Thế giới tuần qua: Châu Á hân hoan đón Tết Nguyên đán; Bước leo thang nguy hiểm trong xung đột Ukraine
Các nước châu Á hân hoan đón Tết Nguyên đán và Mỹ, Đức “bật đèn xanh” cung cấp xe tăng cho Ukraine – bước leo thang nguy hiểm trong xung đột ở Ukraine là hai sự kiện quốc tế nổi bật tuần qua.
Màn pháo hoa rực rỡ sắc màu chào Năm mới 2023 ở Solo, Trung Java, Indonesia. Ảnh: AFP
Các nước châu Á hân hoan đón Tết Nguyên đán
Sau gần 3 năm chống chọi với đại dịch COVID-19, người dân tại nhiều quốc gia châu Á lại hân hoan đón Tết Nguyên đán 2023 với nhiều kỳ vọng.
Tết Nguyên đán là nét văn hóa truyền thống lâu đời, không thể thiếu trong đời sống của người dân nhiều quốc gia châu Á. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng sum họp, đón chào năm mới với những kỳ vọng bình an và hạnh phúc.
Sau khi gỡ bỏ những hạn chế nghiêm ngặt để phòng dịch COVID-19, người dân Trung Quốc đã rộn ràng chào đón Năm mới 2023 sau 3 năm phong toả. Nhiều người cuối cùng đã có thể thực hiện chuyến đi đầu tiên trở về quê để sum họp, đoàn tụ với gia đình mà không phải lo lắng về những quy định cách ly, nguy cơ bị phong tỏa hay hạn chế đi lại. Trong đợt cao điểm du lịch Tết Nguyên đán, ước tính người dân Trung Quốc thực hiện khoảng 2,1 tỷ hành trình nội địa, gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Không còn những hạn chế vì COVID-19, các gia đình Trung Quốc đã có thể tụ tập tổ chức những bữa cơm tất niên bên ngoài. Những khó khăn hàng ngày tạm gác lại, để nhường chỗ cho một không khí tràn đầy hy vọng. Hàng loạt hoạt động công cộng cũng đã được tổ chức trở lại sau thời gian dài bị gián đoạn, trong đó có nhiều sự kiện văn hóa quy mô lớn tại thủ đô Bắc Kinh. Đám đông người dân đã ghé thăm những ngôi đền trong dịp lễ lớn nhất kể từ khi đại dịch COVID-19 xảy ra.
Bên ngoài ngôi chùa Lama nổi tiếng ở Bắc Kinh, hàng nghìn người xếp hàng dài 1 km chờ đợi lượt vào cầu nguyện, xin một năm mới mạnh khoẻ cho những người thân yêu.
Một người dân Bắc Kinh chia sẻ cô mong ước năm mới sức khoẻ cho tất cả mọi người.
“Tôi nghĩ làn sóng đại dịch đã chấm dứt. Tôi không bị nhiễm virus SARS-CoV-2 nhưng chồng và những người thân trong gia đình đều bị. Tôi vẫn nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải tự bảo vệ bản thân”, một người dân 57 tuổi họ Fang chia sẻ.
Tại Hong Kong (Trung Quốc), người dân đã đổ về đền Wong Tai Sin để đi lễ đầu năm. Đây là nghi thức truyền thống phổ biến đã bị hoãn lại trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19.
Theo truyền thống, mọi người thường tập trung trước 23h của đêm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Nhiều người hy vọng sẽ trở thành người đầu tiên, hoặc nằm trong số những người đầu tiên, thắp hương trước chính điện của ngôi đền với niềm tin những lời cầu nguyện trở thành hiện thực.
Trong khi đó, tại các nước Đông Nam Á, dù cùng đón Tết âm lịch nhưng Tết ở các nước trong khu vực lại tương đối đa dạng và khác biệt bởi đặc điểm đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hoá.
Theo nhiều quan điểm, ý nghĩa của Tết có thể gắn liền với thời khắc giao thoa năm cũ sang năm mới như tại Singapore và Việt Nam; hay khoảng thời gian chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa như Lào, Campuchia, Myanmar.
