Thế hệ Huỳnh Đức, Hồng Sơn ngày ấy – bây giờ
Thế hệ vàng bóng đá Việt Nam thập niên 1990 có nhiều người thành công trong vai trò huấn luyện viên, một số làm đào tạo trẻ, bình luận viên…
Huỳnh Đức
Nhắc tới thế hệ vàng bóng đá Việt Nam thập niên 1990 không thể bỏ qua Lê Huỳnh Đức. Cầu thủ sinh năm 1972 là tiền đạo số một của đội tuyển quốc gia trong giai đoạn 1995-2004 với 27 bàn thắng. Huỳnh Đức cao 1,78 m, thuộc dạng cầu thủ có thể hình tốt nhất đội tuyển thời đó. Điểm mạnh của chân sút TP HCM là càn lướt, có khả năng độc lập tác chiến, dứt điểm tốt cả bằng đầu lẫn chân. Anh từng ba lần giành Quả bóng vàng Việt Nam năm 1995, 1997 và 2002.
Huỳnh Đức giải nghệ năm 2007 và sau đó theo nghiệp huấn luyện viên (HLV). Anh dẫn dắt CLB Đà Nẵng hai lần vô địch V-League (2009, 2012), á quân 2013, hạng ba 2016. Huỳnh Đức từ chức HLV trưởng Đà Nẵng sau trận thua 1-2 trước Viettel ở vòng 12 V-League 2021. Hiện tại, có nguồn tin cho rằng CLB TP HCM đang liên hệ với anh.
Nguyễn Hồng Sơn
Hồng Sơn sinh năm 1970 tại Hà Nội, được đánh giá là tiền vệ tài hoa bậc nhất trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Anh khiến các fan mê mẩn với khả năng đi bóng lắt léo, chạy chỗ thông minh và không ít lần ghi bàn thắng quan trọng cho tuyển Việt Nam. Một trong những khoảnh khắc khó quên nhất trong sự nghiệp của cựu tiền vệ CLB Thể Công là màn ăn mừng giơ tay chào kiểu quân đội sau khi ghi bàn giúp Việt Nam đánh bại Indonesia với tỷ số 1-0 ở bán kết SEA Games 1999.
Hồng Sơn từng hai lần giành quả bóng vàng Việt Nam vào các năm 1998 và 2000, được bầu là cầu thủ hay nhất châu Á tháng 8/1998. Năm 1999, anh tham gia giải bóng đá biểu diễn do Pepsi tổ chức với sự góp mặt của nhiều danh thủ thế giới như David Beckham, Ruis Costa, Roberto Carlos… và giành giải nhì.
Sau khi giải nghệ năm 2005, Hồng Sơn làm công tác đào tạo trẻ. Thỉnh thoảng, anh xuất hiện trên truyền hình trong vai trò bình luận viên hoặc HLV game show về bóng đá.
Nguyễn Đức Thắng
Nguyễn Đức Thắng sinh năm 1976 tại Hà Nội, nổi danh trong màu áo Thể Công. Anh là hậu vệ trái số một của tuyển Việt Nam nửa cuối thập niên 1990 và đầu 2000. Đức Thắng có lối chơi tốc độ, lăn xả và được nhiều người yêu mến với gương mặt điển trai, thư sinh.
Đức Thắng giải nghệ năm 2005 và theo đuổi nghiệp HLV. Anh giúp Hà Nội FC (tiền thân của CLB Sài Gòn) giành ngôi vô địch giải hạng Nhất quốc gia năm 2015 và thăng hạng V-League. Cựu danh thủ Thể Công sau đó cũng tạo được nhiều dấu ấn khi dẫn dắt Sài Gòn FC, Thanh Hóa… Hiện tại, Đức Thắng là HLV trưởng CLB Bình Định.
Nguyễn Hữu Thắng sinh năm 1972, là đội trưởng của tuyển Việt Nam cuối thập niên 1990. Cựu trung vệ quê Nghệ An nổi tiếng với lối đá rắn, là lá chắn thép ở hàng phòng ngự tuyển Việt Nam. Anh giã từ đội tuyển quốc gia năm 1999 vì chấn thương, sau đó chia tay sự nghiệp thi đấu năm 2003 và chuyển sang công tác huấn luyện.
Hữu Thắng từng đưa SLNA đoạt Cup Quốc gia 2010, vô địch V-League 2011. Năm 2009, danh thủ xứ Nghệ dẫn dắt CLB Hà Nội, giúp đội bóng này từ vị trí bét bảng cán đích ở trị trí thứ tư khi mùa giải kết thúc.
