“Thế hệ trẻ hãy nhận việc khó để tạo ra giá trị”
Đối thoại với đoàn viên thanh niên, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: “Thế hệ trẻ hãy nhận lấy việc khó mà làm. Khi đó, chúng ta không những tạo ra giá trị cho cơ quan tổ chức mà bản thân cũng sẽ trưởng thành hơn”.
Chiều 25/3, tại trụ sở Bộ TT&TT đã diễn ra buổi đối thoại giữa Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cùng hơn 300 đoàn viên thanh niên các đơn vị thuộc Bộ TT&TT. Đây là một phần trong chuỗi hoạt động nhằm kỷ niệm 88 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931 – 26/3/2019.
Buổi đối thoại giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cùng hơn 300 đoàn viên thanh niên các đơn vị thuộc Bộ TT&TT.
Chương trình đối thoại cũng là dịp để Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của thế hệ trẻ, đồng thời giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của đoàn viên, thanh niên các đơn vị trực thuộc Bộ.
Người Việt Nam rất giỏi, phải tìm cách nâng cao thứ hạng Việt Nam
Tại buổi gặp mặt, nhiều câu hỏi đã được đặt ra xoay quanh vấn đề khởi nghiệp, cùng với đó là việc thế hệ trẻ phải làm gì để phát triển đất nước và tạo ra sự khác biệt.
Trước câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng nhiệm vụ bao trùm đối với thế hệ trẻ là phải làm thế nào để tăng được thứ hạng Việt Nam.
Theo người đứng đầu Bộ TT&TT, Việt Nam có cơ hội tốt để vượt qua bẫy thu nhập trung bình và trở thành một nước phát triển. “Gần đây, nhiều chuyên gia, các học giả và cả các nhà lãnh đạo đất nước nói rất nhiều về thời điểm năm 2045, khi Việt Nam tròn 100 năm dựng nước. Khi ấy, chúng ta sẽ trở thành nước phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập trung bình”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, thế hệ trẻ phải phải tìm cách nâng cao thứ hạng Việt Nam trên trường quốc tế.
Do lĩnh vực ICT thường đi tiên phong, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng thế hệ trẻ của ngành TT&TT cần đặt mục tiêu nâng cao thứ hạng Việt Nam trong lĩnh vực của mình, trước hết là ở lĩnh vực viễn thông và an toàn an ninh mạng. Để có tiếng nói trên thị trường quốc tế, 2 lĩnh vực này Việt Nam phải lọt top 50, thậm chí là nằm trong top 30 nước dẫn đầu.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, người Việt hay tự ti do chúng ta còn đang là một nước chậm phát triển. “Tuy nhiên, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 15 toàn cầu về dân số. Chúng ta cũng là một trong những nước phát triển nhanh nhất, cả thế giới đánh giá là người Việt Nam thông minh. Người Việt cũng vô địch về sự linh hoạt, ứng biến nhanh”.
Trong một thế giới phẳng, tình hình thế giới đang ngày càng trở nên khó dự đoán. Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong bối cảnh này, cách tốt nhất là chúng ta phải thích nghi. Đây là một thế mạnh của người Việt bởi chúng ta thường giỏi trong việc làm những gì ngoài kế hoạch.
Động lực nào biến Viettel thành doanh nghiệp tỷ USD?
Trao đổi tại buổi đối thoại, bạn Nguyễn Thanh Hường, đoàn viên Học viện CNBCVT bày tỏ niềm ngưỡng mộ của mình đối với sự phát triển của Tập đoàn Viettel dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng làm lãnh đạo và tò mò muốn biết về động lực nào đã tạo nên thành công đó.
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm của mình và cho biết, động lực xuất phát từ giấc mơ. Có thể mỗi người sẽ có một giấc mơ khác nhau, tuỳ theo vị trí của mình.
Bạn Nguyễn Thanh Hường, đoàn viên Học viện CNBCVT bày tỏ niềm ngưỡng mộ của mình đối với sự phát triển của Tập đoàn Viettel dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng.
“Khi Viettel mới hình thành, lúc ấy chỉ 4% người dân Việt Nam có điện thoại di động. Anh mong muốn thay đổi điều đó để đưa điện thoại đến 100% người Việt Nam. Mơ ước hồi đấy của anh là một đứa trẻ ngồi trên lưng trâu cũng có thể tự học bằng một chiếc điện thoại di động. Hay đơn giản hơn là có thể liên lạc dễ dàng với bố mẹ ở quê nhà”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
“Hồi đấy Viettel chỉ có khoảng 100 người, trong đó chỉ 5 người làm viễn thông. Thế nhưng tất cả đều có khát vọng như vậy”.
