Thế giới trong ‘vòng xoáy’ giá năng lượng tăng cao – Bài cuối: Giải pháp căn cơ
Với việc giá dầu thế giới tiếp tục tăng cao sau quyết định cấm nhập khẩu dầu từ Nga của Tổng thống Mỹ Joe Biden, “bài toán” vừa đảm bảo nguồn cung và vừa bình ổn giá xăng dầu trong nước đang đặt ra thách thức lớn với Việt Nam, nhất là khi Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn chưa thể đạt công suất đầy đủ.
Hai giải pháp tình thế đảm bảo nguồn cung
Nhà máy lọc dầu Dung Quất. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN
Kể từ khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) đi vào hoạt động, cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), nguồn cung xăng dầu trong nước đã đáp ứng được 70-75% nhu cầu. Khoảng 25-30% nhu cầu còn lại được Bộ Công Thương giao cho 35 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam.
Tuy nhiên, với việc Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất do các khó khăn nội tại, nguồn cung xăng dầu trong nước bị thiếu hụt đáng kể, gây nên tình trạng miền Bắc và miền Trung khan hiếm xăng dầu, một vài tỉnh thành phía Nam có hiện tượng thiếu hụt.
Để bù đắp lượng xăng dầu thiếu hụt này, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã yêu cầu Nhà máy lọc dầu Dung Quất tăng công suất lên 105% từ ngày 7/2 để bù đắp thiếu hụt khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm công suất. Tuy nhiên, mức tăng này của Nhà máy lọc dầu Dung Quất không thể bù đắp hết sản lượng thiếu hụt từ Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, mặc dù lãnh đạo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đã cam kết sẽ hoạt động 100% công suất trong tháng 4 tới để đảm bảo cung ứng đủ nhưng cho đến nay chưa có văn bản chính thức.
Để đảm bảo nguồn cung nhiên liệu “huyết mạch” cho nền kinh tế, Bộ Công Thương đã giao 10 doanh nghiệp đầu mối trong tổng số 35 doanh nghiệp nhập khẩu thêm 2,4 triệu m3 xăng dầu (gồm 840 nghìn m3 xăng và 1,56 triệu m3 dầu) để bù đắp thiếu hụt, đảm bảo đủ xăng dầu cung ứng trong quý II/2022 nếu Lọc hóa dầu Bình Sơn không đủ cung ứng.
Với chỉ tiêu nhập khẩu thêm được giao chiếm tới 45% tổng lượng nhập khẩu chung, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) Nguyễn Xuân Hùng cho biết, ngay sau khi Nhà máy có thông báo giảm sản lượng, Petrolimex đã rà soát lại các hợp đồng nhập khẩu với các đối tác và thực hiện ký kết ngay từ đầu năm 2022, trước khi có sự chỉ đạo của Bộ Công Thương. Bên cạnh đó, Petrolimex cũng ký kết các hợp đồng mới phù hợp với chỉ tiêu và sản lượng mà Bộ Công Thương giao cho Petrolimex phải nhập khẩu.
Là một trong 10 doanh nghiệp được giao nhập khẩu thêm xăng dầu là Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội, Phó Tổng giám đốc Lê Minh Quốc cho biết Công ty nhập khẩu xăng dầu về từ 4 nguồn: Singapore, Malaysia, Thái Lan và Hàn Quốc. Hiện
Công ty đang đàm phán với tất cả các nhà cung cấp để tìm ra phương án nhập khẩu với giá cả hợp lý nhất.
Video đang HOT
Với việc tăng công suất lọc dầu trong nước và tăng nhập khẩu như vậy, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2 mới đây khẳng định từ quý II trở đi sẽ đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước.
Tuy nhiên, cùng với hai giải pháp tình thế để đảm bảo nguồn cung trong nước, giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm xăng dầu cần tiếp tục được thực hiện quyết liệt trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới đang biến động rất bất lợi như hiện nay, ông Bùi Ngọc Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết.
Sử dụng linh hoạt công cụ thuế
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 160/CĐ-TTg, Bộ Tài chính đã nghiên cứu xây dựng dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Trên cơ sở ý kiến đề xuất của Bộ Công Thương, ý kiến tham gia thống nhất của các Bộ và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ Tài chính đã hoàn thiện dự án Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4 – 31/12/2022. Cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít. Như vậy, thuế môi trường với xăng trong phương án được Bộ này đưa ra chiều tối ngày 10/3 đã giảm 50% so với phương án trước đó Bộ Tài chính đề xuất để xin ý kiến đóng góp của các bộ, ban ngành liên quan.
Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng như vậy sẽ góp phần giảm áp lực tăng giá xăng dầu trong nước khi giá xăng dầu thế giới liên tục tăng mạnh như thời gian gần đây.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam Bùi Ngọc Bảo, khi giá dầu quốc tế lên cao ở mức ba con số như hiện nay, việc điều chỉnh các sắc thuế để bình ổn giá xăng dầu trong nước là thực sự cần thiết. Hiện Việt Nam có rất nhiều hiệp định thương mại; trong đó ưu tiên nguồn xăng dầu của các nước ASEAN với mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Tuy nhiên, ưu đãi thuế như vậy vô hình chung lại hạn chế các doanh nghiệp mở rộng tìm kiếm các nguồn khác.
