Thế giới tuần qua: APEC họp bàn về vaccine COVID-19; Indonesia thành tâm dịch thế giới
Trong tuần qua, truyền thông thế giới đã đưa mạnh thông tin về cuộc họp không chính thức của các Lãnh đạo Kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) về ứng phó với COVID-19 và tình hình dịch COVID-19 tại Indonesia.
Cuộc họp không chính thức của APEC
Tổng thống Nga Vladimir Putin dự cuộc họp không chính thức của các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC. Ảnh: Reuters
Các Nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) vào ngày 16/7 đã cam kết cùng hợp tác mở rộng chia sẻ và sản xuất vaccine COVID-19 để chống dịch toàn cầu.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết cuộc họp đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Các nhà lãnh đạo khẳng định ủng hộ chuyển giao tự nguyện công nghệ sản xuất vaccine COVID-19 trên thỏa thuận nhất trí giữa các bên. Làn sóng dịch COVID-19 mới do biến thể Delta gây ra đã xuất hiện ở một số quốc gia thành viên APEC.
Cuộc họp không chính thức của các nhà lãnh đạo APEC do New Zealand chủ trì theo hình thức trực tuyến trước thềm cuộc họp tổ chức vào tháng 11 tới.
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern phát biểu tại cuộc họp: “Hiện tại chúng ta tập trung vào mọi khía cạnh của đóng góp cho nỗ lực vaccine toàn cầu bao gồm sản xuất, chia sẻ và sử dụng vaccine”. Nữ Thủ tướng New Zealand cũng nói thêm rằng COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng của thế giới và việc chuẩn bị sẵn sàng là rất quan trọng.
Trong cuộc họp, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng cần loại bỏ rào cản toàn cầu với sản xuất và chuyển giao vaccine COVID-19. Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga bày tỏ quyết tâm tổ chức kỳ thế vận hội Olympic an toàn.
Nhà Trắng ngày 16/7 thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden thảo luận về đầu tư hiệu quả hơn vào an ninh y tế toàn cầu và chuẩn bị xử lý các dịch bệnh tiềm tàng trong tương lai.
Nhận lời mời của Thủ tướng New Zealand, bà Jacinda Ardern, tối 16/7, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và có bài phát biểu tại cuộc họp. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, chúng tôi hiểu rất rõ giá trị của đoàn kết và hợp tác. Việt Nam luôn trân trọng hợp tác APEC và sẽ cùng các thành viên thúc đẩy hợp tác trên tinh thần cùng phòng ngừa dịch bệnh, Cùng Phối hợp, Cùng Hành động, Cùng Tăng trưởng và cùng hướng đến một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả chúng ta”.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau buổi họp trực tuyến, các nhà lãnh đạo đánh giá: “Dịch COVID-19 tiếp tục gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người dân và kinh tế trong khu vực. Chúng ta sẽ chỉ có thể vượt qua tình trạng này bằng việc tăng cường tiếp cận công bằng với vaccine COVID-19 an toàn, hiệu quả, đảm bảo chất lượng và có thể chi trả được”.
Có tổng cộng 50 triệu trường hợp mắc COVID-19 tại các quốc gia thành viên APEC, trong đó trên 1 triệu người tử vong.
Indonesia vượt Ấn Độ thành điểm nóng COVID-19 của thế giới
Nhân viên y tế tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh tại Tangerang, Indonesia. Ảnh: AP
Video đang HOT
Ngày 14/7, Indonesia đã vượt qua Ấn Độ và trở thành điểm nóng COVID-19 mới tại châu Á và cả thế giới. Trong ngày 14/7, Indonesia ghi nhận 54.517 ca mắc COVID-19, còn Ấn Độ có 39.000 ca mắc mới.
Nhà dịch tễ học Dicky Budiman tại Đại học Griffith (Australia) đánh giá: “Có thể nói Indonesia đang là tâm dịch của châu Á”.
