Thế giới trong ngày (19-6) qua ảnh
Hãy cùng Việt Báo điểm lại những khoảnh khắc đáng nhớ nhất trong ngày qua các bức ảnh thật ấn tượng từ khắp nơi trên thế giới.
Một cổ động viên Brazil ở Sao Paulo (Ảnh: Miguel Schincariol/Getty Images)
Người dân Iraq đang kiểm kê lại những tổn thất do vụ đánh bom ô tô gây ra tại Sadr City của Baghdad. Vụ đánh bom đã làm chết 12 người. (Ảnh: Karim Kadim/AP)
Những người lính thuộc bộ tộc Shia đang tập trung tại Baghdad theo lời yêu cầu của chính phủ để tham gia chiến dịch chống lại quân nổi dậy. (Ảnh: Karim Kadim/AP)
Cửa hàng bán cá cảnh ở Colombo (Ảnh: Ishara S.kodikara/Getty Images)
Layla Dee Bradley, Casey Garner and Summer White tham dự ngày thứ hai Lễ hội đua ngựa Ascot (Ảnh: Henry Browne/Action Images)
Video đang HOT
Sau khi bị đánh bom, chiếc tàu chở dầu cung cấp cho lực lượng NATO ở Jalalabad, Afghanistan bốc cháy dữ dội
Nhà vua Tây Ban Nha Juan Carlos ôm Thái tử Felipe trong một buổi lễ tại Cung điện Hoàng gia ở Madrid sau khi Nhà vua ký đạo luật do Quốc hội Tây Ban Nha phê chuẩn cho phép ông thoái vị và nhường lại ngôi báu cho con trai mình (Ảnh: Juan Carlos Hidal/EPA)
Debbie Harry của Blondie biểu diễn trên sân khấu trong buổi hòa nhạc kỷ niệm 40 năm ngày thành lập nhóm nhạc tại Paradiso, Amsterdam, Hà Lan. (Ảnh: Ferdy Damman/EPA)
VietBao.vn
Lầu Năm Góc: Trung Quốc giấu giếm về chi tiêu quốc phòng
Bộ quốc phòng Mỹ ngày 5/6 cho biết, Trung Quốc đã không thành thật vì về chi tiêu dành cho quốc phòng và rằng ngân sách quốc phòng của nước này trong năm 2013 ước tính vào khoảng 145 tỷ USD, chứ không phải 119,5 tỷ USD như Bắc Kinh công bố.
Một máy bay chiến đấu của Trung Quốc. (Ảnh minh họa)
Trung Quốc đã đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng trong bối cảnh nước này thúc đẩy một chương trình nhằm hiện đại hóa kho vũ khí gồm các máy bay không người lái, tàu chiến, máy bay chiến đấu, tên lửa và vũ khí mạng.
Theo ước tính của Lầu Năm Góc, Trung Quốc đã báo cáo thấp chi tiêu quốc phòng trong năm ngoái 21%. Theo đó, Bắc Kinh đã chi 145 tỷ USD cho quốc phòng trong năm 2013, cao hơn con số 119,5 tỷ USD được công bố chính thức.
Thông tin trên được đưa ra trong một báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc gửi tới quốc hội Mỹ, vốn cũng nhấn mạnh đến sự tiến biến bộ mạnh mẽ trong các khả năng phòng thủ của Trung Quốc.
Mỹ và các đồng minh, đặc biệt là Nhật Bản, đã nhiều lần bày tỏ lo ngại về sự thiếu minh bạch trong chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc trong bối cảnh các căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và các quốc gia láng giềng về các tranh chấp biển đảo.
Trong báo cáo thường niên trước đó về Trung Quốc, Lầu Năm Góc ước tính chi tiêu quân sự của Bắc Kinh nằm trong khoảng 135-215 tỷ USD.
Ước tính 145 tỷ USD "phản ánh sự tiến bộ của chúng tôi trong chuyện hiểu biết về cách thức Trung Quốc gia tăng ngân sách quốc phòng", một quan chức của Lầu Năm Góc cho biết.
Tuy nhiên, báo cáo cũng thừa nhận rằng việc ước tính chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc là rất khó, một phần do sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh.
"Nhưng tôi có thể nói rằng vẫn còn nhiều điều mà chúng ta không biết về chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc và đó là một lĩnh vực mà chúng tôi đề Bắc Kinh cần minh bạch hơn", quan chức trên cho hay.