Trong khi đó, nguồn cung cấp dầu ASEAN cũng hạn chế nên giá có xu hướng đẩy lên do các doanh nghiệp nhập khẩu chủ yếu từ các nước ASEAN. Vì vậy, Hiệp hội xăng dầu Việt Nam đã kiến nghị Bộ Tài chính nghiên cứu giảm thuế thuế tối huệ quốc (MFN) đối với xăng dầu, trước mắt trong năm 2022 đưa về bằng mức thuế ASEAN để tăng khả năng mở rộng tìm kiếm nguồn hơn, trong bối cảnh hết sức khó khăn như hiện nay.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính trên cơ sở sắc thuế dưới dạng tỷ lệ phần trăm hiện nay (nhập khẩu xăng 8%, tiêu thụ đặc biệt 10%) nên đưa về số tuyệt đối giống như các nước khác và giống như thuế môi trường với xăng dầu để giá xăng dầu ít chịu áp lực về thuế. Thực tế là với cách tính tỷ lệ phần trăm đối với thuế như hiện nay, giá dầu càng cao thì phần ngân sách gánh trong giá bán sẽ tăng lên tương ứng. Đây là điểm vô lý trong bối cảnh hiện nay, Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chỉ rõ.
Cũng theo ông Bảo, giá xăng dầu trong nước sẽ dần phải tiệm cận giá thị trường và đây là giải pháp duy nhất đối với nền kinh tế bởi không thể có đủ nguồn bù lỗ cho xăng dầu một cách dài hạn. Thực tế là năm 2008 khi giá dầu lên 147 USD/thùng, Việt Nam đã phải bù lỗ xăng dầu hơn 23.000 tỷ đồng. Đây là con số rất lớn vào thời điểm năm 2008, ông Bảo cho biết.
Tại Việt Nam, khi giá dầu quốc tế biến động lớn như thời gian vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã sử dụng một phần rất lớn quỹ bình ổn để kiềm chế giá xăng dầu. Tuy nhiên, quỹ bình ổn giá xăng dầu chỉ có tác dụng giúp mức độ giá xăng dầu không gia tăng đột biến ở một thời điểm nhất định và ngắn chứ không phải là một quỹ có thể bình ổn giá xăng dầu. Vì vậy, giải pháp căn cơ ở đây chính là các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu cơ chế điều hành giá linh hoạt và tiệm cận gần hơn với giá thế giới, ông Bảo khẳng định.
Giá xăng tăng kỷ lục, nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thua lỗ: "Truy" trách nhiệm của Bộ Công Thương
Trao đổi với Dân Việt, nhiều chuyên gia cho biết việc giá xăng tăng kỷ lục, nhập lậu xăng dầu có trách nhiệm của Bộ Công Thương, đặc biệt việc nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thua lỗ cần phải làm rõ với bộ này.
Bộ Công Thương quá "bảo thủ", không nghe ý kiến góp ý!
Tại tọa đàm "Làm gì khi giá xăng dầu tăng kỷ lục?" do báo Dân Việt tổ chức, TS Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam nêu rõ, để mất cân đối cung cầu là trách nhiệm của Bộ Công Thương. Từ đó, dẫn tới hệ lụy là việc giá xăng tăng, các cây xăng treo biển hết xăng.. . Vì vậy, Bộ Công Thương phải chịu trách nhiệm cho việc này.
"Chúng ta chỉ cần hình dung, Hà Nội hay TP.HCM mất xăng dầu một ngày thôi thì tình hình kinh tế sẽ nhốn nháo như thế nào? Do vậy, bảo đảm cân đối cung cầu cũng là nguyên tắc cơ bản của điều hành giá trong thời buổi kinh tế thị trường", ông Thỏa nêu quan điểm và nhấn mạnh, đã mất cân đối cung cầu thì điều hành giá không thể bình ổn ở mức hợp lý.
TS Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam. (Ảnh: Phạm Hưng)
Đối với nội dung sửa đổi văn bản của Bộ Công Thương, ông Thỏa không đánh giá chất lượng văn bản kém, mà vị Chủ tịch này cho rằng Bộ Công Thương "bảo thủ", không tiếp thu ý kiến đóng góp. Điều đó thể hiện ở việc chu kỳ điều chỉnh giá xăng.
"Tôi đã góp ý 3 điều, nhưng Bộ Công Thương chỉ tiếp thu một, là nhà nước đừng biến cái giao quyền cho doanh nghiệp định giá. Nhưng ông lại thay quy định mức giá cụ thể bằng tỉ lệ. Chu kỳ tôi đề nghị rút xuống hằng ngày, trước mắt chưa được thì còn 5 ngày theo đúng thông lệ mua bán của thương nhân đầu mối với nước ngoài theo hình thức 2 -1 -2. Nhưng kết quả vẫn giữ 10 ngày", ông Thỏa cho hay.