Giới chuyên gia cho rằng số ca mắc COVID-19 tại Indonesia liên tục tăng trong vài tuần qua là do hệ quả của kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr hồi tháng 5, cũng như sự xuất hiện của các biến thể mới nguy hiểm, trong đó có biến thể Delta.
Điều đáng lo ngại hơn với Indonesia không chỉ là số ca mắc hàng ngày gia tăng mà còn là tỷ lệ ca mắc trên 1 triệu dân. Dân số 270 triệu của Indonesia chỉ bằng 1/5 dân số Ấn Độ nhưng Indonesia có 132 ca mắc/1 triệu dân, trong khi con số này ở Ấn Độ chỉ là 26/1 triệu dân (số liệu ngày 11/7). Tỷ lệ ca tử vong trên đầu người ở Indonesia cũng cao hơn Ấn Độ: 3 ca tử vong/1 triệu dân so với chưa đầy 1 ca tử vong/1 triệu dân ở Ấn Độ.
Con số thống kê trên còn chưa tính tới tình trạng xét nghiệm và truy vết tiếp xúc chậm chạp ở Indonesia. Tỷ lệ dương tính ở ở Indonesia ở mức 30% trong tuần trước, còn tỷ lệ này ở Ấn Độ là 2%.
Tính tổng số ca mắc và tử vong từ đầu đại dịch, Indonesia ghi nhận lần lượt là trên 2,6 triệu ca mắc và 68.219 ca tử vong.
Làn sóng lây nhiễm thứ 2 tại nước này đã khiến hàng loạt bệnh viện rơi vào tình trạng quá tải. Để đối phó với tình hình cấp bách này, Chính phủ Indonesia đã áp đặt lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng (PPKM) khẩn cấp tại Java và Bali từ ngày 3-20/7 và mở rộng sang 15 khu vực khác bên ngoài 2 hòn đảo đông dân này.
Trong khi dịch ở Ấn Độ đang có chiều hướng bớt nghiêm trọng thì tình hình ở Indonesia chưa có dấu hiệu khả quan. Ngày 13/7, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Sadikin cho biết tỷ lệ giường bệnh cho bệnh nhân COVID-19 ở 12 tỉnh đã vượt 70%. Tỷ lệ này tại thủ đô Jakarta còn lên tới gần 90%. Chính phủ Indonesia đang chuẩn bị cho kịch bản số ca mắc có thể tăng 30% trong hai tuần tới, trong đó có việc chuyển đổi một số bệnh viện bình thường thành cơ sở chữa trị bệnh COVID-19.
Indonesia phát động chương trình tiêm vaccine COVID-19 toàn quốc vào ngày 13/1 vừa qua, với mục tiêu cung cấp vaccine cho ít nhất 181,5 triệu người để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay. Tính đến nay, quốc gia này đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 cho 15.190.998 người và 36.914.607 người đã được tiêm mũi vaccine đầu tiên.
COVID-19 tại ASEAN hết 9/3: Trên 10.000 ca mắc mới; Campuchia nguy cơ vượt tầm kiểm soát
Ngày 9/3, các nước ASEAN đã ghi nhận trên 10.000 ca mắc mới, nâng tổng ca bệnh lên trên 2,54 triệu người. Đối mặt nguy cơ dịch vượt tầm kiểm soát, Campuchia ra lệnh đóng cửa các cơ quan dân sự nhà nước một tuần.
Cảnh sát phát khẩu trang miễn phí cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 9/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 10.474 ca mắc COVID-19 và 266 ca tử vong.
Như vậy, các nước ASEAN hiện ghi nhận tổng cộng 2.542.205 ca mắc COVID-19 trong đó có 54.823 ca tử vong và 2.273.580 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 3 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm phần lớn với 210 ca. Philippines thêm 7 ca tử vong và Malaysia thêm 9 ca.
Với 6.389 ca nhiễm mới Indonesia tiếp tục là ổ dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất trong các nước ASEAN với số ca tử vong lên tới 37.757 người, trong tổng số 1.392.945 ca bệnh.