Hồi tháng 3 năm nay, Trung Quốc đã thông báo mức tăng chi tiêu quốc phòng 12,2% trong năm 2014, lên 132 tỷ USD.
Trung Quốc đã bác bỏ các chỉ trích của nước ngoài, khi tờ China Daily nói rằng "hòa bình thế giới cần một Trung Quốc mạnh hơn về quân sự".
Chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc - dù là con số chính thức hay ước tính của Lầu Năm Góc - cũng cao hơn nhiều so với ngân sách quốc phòng của các quốc gia láng giềng.
Trong năm 2013, chi tiêu quốc phòng của Nga là 69,5 tỷ USD, Nhật là 56,9 tỷ USD, Ấn Độ là 39,2 tỷ USD và Hàn Quốc là 31 tỷ USD.
Tuy nhiên, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ, quốc gia có quân đội mạnh nhất thế giới. Ngân sách quốc phòng của Mỹ trong năm 2013 là 495,5 tỷ USD, cùng với 82 tỷ USD dành cho cuộc chiến Afghanistan.
Trung Quốc tiến bộ vượt bậc về công nghệ máy bay không người lái
Bản báo cáo dài 96 trang của Bộ quốc phòng Mỹ cho biết Trung Quốc đang chú trọng tới việc chuẩn bị cho các tình huống bất ngờ có thể xảy ra ở Biển Đông và Hoa Đông, lưu ý tới một cuộc tập trận hồi tháng 10 năm ngoái tên gọi Maneuver-5 ở Tây Thái Bình Dương.
Lầu Năm Góc cho biết đó là cuộc tập trận lớn nhất của Trung Quốc cho tới nay.
"Các khoản đầu tư cho quân đội Trung Quốc đã giúp nước này có khả năng ngày càng tăng nhằm thể hiện sức mạnh ở phạm vi ngày càng xa hơn", báo cáo viết.
Báo cáo hôm qua của Lầu Năm Góc cũng nhắc lại các cảnh báo về các vụ xâm nhập mạng.
Mỹ hồi tháng trước đã phát lệnh truy nã 5 quan chức Trung Quốc và cáo buộc họ về tội thâm nhập vào các công ty hạt nhân, năng lượng và kim loại của Mỹ để đánh cắp các bí mật thương mại.
"Trung Quốc đang sử dụng khả năng đó để hỗ trợ việc thu thập thông tin tình báo đối với lĩnh vực ngoại giao, kinh tế của Mỹ và các ngành công nghiệp quốc phòng vốn hỗ trợ chương trình phòng thủ quốc gia của Mỹ", báo cáo viết.
Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh tới những tiến bộ của Trung Quốc trong công nghệ máy bay không người lái.
Báo cáo của Lầu Năm Góc đã lưu ý tới một báo cáo của Ủy ban khoa học quốc phòng cảnh báo về nỗ lực của Trung Quốc nhằm "kết hợp các nguồn lực không giới hạn với hiểu biết công nghệ, vốn có thể cho phép Bắc Kinh bắt kịp hoặc thậm chí vượt qua chi tiêu của Mỹ cho các hệ thống không người lái trong tương lai".
Báo cáo nhấn mạnh rằng, vào tháng 9/2013, một máy bay không người lái của Trung Quốc đã lần đầu tiên tiến hành một sứ mệnh trinh sát ở Hoa Đông. Hồi năm 2013, Trung Quốc cũng tiết lộ các thông tin về 4 máy bay không người lái đang được phát triển, trong đó có Ligian, máy bay không người lái tàng hình đầu tiên của Trung Quốc.
Bản cáo báo trên diễn ra chỉ ít ngày sau khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel sử dụng các ngôn từ mạnh mẽ khác thường để cáo buộc Trung Quốc làm mất ổn định khu vực khi theo đuổi các tuyên bố chủ quyền.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hầu hết Biển Đông và bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của các nước khác từ Brunei, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Đài Loan. Trung Quốc cũng có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản vì một quần đảo ở Hoa Đông.
Theo Dân Trí
Khi hai chữ vi hành không đóng ngoặc kép Những chuyến vi hành chớp nhoáng, trong vai, với tư cách và đôi mắt của một người dân - chứ không phải kiểu vi hành mà có đội quân báo chí tiền hô hậu ủng, được "mật báo" và có sự chuẩn bị - mới là thứ vi hành mà người dân đang cần,. Trong vai một "dân nhậu", Phó Giám đốc Sở...