Chưa hết, theo ông Thỏa, trong quy định có một đoạn không minh bạch rằng "khi giá tăng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định". Tuy nhiên quy định tăng bao nhiêu % thì ảnh hưởng, hay tiêu chí ảnh hưởng đến anh sinh xã hội là tiêu chí cụ thể gì lại không được đề cập.
"Ví dụ lạm phát mấy %, giảm GDP mấy %, ví dụ đời sống nhân dân khó khăn thế nào? Những quy định cụ thể như vậy không có, dẫn đến điều hành chủ quan. Không rõ lúc nào là cần phải ra biện pháp bình ổn giá như luật đã quy định", ông Thỏa băn khoăn.
Cuối cùng, quay trở lại chu kỳ, ông Thỏa cho biết không có từ ngữ nào là cơ chế xin cho, nhưng hình hài là cơ chế xin cho.
"Dù nói là doanh nghiệp được quyền quyết định giá trên cơ sở giá cơ sở. Nhưng không doanh nghiệp nào dám quyết định giá khi Bộ Công Thương chưa công bố giá cơ sở. Chỉ khi nào Bộ Công Thương công bố giá cơ sở thì các doanh nghiệp mới dám công bố giá bán lẻ. Điều này đồng nghĩa với việc bản thân Bộ Công Thương đã vi phạm cái ông nói - tức là trao quyền định giá cho doanh nghiệp", ông Thỏa nhấn mạnh.
Câu chuyện nhà máy lọc dầu Nghi Sơn thua lỗ cần làm rõ với Bộ Công Thương
Liên quan đến vấn đề này, TS Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế thừa nhận, thị trường xăng dầu ở Việt Nam không thể thả nổi, phải có sự can thiệp rất lớn của Nhà nước, bởi còn liên quan đến an ninh năng lượng, liên quan đến giá và thu ngân sách.
Riêng vềtrách nhiệm của Bộ Công Thương, "chắc chắn không thể chối bỏ trách nhiệm" - theo ông Ánh. Bởi Bộ này liên quan đến toàn bộ thị trường xăng dầu từ khâu sản xuất, nhập khẩu, dự trữ, quản lý hệ thống phân phối...
"Nguồn cung xăng dầu của chúng ta cũng có vấn đề, bên cạnh đó là tình trạng buôn lậu xăng dầu cũng là trách nhiệm của Bộ Công Thương. Việc các cây xăng gián đoạn nguồn cung, treo biển không bán, hết xăng... nhưng đến giờ Bộ này cũng không có câu trả lời rõ việc vì sao họ ngừng bán? Có đúng là họ hết xăng không, giấy tờ nhập xăng có đúng không?", ông Ánh đặt vấn đề.
Mất cân đối cung - cầu, nhiều cây xăng treo biển hết xăng. (Ảnh: QH)
Cũng theo vị chuyên gia này, việc quan trọng nhất của Bộ Công Thương lúc này là phải đảm bảo nguồn cung trên phạm vi cả nước chứ không phải chỉ là chuyện điều hành giá. Theo đó, Bộ Công Thương phải cân đối phải đảm bảo nguồn cung, gắn với những dự án liên quan.
"Hiện nay, Việt Nam không chỉ có hai nhà máy Lọc Dầu Dung Quất và Nghi Sơn, mà còn có một nhà máy ở phía Nam là Nhà Máy Lọc Hóa Dầu Long Sơn. Theo đó, cơ quan chức năng cần phải đưa hết các nhà máy cân đối về tính tổng thể", TS Vũ Đình Ánh cho hay.
Liên hệ tới câu chuyện cắt giảm công suất của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn thời gian qua vì lý do khó khăn về tài chính, vị chuyên gia này cho rằng, không phải hiện giờ Nghi Sơn mới lỗ mà lỗ đã được dự tính trước. Thậm chí đã bố trí nguồn để giữ. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại làm như vậy? Đến thời điểm này phải làm rõ câu chuyện này với Bộ Công Thương.
Về điều hành giá, theo ông Ánh nên cân nhắc việc có nên để Liên Bộ điều hành giá hiện nay.
"Tôi nghĩ nên bỏ đi. Bộ Tài chính căn cứ vào đâu để quản lý giá, trong khi thị trường và sản xuất Bộ khác quản lý. Vậy quản lý giá từ đâu?. Tôi cho rằng, nên giao Bộ Công Thương quản lý giá, còn Bộ Tài chính thiết kế lại các khoản thu ngân sách đối với xăng dầu. Tất cả nên giao về một đầu mối để gắn với trách nhiệm. Việc Liên Bộ cùng quản lý rất khó để biết, việc này của ai, Bộ nào, trách nhiệm ra sao", ông Ánh nêu kiến nghị.
Xây dựng luồng xanh giảm áp lực ùn ứ cho khu vực cửa khẩu Những ngày gần đây, cảnh ùn tắc tại khu vực cửa khẩu phía Bắc lại tiếp tục nóng trở lại. Tình trạng này đã diễn ra từ cuối năm ngoái và đã phần nào được tháo gỡ nhờ sự vào cuộc của cơ quan chức năng. Chính vì vậy, phương án xây dựng luồng xanh theo hướng UBND các tỉnh Lạng Sơn, Quảng...