Còn tại Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines, Đông Timor, dịp Tết thường gắn liền với một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển tôn giáo chính của quốc gia.
Với gần 1/4 dân số là người gốc Hoa, Tết Nguyên đán tại Malaysia được tổ chức hoành tráng và sôi động. Trong 2 tuần nghỉ lễ, người dân sẽ trang trí nhà cửa bằng hoa tươi, câu đối, tranh vẽ… đa phần đều mang sắc đỏ với hy vọng về năm mới bình an, hạnh phúc.
Video đang HOT
Vào dịp Tết Nguyên đán, người dân Indonesia cũng tất bật dọn dẹp nhà cửa, trang trí nhà cửa bằng hoa, đèn lồng, câu đối. Những chiếc đèn lồng đỏ rực trên đường phố là hình ảnh phổ biến báo hiệu đất nước này đang đón Tết Nguyên đán.
Bước leo thang nguy hiểm trong xung đột ở Ukraine
Binh sĩ Mỹ điều khiển xe tăng M1 Abrams tham gia cuộc tập trận do NATO dẫn đầu tại Oppdal, Na Uy ngày 1/8/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau những tranh luận căng thẳng, cuối cùng, Washington và Berlin đều đã “bật đèn xanh” về việc cung cấp xe tăng chiến đấu chủ lực cho Ukraine. Động thái này đã thúc đẩy bước leo thang mới trong cuộc xung đột ở Ukraine.
Phát biểu trong cuộc họp Nội các ngày 25/1, Thủ tướng Đức Olaf Scholz thông báo nước này sẽ chuyển giao các xe tăng hiện đại Leopard 2 cho Ukraine.
Ông Scholz nhấn mạnh Chính phủ Đức đã quyết định chuyển giao xe tăng chiến đấu chủ lực loại Leopard 2A6 cho lực lượng chiến đấu Ukraine. Quyết định này được đưa ra sau nhiều cuộc thảo luận với các đối tác châu Âu và quốc tế.
Theo Thủ tướng Scholz, quyết định trên phù hợp với chủ trương mà Đức đã tuyên bố – là hỗ trợ tối đa cho Ukraine với sự hợp tác và điều phối quốc tế chặt chẽ. Theo ông, mục tiêu của Đức là nhanh chóng giao 2 đội tăng Leopard 2 – gồm 14 xe – cho Ukraine.
Quyết định của Đức chắc chắn sẽ mở đường cho các quốc gia khác – như Ba Lan, Tây Ban Nha và Na Uy – cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine.
Xe tăng Leopard 2 A7 của Quân đội Đức tham gia một buổi huấn luyện ở Munster ngày 13/10/2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, một số nguồn tin cho biết Mỹ cũng đã sẵn sàng cung cấp 31 xe tăng M1 Abrams tiên tiến trong vài tháng tới cho Ukraine, quyết định giúp phá vỡ thế bế tắc ngoại giao với Đức xoay quanh cách tốt nhất để hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Trước đó, Mỹ không mặn mà với ý tưởng triển khai xe tăng M1 Abrams vốn khó bảo trì tới Ukraine, nhưng Washington đã thay đổi chiến thuật nhằm thuyết phục Đức gửi những chiếc xe tăng Leopard 2 dễ sử dụng hơn tới quốc gia Đông Âu này.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ cung cấp xe tăng M1 Abrams – một trong những loại xe tăng chủ lực mạnh nhất của Mỹ – thông qua quỹ Sáng kiến Hỗ trợ An ninh Ukraine, cho phép chính quyền Tổng thống Biden mua vũ khí từ ngành công nghiệp nước này, thay vì lấy từ kho vũ khí hiện có của Mỹ, dù việc này sẽ mất thời gian hơn.
Như vậy, sau nhiều tháng kêu gọi và chờ đợi, Ukraine đang đứng trước cơ hội lớn để có được những chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực được nhìn nhận là hiện đại nhất thế giới hiện nay.