Tình hình Malaysia cũng có xu hướng hạ nhiệt với số ca nhiễm mới trong ngày 9/3 là 1.280. Xu hướng này đã cho phép nước này dỡ bỏ Lệnh kiểm soát dịch chuyển từ ngày 2/3.
Một điểm tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Banten, Indonesia, ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Philippines đang đối mặt với đợt lây nhiễm mới, với số ca mắc mới gia tăng tại vùng đô thị Manila và các khu vực khác. 2 thành phố thuộc vùng đô thị Manila đang ở mức nguy cơ nghiêm trọng và 3 thành phố khác ở mức nguy cơ cao.
Campuchia đang hứng chịu làn sóng dịch thứ ba. Đây là thời điểm "sóng gió" do có cảnh sát, nhân viên nhà nước và nghệ sĩ bị mắc COVID-19. Do đó, Thủ tướng Hun Sen đã yêu cầu đóng cửa tạm thời các cơ quan dân sự nhà nước và chỉ duy trì 10% số nhân viên làm việc.
Trong khi đó Thái Lan ghi nhận 60 ca nhiễm mới, và Singapore có thêm 6 ca. Cùng ngày 9/3, Timor Leste phát hiện 20 ca dương tính với SARS-CoV-2, Brunei và Lào không ghi nhận ca nhiễm mới nào. Myanmar không cập nhật số liệu mới.
Campuchia: Nguy cơ dịch vượt ngoài tầm kiểm soát
Sau khi số ca nhiễm COVID-19 tại Campuchia vượt mức 1.000 ca, ngày 9/3 nước này ghi nhận 49 ca nhiễm mới, số ca nhiễm theo ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát hồi đầu năm 2020.
Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng với thủ đô Phnom Penh, thành phố Sihanoukville được đánh giá là "ổ dịch" lớn thứ hai tại Campuchia với hàng loạt ca lây nhiễm liên quan tới "Sự cố cộng đồng ngày 20/2", tiếp sau là các tỉnh Prey Veng và Kandal. Cơ quan chức năng thành phố duyên hải Sihanoukville xác nhận 12 ca nhiễm COVID-19 mới trong ngày 9/3, nâng tổng số ca nhiễm tại địa phương này lên 129 ca.
Sau khi lệnh phong tỏa và hạn chế ra vào thành phố Sihanoukville được chính thức ban bố từ đêm 3/3, tình hình quản lý cách ly dịch tại địa phương này vẫn khá phức tạp. Trong tối 8/3, đã có trường hợp một phụ nữ nước ngoài cố tình chạy trốn khỏi thành phố này để tới Phnom Penh nhưng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ. Trường hợp này sẽ bị cách ly 14 ngày trước khi bị trục xuất khỏi Campuchia.
Trong khi đó, theo thông tin từ chính quyền tỉnh Takeo, có 7 người nước ngoài khác bị bắt giữ sáng 8/3 vì có ý định trốn khỏi khu cách ly sau khi có 2 trường hợp du khách trước đó trốn thoát.
Lô vaccine phòng COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới sân bay quốc tế Phnom Penh, ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Theo thông cáo báo chí của Bộ Y tế Campuchia, tỉnh Prey Veng giáp biên giới với Việt Nam cũng được ghi nhận là "ổ dịch" phức tạp với hàng loạt sòng bạc và khu giải trí tại đây bị phong tỏa và đóng cửa. Tổng cộng đã có 12 trường hợp lây nhiễm COVID-19 tại khu vực này.
Tính đến chiều 9/3, Bộ Y tế Campuchia xác nhận tổng số ca lây nhiễm COVID-19 tại nước này là 1.060 trường hợp, trong đó có 549 ca liên quan tới "Sự cố lây nhiễm cộng đồng ngày 20/2".