Video đang HOT
Hữu Thắng là cầu thủ duy nhất trong thế hệ vàng Việt Nam thập niên 1990 có vinh dự dẫn dắt đội tuyển quốc gia. Anh được bổ nhiệm làm HLV trưởng tuyển Việt Nam năm 2016 thay thế ông Miura. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, Hữu Thắng từ chức khi U22 Việt Nam thất bại tại SEA Games 2017.
Hiện tại, Hữu Thắng là Chủ tịch CLB TP HCM. Anh nhận vai trò này năm 2018 thay thế cựu tiền đạo Lê Công Vinh.
Trương Việt Hoàng sinh năm 1975 tại Hà Nội, nổi danh trong màu áo Thể Công. Anh khoác áo tuyển Việt Nam trong giai đoạn 1998-2002. Bàn thắng đáng nhớ nhất của Việt Hoàng cho đội tuyển quốc gia là pha sút xa tung lưới Thái Lan ở bán kết Tiger Cup 1998 (Việt Nam thắng 3-0).
Sau khi giải nghệ năm 2007, Việt Hoàng theo nghiệp huấn luyện. Anh để lại nhiều dấu ấn khi dẫn dắt Hải Phòng từ 2014-2019. Năm 2016, Việt Hoàng giúp Hải Phòng giành ngôi á quân V-League với 50 điểm, chỉ kém đội vô địch Hà Nội về hiệu số. Năm 2020, ngay trong mùa đầu tiên dẫn dắt Viettel, cựu tiền vệ Thể Công giúp đội bóng này vô địch V-League.
Trần Công Minh sinh năm 1970, quê Đồng Tháp, từng khoác tuyển Việt Nam giai đoạn 1995-2000. Anh được coi là hậu vệ số một của đội tuyển thời đó với lối chơi lên công về thủ rất bền bỉ. Sau khi giải nghệ, Công Minh theo nghiệp huấn luyện, từng dẫn dắt Đồng Tháp, Đồng Tâm Long An, Cà Mau, làm trợ lý tuyển Việt Nam (2014), HLV trưởng Olympic Việt Nam (2006-2007)….
Hiện tại Trần Công Minh làm công tác đào tạo trẻ tại Học viện bóng đá Juventus Việt Nam.
Đỗ Khải
Đỗ Khải sinh năm 1974, tại TP HCM, là trung vệ xuất sắc của tuyển Việt Nam giai đoạn 1996-2001. Do dính chấn thương nặng, cựu cầu thủ CLB Hải Quan phải chia tay sự nghiệp thi đấu khi mới 28 tuổi.
Sau khi giải nghệ, Đỗ Khải được ngành hải quan bố trí làm việc tại cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 4 (quận 9, TP HCM) với nhiệm vụ giám sát kho bãi và cổng cơ quan. Hiện tại, ngoài công việc ngành hải quan, anh còn cùng bạn bè mở trung tâm bóng đá cộng đồng.
Như Thuần sinh năm 1975 tại Thanh Hóa, từng thi đấu cho đội bóng trẻ xứ Thanh nhưng nổi danh trong màu Thể Công. Anh khoác áo tuyển Việt Nam giai đoạn 1999-2002, được đánh giá là mẫu trung vệ chơi đầu óc và rất hiệu quả.
Sau khi giải nghệ năm 2009, Như Thuần theo học lấy bằng huấn luyện. Anh từng dẫn dắt CLB Than Quảng Ninh tại V-League 2015-2016 nhưng không thành công. Hiện tại, cựu trung vệ Thể Công làm bình luận viên bóng đá, thường xuyên xuất hiện trên truyền hình trong các trận đấu của tuyển Việt Nam và giải Ngoại hạng Anh.
Vũ Minh Hiếu sinh năm 1972, nổi danh trong màu áo Công An Hà Nội. Anh từng thi đấu cho tuyển Việt Nam tại SEA Games 1997 và Tiger Cup 2000. Minh Hiếu có lối đã kỹ thuật, nhãn quan tốt và khả năng sút phạt ghi bàn nhạy bén. Anh giải nghệ năm 2005 và hiện công tác trong ngành công an.