Nhìn nhận ở một góc độ tổng thể hơn, theo người đứng đầu ngành TT&TT, có nhiều định nghĩa khác nhau về khởi nghiệp, tuy nhiên nó đơn giản chỉ là việc giải quyết các vấn đề còn đang tồn tại của xã hội.
“Đầu tiên phải nhìn ra vấn đề, tiếp đến là xem mình có năng lực giải quyết vấn đề đó hay không và cuối cùng là lao và thử”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
“Chỉ có 1 cách duy nhất để học cái mới là thử sai, thất bại rồi lại thử tiếp. Hãy chấp nhận thử và sai, coi thất bại ban đầu là bài học kinh nghiệm để tiến tới thành công. Với Việt Nam, chúng ta không có quá nhiều thứ để mất khi chấp nhận cái mới. Do vậy đây là cơ hội thuận lợi của đất nước mình”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Tài sản lớn nhất là những gì chúng ta trăn trở nhưng chưa biết
Khép lại buổi đối thoại, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết mong muốn của mình đối với thế hệ thanh niên là phải khoẻ. “Muốn khoẻ được, chúng ta phải làm những việc khó, những việc vượt qua giới hạn của mình. Sống ở vùng giới hạn nhiều hơn vùng an toàn”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng quan niệm tài sản lớn nhất là những gì chúng ta trăn trở nhưng chưa biết.
Theo người đứng đầu Bộ TT&TT: “Thế hệ trẻ hãy nhận lấy việc khó mà làm, nhưng việc khó phải tạo ra giá trị. Khi đó, chúng ta không những tạo ra giá trị cho cơ quan tổ chức mà bản thân cũng sẽ trưởng thành hơn”.
Chia sẻ về triết lý của bản thân, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh rằng tài sản lớn nhất của mỗi người chúng ta là những gì chúng ta chưa biết dưới dạng các trăn trở, chứ không phải những gì chúng ta đã có và đã biết.
Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong muốn các đoàn viên thanh niên hãy trăn trở nhiều hơn, để trong đầu mình nhiều câu hỏi hơn, tự tin tìm câu trả lời cho bản thân từng ngày từng giờ bằng cách đọc và trao đổi.
Trọng Đạt
Theo vietnamnet
5G sẽ là trụ cột, cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá 'Hội nghị 5G và sự phát triển ASEAN số' không chỉ mang tính kỹ thuật, công nghệ như tên gọi mà còn rất ý nghĩa và quan trọng cho Việt Nam cũng như các nước ASEAN trong tương lai.
5G sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số...
Phát biểu tại "Hội nghị 5G và sự phát triển ASEAN số" sáng 22/3, Theo Phó Thủ tướng, nhìn lại lịch sử nhân loại trong hàng nghìn năm hay các bước phát triển CNTT - Truyền thông trong nhiều thập kỷ gần đây đều thấy rõ trước sự thay đổi, tiến bộ của khoa học công nghệ nếu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng, dân tộc, khu vực nào chủ động, thuộc nhóm tiên phong đi đầu thì sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn. Đi cùng với đó là yêu cầu kết nối chặt chẽ từ quy mô một nhóm nhỏ đến cộng đồng, dân tộc và cả khu vực để giải quyết các vấn đề xã hội và ngày nay nhiều thách thức mang tính khu vực, toàn cầu.
"Các nước ASEAN có quyền tự hào là tổ chức có uy tín trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên trường quốc tế cũng bởi vì các dân tộc ở Đông Nam Á ý thức được điều này. Việt Nam luôn đồng thuận cùng nhau xây dựng cộng đồng ASEAN không chỉ vì các dân tộc trong khu vực mà còn đóng góp vào hòa bình, thịnh vượng trên thế giới", Phó Thủ tướng nói và nhấn mạnh từ hai góc nhìn này cho thấy ý nghĩa, tầm quan trọng của Hội nghị đối với cộng đồng ASEAN, từng nước ASEAN và ngành CNTT - Truyền thông trong khu vực.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại Hội nghị 5G và sự phát triển ASEAN số.
"5G nghĩa là nhanh hơn về tốc độ, nhiều vấn đề được xử lý gần như theo thời gian thực. Đi cùng với đó là sự phát triển của vượt bậc của công nghệ điện toán từ phần cứng như máy tính lượng tử, máy tính sinh học cho đến trí tuệ nhân tạo, công nghệ blockchain, thế hệ internet mới... Vậy liệu công nghệ 5G có làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất của thế giới hiện nay hay không?", Phó Thủ tướng đặt câu hỏi.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, công nghệ 5G cộng với các công nghệ khác giúp cho các cá nhân tiếp cận thông tin nhanh hơn, phục vụ cho các nhu cầu sông, giải trí mà còn giúp mọi người sáng tạo tốt hơn. Điều quan trọng nhất là giúp mỗi người thực sự là trung tâm của sự phát triển bền vững bằng sự sáng tạo cá nhân của mình. Các DN từ siêu nhỏ đến tập đoàn đa quốc gia khi ứng dụng công nghệ 5G sẽ mang lại lợi nhuận lớn. Nhưng trong thời gian đầu triển khai công nghệ mới này chắc chắn sẽ có không ít khó khăn, rủi ro đối với các nhà cung cấp dịch vụ, cá nhân, tổ chức kinh tế...