Trước đó, ngày 8/3, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã yêu cầu các cơ quan dân sự nhà nước tạm thời đóng cửa trong ít nhất 1 tuần trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục tăng. Tuy nhiên, tất cả lực lượng vũ trang và nhân viên y tế vẫn làm việc như bình thường.
Theo Thủ tướng Hun Sen, đây là thời điểm "sóng gió" do có cảnh sát, nhân viên nhà nước và nghệ sĩ bị mắc COVID-19. Do đó, việc đóng cửa tạm thời các cơ quan và duy trì 10% số nhân viên làm việc là cần thiết. Ông đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tư nhân giảm số nhân viên tại công sở hoặc thay phiên nhau làm việc tại công sở nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm. Thủ tướng Hun Sen cũng nhắc lại khuyến cáo người dân hạn chế ra khỏi nhà nếu không thực sự cần thiết và tránh tụ tập đông người.
Người dân đeo khẩu trang, giãn cách trên tàu điện cao tốc ở thành phố Quezon, Philippines ngày 8/3/2021
Philippines: Ca mắc mới tăng ở nhiều thành phố
Bộ Y tế Philippines ngày 9/3 thông báo nước này ghi nhận thêm 2.668 ca mắc COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên 600.428 ca. Tổng số ca tử vong tăng thêm 7 ca, lên thành 12.528 ca. Thêm 171 người hồi phục đưa tổng số người khỏi bệnh lên 546.078.
Bộ trưởng Y tế Francisco Duque cho biết số ca mắc mới gia tăng tại vùng đô thị Manila và các khu vực khác. Cụ thể, có 2 thành phố thuộc vùng đô thị Manila đang ở mức nguy cơ nghiêm trọng và 3 thành phố khác ở mức nguy cơ cao.
Tổng thống Duterte cho rằng số ca nhiễm tăng là do người dân Philippines bỏ qua những qui định phòng dịch tối thiểu và thiếu cảnh giác. Ông kêu gọi người dân đeo khẩu trang đúng cách và giữ khoảng cách an toàn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Marikina, Philippines, ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/ TTXVN
Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Philippines, Rabindra Abeyanghe nhấn mạnh sự cần thiết phải thắt chặt các qui định trong cộng đồng để hạn chế sự lây lan dịch, trong đó có việc phát hiện sớm, cách li và quản lý người bệnh COVID-19. Ông Abeyasinghe cho rằng chưa xác định được liệu có phải các biến thể dễ lây lan hơn được phát hiện tại Brazil và Nam Phi là nguyên nhân gây ra sự gia tăng số ca mắc không. Đến nay, Philippines phát hiện 118 ca nhiễm biến thể mới virus SARS-CoV-2 được phát hiện tại Anh, 58 ca nhiễm biến thể có nguồn gốc từ Nam Phi.
Indonesia cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine của AstraZeneca
Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Indonesia thông báo nước này đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca.
Thông báo trên được đưa ra ngày 9/3 sau khi nước này tiếp nhận hơn 1 triệu liều vaccine của AstraZeneca thông qua cơ chế phân phối vaccine toàn cầu dành cho những nước có thu nhập thấp và trung bình COVAX.
Indonesia đặt mục tiêu tiêm chủng cho 181 triệu dân trong vòng 1 năm. Ảnh: EPA-EFE
Ngoài số vaccine trong khuôn khổ COVAX, Indonesia cũng đã tiếp nhận 38 triệu liều vaccine của hãng Sinovac Biotech (Trung Quốc) và đưa vào sử dụng loại vaccine này cho chương trình tiêm chủng quốc gia, được khởi động vào tháng 1/2021.
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với ASEAN để xây dựng một cộng đồng gần gũi hơn Chiều 7/3, phát biểu tại cuộc họp báo quốc tế diễn ra bên lề kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quôc Trung Quốc (Nhân đai, tưc Quốc hội - NPC) khóa XIII, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã trả lời những câu hỏi liên quan đến các mối quan hệ và chính sách đối ngoại...