Quyết định của Mỹ và Đức được đưa ra trong bối cảnh các nước phương Tây đang giúp Ukraine chuẩn bị cho một cuộc phản công tiềm tàng vào mùa xuân, nhằm đẩy Nga ra khỏi các vùng lãnh thổ do Moskva kiểm soát.
Với quyết định này, lần đầu tiên xe tăng do phương Tây sản xuất sẽ tham chiến ở Ukraine. Giới chuyên gia nhận định sau xe tăng, việc phương Tây cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine cũng chỉ là vấn đề thời gian.
Như vậy, từ xe tăng Liên Xô tới HIMARS, xe tăng do phương Tây sản xuất và tới đây là máy bay chiến đấu, cuộc xung đột ở Ukraine đang leo thang tới ngưỡng nguy hiểm. Không chỉ leo thang về vũ khí, Nga coi các cam kết viện trợ xe tăng cho Ukraine của Mỹ và châu Âu là bằng chứng phương Tây ngày càng can dự sâu hơn vào chiến sự và cho thấy biểu hiện của cuộc chiến tranh uỷ nhiệm ngày càng hiện rõ.
Bình luận về động thái của Berlin, Đại sứ quán Nga tại Đức cảnh báo trong một tuyên bố rằng “quyết định vô cùng nguy hiểm này sẽ đẩy cuộc xung đột ở Ukraine sang một cấp độ đối đầu mới”.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc các nước phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev chứng tỏ họ đã can dự trực tiếp và ngày càng tăng vào cuộc xung đột Ukraine.
“Châu Âu và Mỹ liên tục tuyên bố rằng việc viện trợ các hệ thống vũ khí cho Ukraine, bao gồm cả xe tăng, không làm gia tăng đáng kể sự liên quan của họ đến tình trạng xung đột ở Ukraine. Chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với quan điểm này. Và tại Moskva, mọi việc mà những bên tôi nhắc đến ở trên đang làm đều được coi là can dự trực tiếp vào cuộc xung đột. Chúng tôi thấy tình trạng này đang gia tăng”, ông Peskov cho biết.
Moskva đã nhiều lần cảnh báo việc Mỹ và các đồng minh viện trợ quân sự cho Kiev sẽ khiến cuộc xung đột Ukraine kéo dài. Bộ Ngoại giao Nga cho rằng các nước NATO đang “đùa với lửa” bằng cách cung cấp vũ khí cho Kiev và bất kỳ đoàn xe vũ khí nào tới Ukraine sẽ trở thành mục tiêu tấn công hợp pháp của các lực lượng Nga.
Nguyên nhân cản trở hàng trăm xe tăng chủ lực của phương Tây sớm tham chiến ở Ukraine
Các đồng minh phương Tây cuối cùng đã đồng ý gửi cho Ukraine các xe tăng chiến đấu mạnh mẽ.
Nhưng Kiev lại đối mặt với một rào cản lớn để tiếp nhận số vũ khí này.
Một người lính Đức đứng cạnh xe tăng chiến đấu Leopard 2 trong chuyến thăm của Thủ tướng Đức tới một khu huấn luyện quân sự ở miền Bắc nước này vào tháng 10/2022. Ảnh: AFP/Getty Images
Gần một năm diễn ra cuộc xung đột ở Ukraine, các đồng minh phương Tây cuối cùng đã đồng ý gửi cho Kiev các xe tăng chiến đấu mà Kiev hằng mong. Tiểu đoàn đầu tiên sẽ có khoảng 40 xe tăng, bao gồm cả những chiếc Leopard 2A6 mới của Đức, có thể được chuyển giao vào mùa xuân.
Nhưng lô lớn hơn được Mỹ và các quốc gia châu Âu khác kết hợp tài trợ bao gồm một loạt mẫu tăng, mỗi mẫu lại có thời gian giao hàng khác nhau cùng những rào cản hậu cần riêng. Các chuyên gia quân sự hiện không chắc liệu chúng có mang đến tác dụng quyết định trên chiến trường hay không, trong khi các lực lượng Ukraine cần được huấn luyện về cách sử dụng.
Giới chức Kiev đã nói rằng họ cần ít nhất 300 xe tăng để hỗ trợ một cuộc phản công mùa xuân quy mô lớn chống lại người Nga và gọi động thái của phương Tây trong việc viện trợ xe tăng là một yếu tố thay đổi cuộc chơi. Các quan chức Ukraine cho biết hôm 26/1 rằng, để trả đũa cho cam kết về xe tăng được các nước phương Tây công bố một ngày trước đó, Nga đã bắn phá các thị trấn và thành phố của Ukraine bằng hàng chục tên lửa.