Văn Sỹ Hùng sinh năm 1970 tại Thanh Hóa nhưng quê gốc ở Nghệ An. Dù có thân hình nhỏ bé (chỉ cao 1,62 m), anh vẫn thường xuyên được trọng dụng ở đội tuyển Việt Nam giai đoạn 1997-1999 với kỹ thuật khéo, chạy chỗ thông minh và chớp thời cơ tốt. Sỹ Hùng giải nghệ năm 2004 và theo nghiệp huấn luyện nhưng không thành công. Hiện tại, anh là Phó giám đốc phụ trách chuyên môn của CLB SLNA.
SVĐ 2 vạn người "chết lặng" & hé lộ đằng sau thất bại cay đắng nhất lịch sử ĐT Việt Nam
Rất nhiều CĐV Việt Nam đã khóc, cả sân vận động như chết lặng. Khó ai có thể tưởng tượng được rằng, nỗi đau mà bóng đá mang đến lại cay đắng như vậy.
Ảnh minh họa.
'Giải đấu năm ấy thực sự rất đáng tiếc. Thời điểm đó, lứa cầu thủ chúng tôi đang vào đúng độ chín, ĐT Việt Nam không ngại đối thủ nào cả. Nhưng tiếc rằng mình lại thua ở tình huống rất ngớ ngẩn'.
Đó là những cảm xúc của cựu danh thủ Triệu Quang Hà trong cuộc trò chuyện với chúng tôi, khi anh nhớ lại thất bại cay đắng của ĐT Việt Nam tại Tiger Cup 98. Với rất nhiều CĐV Việt Nam, giải đấu năm ấy cũng được coi là thất bại cay đắng bậc nhất lịch sử bóng đá nước nhà.
Sân Hàng Đẫy với sức chứa 2 vạn khán giả chật kín đã chuẩn bị sẵn những cuộc ăn mừng, nhưng rồi tất cả phải lặng lẽ ra về trong cay đắng.
Còn với Triệu Quang Hà, lý do khiến ĐT Việt Nam thất bại trước Singapore ở trận chung kết vẫn luôn là điều khiến anh cảm thấy tiếc nuối.
Triệu Quang Hà (số 17) khi thi đấu tại Tiger Cup 98. (Ảnh tư liệu)
'Nhiều người nói sự hưng phấn quá lớn khi thắng Thái Lan 3-0 ở bán kết khiến tâm lý của ĐT Việt Nam bị ảnh hưởng. Nhưng tôi thì không nghĩ vậy. Theo quan điểm của tôi, có hai lý do khiến ĐT Việt Nam thất bại ở chung kết Tiger Cup 98.
Đầu tiên là việc tình huống đội để thủng lưới rất đáng tiếc, và sau đó là vấn đề tâm lý, khi tất cả chúng tôi đều nghĩ rằng mình có thể ăn lại được đối thủ', cựu tuyển thủ ĐT Việt Nam và Thể Công tiết lộ,
Triệu Quang Hà kể tiếp: 'Do đối thủ yếu hơn khiến mình cảm thấy nôn nóng. Nhưng càng nôn nóng bao nhiêu thì sự tỉnh táo lại càng mất đi bấy nhiêu. Đá trong sân mình mới thấy sự cuốn hút, nôn nóng trong trận đấu nó tác động đến cầu thủ lớn thế nào.
Khi thời gian dần trôi về những phút cuối, tâm lý mình càng bị cuốn vào, sự tỉnh táo không còn nữa. Ví dụ với tôi, việc lựa chọn giữa chuyền hay sút không còn được bình tĩnh, khiến mình bị mắc ở hai vấn đề đó. Và nhìn đồng đội tôi cũng hiểu rằng tất cả các cầu thủ đều bị tâm lý như vậy.
Mình càng nôn nóng thì trận đấu càng cuốn đi, mình không còn tỉnh táo nữa. Các cầu thủ Việt Nam phải chịu một sức ép tâm lý lớn, không thể cởi bỏ ra để thăng hoa được'.
Sasikumar không chỉ khiến hàng công đội chủ nhà 'tắt điện' mà còn ghi bàn thắng duy nhất ở trận chung kết sau sai lầm của thủ môn ĐT Việt Nam. (Ảnh: Quang Minh)
Để giải thích rõ hơn về tác động của tâm lý thi đấu đề các cầu thủ Việt Nam tại giải đấu năm đó, Triệu Quang Hà lấy trận thắng trước Thái Lan ở bán kết để lý giải.
'Tôi nghĩ ở bán kết Việt Nam cũng may mắn vì vụ lùm xùm tại vòng bảng giữa Thái Lan và Indonesia. Thành ra các cầu thủ Thái Lan gặp vấn đề tâm lý. Nhưng với chúng tôi, trước khi vào trận cũng thấy hồi hộp.
