và Nga đều nỗ lực khẳng định vị thế của mình trong khu vực.
Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới Nga đang diễn ra với nhiều vấn đề quan trọng, nhiều biên bản ghi nhớ đã được ký kết.
Theo giới quan sát, chuyến thăm thể hiện ý định của Thủ tướng Abe muốn ngăn chặn Trung Quốc lôi kéo Nga về chung một trận tuyến trong vấn đề tranh chấp chủ quyền.
Còn Moscow dè chừng việc Bắc Kinh đang muốn tăng ảnh hưởng ở vùng Viễn Đông cũng như có hành động đáng quan ngại tại biển Đông – nơi Nga có nhiều dự án dầu khí quan trọng.
Video đang HOT
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga
Tuy quan hệ với TQ là một ưu tiên của ông Putin nhưng các chuyên gia cho rằng, ông cũng muốn tạo đối trọng để quan hệ này không ảnh hưởng đến vị thế của Nga ở châu Á – Thái Bình Dương (TBD).
Ngoài ra, chính sách tăng cường hiện diện của Mỹ càng khiến Nga phải mau chóng hành động.
Theo RIA – Novosti, chính quyền Nga đã công bố kế hoạch chi khoảng 625 tỷ USD đến năm 2020 để hiện đại hóa quân đội, với trọng tâm là tái lập sức mạnh cho Hạm đội Thái Bình Dương.
Kế hoạch trên nằm trong chiến lược ‘hướng Đông’ của Nga nhằm duy trì thế lực, đảm bảo cân bằng quyền lực tại khu vực, ngăn chặn mối đe dọa từ Mỹ và Trung Quốc.
Theo tinngan
Nga chuẩn phóng tên lửa đẩy vũ trụ Angara đầu tiên
Quân đội Nga dự kiến sẽ thực hiện vụ phóng tên lửa đẩy mới Angara đầu tiên vào năm 2014, sau khi việc xây dựng tổ hợp phóng mới tại Trung tâm vũ trụ Plesetsk được hoàn thành, Thứ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Oleg Ostapenko cho biết hôm 24-4.
Các tên lửa Angara, được thiết kế để cung cấp khả năng mang được khối lượng từ 2.000 đến 40.500 kg vào quỹ đạo thấp của trái đất, đã được phát triển từ năm 1995.
"Chúng tôi hy vọng sẽ sẵn sàng vào năm 2014. Nhưng tất cả phụ thuộc vào ngành công nghiệp - vào việc họ có thể hoàn thành các tên lửa trong bao lâu", Ostapenko phát biểu trước các phóng viên tại Moscow. Lần phóng đầu tiên của Angara hạng nhẹ trước đó được dự kiến vào năm 2013.
Tên lửa đẩy mới Angara-1 của Nga
Các tên lửa Angara có một thiết kế mô-đun tương tự như Phương tiện phóng có thể phá hủy cải tiến (EELV), dựa trên một mô-đun tên lửa phổ quát chung.
Mục đích chính của họ tên lửa Angara là để cung cấp cho Nga sự truy nhập không gian độc lập. Các tên lửa sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Nga vào Trung tâm vũ trụ Baikonur mà họ thuê của Kazakhstan bằng việc cho phép sự phóng các tải trọng nặng từ Trung tâm Vũ trụ Plesetsk ở miền bắc Nga và từ Trung tâm vũ trụ mới Vostochny tại vùng Viễn Đông của Nga.
Ông Ostapenko cũng cho biết, khung thời gian cho việc phóng tên lửa hạng nhẹ Soyuz-2.1V sẽ được quyết định vào tháng 5-2013, sau khi vụ phóng thử nghiệm được lên kế hoạch cho năm 2013 đã bị hoãn lại do một tai nạn trong quá trình thử nghiệm buồng đốt của động cơ của tên lửa.
Theo ANTD
Vì sao Nga dồn lực vào ASEAN? Cũng như nhiều cường quốc lớn trên thế giới đang chuyển hướng về Đông Nam Á, Nga không thể thờ ơ với việc hợp tác và đầu tư phát triển ơ một trong những khu vực phát triển nhanh nhất thế giới hiện nay. Ngoài các lợi ích về kinh tế tiềm năng và lâu dài, vị thế địa chiến lược của ASEAN...