Tuy nhiên, ông Franz-Stefan Gady, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London, lại nhận định: "Không một hệ thống hay nền tảng vũ khí đơn lẻ nào có thể thay đổi cuộc chơi". Ông nói rằng tác động của "số lượng hạn chế" xe tăng đến Ukraine vào tháng 3 sẽ phụ thuộc vào quá trình huấn luyện và mức độ phối hợp của các đội hình mới trên tiền tuyến.
Do Đức đã trì hoãn quá lâu để quyết định việc gửi xe tăng, "không chắc Leopard 2 sẽ đóng một vai trò quan trọng trong bất kỳ cuộc tấn công mùa xuân nào" - chuyên gia Gady nói.
Cùng ngày 26/1, Moskva đã chỉ trích việc chuyển giao xe tăng là một sự "leo thang" xung đột.
Trong khi đó, người Ukraine hiện đang mong đợi kế hoạch chuyển giao 14 xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger 2 từ Anh, cũng như việc chuyển giao 31 xe tăng M1A2 Abrams từ Mỹ. Đây là là biến thể tăng được đưa vào sử dụng lần đầu tiên từ những năm 1990. Nó được tích hợp các hệ thống nhắm mục tiêu và điện tử hiện đại hơn so với người "anh em" cũ M1A1, và một khẩu pháo chính 120 mm.
Các nước châu Âu cũng đang tận dụng các kho dự trữ hàng chục năm tuổi để hỗ trợ cho Kiev. Tây Ban Nha cân nhắc gửi một lô Leopard 2A4 cũ, vốn bị bỏ không trong một thập kỷ qua và có thể cần sửa chữa nhiều. Đức gấp rút phát triển biến thể A6 mới hơn, với hình ảnh nhiệt và súng tốc độ cao mạnh hơn đáng kể, để thay thế cho thế hệ xe tăng tiền nhiệm dự kiến chuyển cho Ukraine.
Xe tăng của lực lượng Ukraine ở vùng Donbas. Ảnh: Getty Images
Tất cả đều là những vũ khí có hỏa lực mạnh hỗ trợ Ukraine chống lại lực lượng Nga, nhưng đi kèm đó là những phức tạp chồng chất trong việc mua sắm đạn dược, huấn luyện lực lượng có năng lực và tổ chức hậu cần cho nhiều hệ thống tăng khác nhau. Đức, Ba Lan và Mỹ đều đang lên kế hoạch cho các chương trình huấn luyện xe tăng riêng biệt, trong đó Berlin và Warsaw sẽ bắt đầu chương trình của mình sau vài ngày nữa để còn gấp rút giao hàng trong mùa xuân này.
Sonny Butterworth, một chuyên gia về xe tăng của công ty tình báo quốc phòng Janes, cho biết sự lộn xộn của các hệ thống tăng khác nhau gây ra "khó khăn về mặt hậu cần" đối với việc chuyển giao.
Những chiếc Challenger 2 của Anh sử dụng loại đạn khác với tiêu chuẩn của NATO. Còn Leopard 2 có sự khác biệt nhỏ giữa những chiếc xe tăng dự trữ mà các quốc gia châu Âu nắm giữ, ngay cả khi chúng là cùng một mẫu xe. Các chuyên gia cho biết, xe tăng Leopard A4 của Tây Ban Nha có thể có hệ thống điều khiển hỏa lực khác với của Phần Lan, mặc dù về cơ bản chúng có thể tương tác với nhau.
Chuyên gia Butterworth nói: "Người Ukraine sẽ vận hành một số loại thiết bị khác nhau và họ sẽ đối mặt với việc phải hỗ trợ chúng bằng các phụ tùng thay thế phù hợp".
Theo chuyên gia này, Ukraine lâu nay dựa vào xe tăng chiến đấu T-72 cũ của Liên Xô và có thể cảm thấy họ chỉ cần phần cứng để chống lại Nga, đẩy mạnh tiến độ trên chiến trường. Nhưng về lâu dài, việc vận hành nhiều loại xe tăng có thể dẫn đến những khó khăn lớn hơn về hậu cần với Kiev.