Ngày ấy Việt Nam hay đá 3-5-2 hoặc 5-3-2, trong khi Thái Lan chơi 4-4-2. Bóng đá Thái Lan khi đó chơi với sơ đồ hiện đại hơn Việt Nam. Tôi cảm thấy hàng tiền vệ của ĐT Việt Nam bị thiếu một người so với đối thủ. Với quân số 4 người ở tuyến giữa, họ di chuyển linh hoạt hơn và kiểm soát thế trận. Còn chúng ta tuyến dưới thì thừa, nhưng ở trên lại thiếu.
Đó cũng là một phần lý do mà bao nhiêu năm Thái Lan họ luôn dẫn bàn rất sớm, rồi ĐT Việt Nam phải rượt đuổi, càng đá càng bị tâm lý', Triệu Quang Hà phân tích.
ĐT Việt Nam thăng hoa trong trận bán kết với Thái Lan. (Ảnh: Quang Minh)
Anh nói tiếp: 'Nhưng ở bán kết Tiger Cup 98, mọi thứ lại khác. Khi mình khoác lên màu cờ sắc áo tổ quốc, đứng ở sân nghe quốc cất lên, cả người 'nổi gai ốc', tinh thần xúc động. Lúc ấy thì chẳng còn sợ ai nữa cả, cứ lăn xả hết mình vào đá bóng, thi đấu quyết liệt mà chẳng lo sợ bị chấn thương.
Và rồi Việt Hoàng đưa ĐT Việt Nam dẫn trước từ sớm, giúp chúng tôi thi đấu cũng rất hưng phấn. Với riêng tôi, hôm đó đúng vào ngày sinh nhật nên mình rất quyết tâm. Bàn thắng nâng tỉ số lên 3-0 tôi cũng đóng góp dấu giầy. Đó là kỷ niệm rất đáng nhớ với mình.
Sau trận đấu, bản thân tôi thấy hưng phấn lắm. Thể thao là vậy. Nhiều khi tập trung suy nghĩ cho trận đấu quá mà bị mất ngủ. Rồi thắng xong hưng phấn nên cũng mất ngủ.
Rồi đến khi thua Singapore ở chung kết, mình cũng mất ngủ vì buồn. Nhưng nếu nói là suy sụp thì không, bởi bóng đá có thắng có thua. Về tâm lý, mình cũng buồn lắm chứ, nhưng đặc thù nghề nghiệp chỉ cho phép mình vui, buồn trong hôm nay thôi, còn mai lại phải lấy lại tập trung để hướng đến mục tiêu tiếp theo. Tôi nghĩ đã xác định theo nghiệp thể thao thì ai cũng phải chuẩn bị cho mình tâm lý đó', Triệu Quang Hà nhớ lại.
CĐV Việt Nam phải chứng kiến ĐT Singapore nâng cúp vô địch ngay tại sân Hàng Đẫy.
Sau thất bại đáng tiếc trên sân nhà năm đó, lứa cầu thủ của Triệu Quang Hà còn có thêm một lần lọt vào chung kết giải đấu khu vực. Tiếc rằng ĐT Việt Nam lại một lần nữa 'gục ngã trước cửa thiên đường', khi để thua Thái Lan 0-2 ở chung kết SEA Games 1999 trên đất Brunei.
Phải mất 10 năm sau thất bại cay đắng khiến hàng triệu trái tim CĐV chết lặng ở Tiger Cup 98, bóng đá Việt Nam mới có thể giành được ngôi vương Đông Nam Á.
Tuy nhiên trong lòng người hâm mộ Việt Nam, lứa cầu thủ Hồng Sơn, Huỳnh Đức, Quang Hà, Văn Sỹ Hùng, Đỗ Khải... vẫn luôn được coi là 'thế hệ vàng' của bóng đá nước nhà, với những dấu ấn lớn lao mà họ đã tạo ra ở thời kỳ chúng ta hội nhập trở lại với thể thao khu vực.
Bất ngờ HLV Đức Thắng giữa đường tương trợ 'ông Hải thiện nguyện' Chẳng hẹn mà gặp, HLV Nguyễn Đức Thắng bất ngờ ra tay giúp đỡ ông Đoàn Ngọc Hải, người gần đây được người dân hay gọi là ông Hải thiện nguyện. Câu chuyện giữa đường bất ngờ tương phùng HLV CLB bóng đá Bình Định được ông Hải ghi chép trong Nhật ký hành trình của mình trên mạng xã hội: Ông Đoàn...