Phó Thủ tướng mong muốn Hội nghị sẽ bàn và đưa ra những khuyến nghị cụ thể cho chính phủ các nước ASEAN để hỗ trợ công nghệ 5G phát triển trước hết là về sử dụng các tài nguyên như băng tần, chính sách khuyến khích giúp các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, các DN sử dụng mạnh mẽ công nghệ 5G cũng như các công nghệ mới để thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững tốt hơn... Phó Thủ tướng tin tưởng với sự bắt đầu của công nghệ 5G, các nước ASEAN có thể hợp tác chặt chẽ, chia sẻ kinh nghiệm với nhau và với các nước đối tác ASEAN để đóng góp nhiều hơn cho công nghệ 5G so với các công nghệ trước đó.
Cũng tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của việc phát triển mạng 5G. Nền kinh tế số với những mô hình và phương thức kinh doanh mới đang tạo ra những cơ hội lớn cho các tổ chức và doanh nghiệp. Các công nghệ mới đột phá sẽ cho phép các chuỗi cung ứng được kết nối tốt hơn và phân phối hiệu quả hơn, đồng thời giảm chi phí hậu cần và giao dịch. Thông qua trao đổi trực tuyến sẽ tạo cơ hội mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh.
Với chủ trương khi thế giới triển khai 5G thì Việt Nam sẽ là những nước đầu tiên triển khai 5G. Ngay từ đầu năm 2019, Bộ Thông tin vầ Truyền thông đã triển khai cấp phép tần số cho các doanh nghiệp triển khai thử nghiệm 5G tại Hà Nội và TP.HCM. Việt Nam hiện nay đang tập trung phát triển các doanh nghiệp công nghệ và sản xuất các thiết bị IoT, thiết bị viễn thông, chipset 5G, camera giám sát. Việt Nam sẵn sàng hợp tác với các nước ASEAN để thành lập liên doanh và nhà máy sản xuất các sản phẩm CNTT - truyền thông. Đồng thời Việt Nam sẵn sàng mở và chia sẻ tất cả các bí quyết công nghệ với các quốc gia khác để tất cả thành viên ASEAN có thể làm chủ các thiết bị đảm bảo an ninh mạng quốc gia.
Với thông điệp "ASEAN cùng nhau làm, cùng nhau phát triển", các nước ASEAN cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng số, hợp tác chặt chẽ hơn để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị mỗi nước ASEAN cần tích cực chủ trì triển khai một sáng kiến phù hợp và chia sẻ với các nước khác, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực và phát huy được thế mạnh chung của ASEAN. Việt Nam khẳng định sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực, phối hợp và hỗ trợ các nước ASEAN về các nội dung, lĩnh vực liên quan đến triển khai mạng 5G. ASEAN phải là khu vực đi đầu về ứng dụng 5G, đồng thời ASEAN phải liên kết chung thành khu vực đầu tiên của thế giới về kinh tế số.
Được biết, sáng ngày 21/3/2019, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế IDG tổ chức Hội nghị ASEAN về phát triển mạng thông tin di động thứ năm (5G). Hội nghị ASEAN về 5G là một trong những sáng kiến của Việt Nam nhằm đẩy mạnh phối hợp trong khu vực về chính sách, đầu tư, phát triển công nghệ, dịch vụ và ứng dụng 5G. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tới dự và phát biểu khai mạc Hội nghị.
Đây là hội nghị đầu tiên của ASEAN về 5G và đã gửi đi thông điệp về việc các nước ASEAN sẽ cùng đi đầu với thế giới về công nghệ mới. Sẽ không còn chuyện, có những nước ASEAN đi sau thế giới như đã xảy ra với công nghệ 3G, 4G từ 6 đến 8 năm nữa. Đây cũng là hội nghị đầu tiên, khi các nước ASEAN cùng nhau trên tinh thần, làm việc cùng nhau, cùng nhau phát triển và cùng nhau bàn bạc về lộ trình cho một công nghệ mới.
Theo VnMedia
Thủ tướng: 'Sẽ đánh giá lại toàn bộ quyết định điều hành của Chính phủ trong 10 năm gần đây' Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết như vậy tại phiên Đối thoại cấp cao, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2019. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Theo đó, năm 2019, Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan của Chính phủ đánh giá lại toàn bộ các quyết định điều hành của chính phủ từ trung ương đến...