Quyết định của Mỹ gửi xe tăng M1 Abrams tới Ukraine đã cung cấp một loại vũ khí mạnh mẽ cho lực lượng của Kiev trong ngắn hạn. Nhưng nó cũng là một thứ có thể gây ra sự hỗn loạn nếu không có sự hỗ trợ và bảo trì hậu cần thích hợp.
Chính quyền Tổng thống Biden thông báo hôm 25/1 rằng họ sẽ gửi 31 xe tăng M1 Abrams đến Ukraine, nhưng lô hàng không có khả năng đến ngay trong mùa xuân. Ảnh: military.com
Một quan chức Mỹ nói rằng mặc dù các lực lượng Ukraine đã thể hiện năng lực đáng kể trong việc sử dụng vũ khí của Mỹ trên chiến trường, việc vận hành xe tăng M1 Abrams đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn nhiều, bao gồm cả hoạt động huấn luyện diễn ra bên ngoài Ukraine.
"Chúng tôi tự tin rằng chúng tôi sẽ có thể cung cấp hỗ trợ duy trì và bảo trì đầy đủ sau vài tháng", quan chức này nói.
Các chuyên gia cho biết, Ba Lan, nước láng giềng của Ukraine, cũng đang xây dựng nguồn cung cấp M1 Abrams của riêng mình và có thể tạo điều kiện hỗ trợ hậu cần và bảo trì.
Một yếu tố phức tạp khác chính là loại uranium nghèo (depleted uranium) được sử dụng trong bộ giáp dành riêng cho các phiên bản xe tăng quân sự của Mỹ. Bộ giáp này được chế tạo từ các thành phần đã được xếp loại bí mật mà Mỹ thường không xuất khẩu - theo một quan chức giấu tên hiểu biết về vấn đề này.
Hiện vẫn chưa rõ nơi quân đội Mỹ có thể huấn luyện lực lượng Ukraine về xe tăng. Một khả năng là Khu vực huấn luyện Grafenwoehr ở Đức, một cơ sở rộng lớn ở vùng nông thôn Bavarian, nơi quân đội Mỹ đã bắt đầu huấn luyện một tiểu đoàn gồm hơn 600 quân Ukraine trong tháng 1 này về cách kết hợp pháo binh, xe bọc thép và các loại vũ khí khác để tối đa hóa tác động của chúng trên chiến trường.
Trong chuyến thăm quân đội đầu tiên vào 26/1, tân Bộ trưởng Quốc phòng của Đức, ông Boris Pistorius đã bác bỏ những tuyên bố rằng việc giao xe tăng không đủ hoặc sự chậm trễ của Đức có thể đã làm lỡ mất khoảng thời gian quan trọng. "Chúng tôi không ngần ngại, chúng tôi đã đàm phán. Chúng tôi đã nói chuyện với các đồng minh, đối tác và bạn bè của mình", ông Pistorius nói.
Với tư cách là nhà sản xuất xe tăng Leopard, Berlin cần phải đi trước trong việc giao hàng từ bất kỳ quốc gia nào trong số hơn chục quốc gia đang vận hành loại xe này.
Ông Yuri Sak, một cố vấn của Bộ Quốc phòng Ukraine, cho biết người Nga đang cố thủ trong các vùng lãnh thổ mà họ kiểm soát, và "để chúng tôi có thể tiến bước bằng các cuộc phản công của mình thì xe tăng chiến đấu là chìa khóa."
Cho đến nay, Ukraine vẫn dựa vào xe tăng T-72 cũ của Liên Xô, loại xe sắp hết đạn. Các xe tăng mới sẽ mở ra cơ hội cho các nền tảng hỗ trợ đạn dược có thể được bổ sung bởi các đồng minh trong cuộc cuộc chiến tiêu hao với Nga.
IAEA tăng cường hiện diện ở Ukraine để ngăn chặn sự cố hạt nhân giữa xung đột Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đang nỗ lực mở rộng sự hiện diện của tổ chức tại Ukraine nhằm giúp ngăn chặn một thảm hoạ hạt nhân có thể xảy ra trong xung đột. Nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye. Ảnh: Global Look Press "IAEA đang mở rộng sự hiện diện của mình tại Ukraine để giúp ngăn chặn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hàn Quốc điều trực thăng khống chế cháy rừng ở Khu phi quân sự liên Triều

Tàu sân bay thứ hai của Mỹ có mặt tại Trung Đông

Châu Âu hứa dùng 2,4 tỷ USD tài sản Nga mua vũ khí cho Ukraine

Sau 'cú phanh' thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Xung đột Hamas - Israel: LHQ hối thúc việc mở lại các cửa khẩu

EU cảnh báo đánh thuế dịch vụ số Mỹ nếu đàm phán thất bại

Bộ Ngoại giao Nga thông tin về nội dung vòng đàm phán thứ 2 với Mỹ

Đẩy nhanh tự chủ vũ khí, Ukraine sản xuất nhiều lựu pháo hơn cả châu Âu cộng lại

ByteDance 'bội thu' nhờ doanh thu bùng nổ của TikTok

Thuế quan của Mỹ: LHQ kêu gọi tránh 'nỗi đau thuế quan' cho các nước nghèo nhất

EU sẵn sàng dùng các biện pháp thương mại mạnh nhất với Mỹ

Nga tăng tốc giành lại toàn bộ Kursk, xóa sổ quân bài mặc cả của Ukraine
Có thể bạn quan tâm

Tử vi vui 12 cung hoàng đạo ngày 11/4: Song Tử 'săn cơ hội', Nhân Mã chớ bốc đồng, Bọ Cạp bị deadline dí
Trắc nghiệm
17:15:31 11/04/2025
Hoa hậu Mai Phương Thúy bức xúc tin đồn 'lãi 1,5 tỷ sau 1 đêm'
Sao việt
17:13:51 11/04/2025
Phim "Địa đạo" chân thật đến nghẹt thở, xem phim để thấu hiểu giá trị của hòa bình
Hậu trường phim
17:10:20 11/04/2025
Sao võ thuật từng là ông trùm thế giới ngầm: Nắm đấm mạnh nhất Châu Á "rửa tay gác kiếm" vì lý do này (P2)
Sao châu á
17:04:17 11/04/2025
Phát hiện 12 khu vực quặng dự báo cho hơn 10 tấn vàng ở Trung Trung Bộ
Tin nổi bật
17:00:47 11/04/2025
Điều hành đường dây cát lậu 'khủng' dưới vỏ bọc giám đốc công ty
Pháp luật
16:58:56 11/04/2025
Hôm nay nấu gì: Sườn xào - cá nướng - canh ngao chua mát, nghe thôi đã thấy đói!
Ẩm thực
16:53:27 11/04/2025
Quỳnh Anh - vợ Duy Mạnh - lộ khoảnh khắc mẹ bỉm xuề xoà, khác hẳn lúc "lên đồ" xinh như gái Nhật
Sao thể thao
16:23:07 11/04/2025
Nam ca sĩ phải bán nhà vì thua lỗ chứng khoán: Từng rơi vào trầm cảm, cát xê tăng vọt sau show Anh Trai
Nhạc việt
15:29:48 11/04/2025
Giới trẻ Trung Quốc thà ở khách sạn hơn đi thuê nhà
Netizen
15:07:30 11/04/2025