Thế giới thực vật: Loài cây siêu nhân huýt sáo như người
Mỗi khi bạn đến gần, quả của cây sẽ huýt sáo như một cách báo động rằng “chúng tôi đang ở đây”.
Nếu không biết huýt sao, bạn có thể đến châu Phi để học một loài cây thiên nhiên. Nghe có vẻ lạ đời nhưng đừng coi thường, là cây thôi nhưng huýt sáo cực hay đấy!
Cận cảnh loài cây biết huýt sáo như người:Loài cây này có cái tên khá dài và khó nhớ, chúng được gọi là Vachellia drepanolobium. Chúng sinh trưởng và phát triển tại những cánh rừng khô ở châu Phi.
Trên cành của Vachellia drepanolobium sẽ phát triển một số chiếc gai bất thường với phần cuống phình to và rỗng.
Vậy những chiếc lỗ tròn phát âm thanh ấy từ đâu? Là do lũ kiến làm nên! Cụ thể, loài kiến sẽ làm tổ trên những gai này bằng cách đục các lỗ nhỏ.
Những chiếc lỗ ấy giúp không khí có thể lọt vào khoang trống bên trong chiếc gai và tạo ra âm thanh như tiếng huýt sáo
Mỗi khi có loài vật tiến đến gần, chúng sẽ phát ra âm thanh u u giống như tiếng người huýt sáo.
Âm thanh của Vachellia trong trẻo và thanh thuần giữa đại ngàn châu Phi là một điều thân thuộc với người dân nơi đây
Thử tưởng tượng, một ngày thăm thú nơi đây, bạn sẽ choáng ngợp trước khung cảnh kì vĩ cùng tiếng huýt sáo.
Biết đâu, những nhà soạn nhạc thiên tài tự nhiên có thể làm nên một điều kỳ tích với thế giới!
Thế giới thực vật chứa đựng nhiều điều kỳ lạ mà đến nay các nhà khoa học chưa thể tìm ra hết câu trả lời.
Minh Anh
Theo Người Đưa Tin
Khoa học lý giải vì sao trẻ sơ sinh thường giật mình, rên rỉ, thậm chí khóc cười trong khi ngủ
Người ta thường hay ví von những ai dễ ăn dễ ngủ là giống như em bé. Nhưng trên thực tế, hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều có xu hướng không nằm yên trong khi ngủ mà đôi khi rên rỉ, ngọ nguậy, uốn éo, thậm chí là mỉm cười hay mếu khóc.
Lý giải điều này, bác sĩ nhi khoa người Mỹ Samar Bashour nói với The Bump: " Mũi của trẻ còn rất nhỏ và các đường dẫn khí bên trong mũi còn nhỏ hơn. Và chỉ cần các hạt chất nhầy nhỏ xíu cũng đủ sức cản trở đường thở của trẻ, gây ra những tiếng rên rỉ, càu nhàu, tiếng huýt sáo hay tiếng rít. Cha mẹ cũng có thể nghe thấy tiếng thút thít, cười, khóc hoặc la hét giống như lúc bé nói chuyện khi còn thức".
Tại sao trẻ sơ sinh không nằm yên khi ngủ?
Hầu như tất cả trẻ sơ sinh đều có xu hướng không nằm yên trong khi ngủ mà đôi khi rên rỉ, ngọ nguậy, uốn éo, thậm chí là mỉm cười hay mếu khóc (Ảnh minh hoạ).
Nguyên nhân là do nhịp sinh học của trẻ chưa hoàn thiện, nên trong giai đoạn từ lúc sinh ra cho đến khoảng 6 tháng tuổi, chu kỳ giấc ngủ của trẻ không cố định và em bé gặp khó khăn khi phân biệt ngày và đêm.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), trong khoảng thời gian này, trẻ sơ sinh dành ít nhất 50% thời gian cho giấc ngủ hoạt động (hay còn gọi là giấc ngủ REM). Trong giấc ngủ này, em bé có thể giật mình hoặc khua chân múa tay, đặc biệt là mắt bé có thể chuyển động dưới mí mắt khép kín. Hơi thở bé lúc ngủ thường không đều và có thể ngừng trong 5 đến 10 giây. Sau đó trẻ bắt đầu lại với nhịp thở nhanh, từ 50 đến 60 nhịp thở/phút trong 10 đến 15 giây, sau đó lại đều đặn hít thở cho đến khi chu kỳ lặp lại. Đây là nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh.
Một giấc ngủ của trẻ cũng chỉ thường kéo dài khoảng 50 phút, vì vậy sau khi kết thúc một chu kỳ ngủ, trẻ thức dậy và không thể tự ngủ lại được. Cuối cùng, cứ vài tiếng đồng hồ, trẻ lại thức giấc để bú một lần, kể cả vào ban đêm.
Những âm thanh nào của trẻ sơ sinh phát ra trong lúc ngủ được xem là bình thường?
Tuy biết trẻ sơ sinh thường có giấc ngủ hoạt động, nhưng cũng có nhiều cha mẹ lo lắng vì không biết âm thanh nào là bình thường, âm thanh nào nguy hiểm đối với con của mình. Cha mẹ yên tâm là con mình đang mạnh khoẻ khi nghe những âm thanh dưới đây nhé.
- Tiếng càu nhàu.
Nếu cha mẹ nghe thấy tiếng trẻ càu nhàu, giống như đang cố mút hoặc nuốt cái gì đấy trong cổ họng thì đừng lo lắng. Bác sĩ nhi khoa Samar nói rằng điều đó có nghĩa là em bé đang hắng giọng. Trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn học nuốt, vì vậy, trẻ có thể tiết ra một ít nước bọt hoặc sữa mà chúng vừa bú để học ngay cả trong khi ngủ. Cuối cùng, khi bé đã biết cách nuốt, bé sẽ bớt càu nhàu hơn.
- Tiếng huýt sáo.
Đường dẫn khí của trẻ sơ sinh rất hẹp, do đó, nó dễ dàng bị tắc nghẽn do các chất nhầy hoặc sữa, dẫn đến có âm thanh như tiếng huýt sáo khi bé thở.
- Khò khè.
Khò khè là kết quả của việc chất nhầy bị mắc kẹt trong mũi của trẻ. Để giúp bé không bị nghẹt mũi, cha mẹ có thể sử dụng máy hút mũi để loại bỏ những gì có thể làm tắc nghẽn đường thở của bé. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng lau và massge mũi cho bé dễ thở hơn.
- Nấc.
Trẻ sơ sinh bị nất cụt là chuyện rất bình thường. Ngay cả khi còn trong bụng mẹ, em bé cũng đã bị nấc, cụ thể là vào khoảng tháng thứ sáu của thai kỳ, đó là khi phổi của bé bắt đầu phát triển. Nấc cụt có thể được gây ra bởi một vài nguyên do, chẳng hạn như trẻ nuốt quá nhiều không khí trong khi bú. Bác sĩ nhi khoa Lynette Mazur nói với BabyCenter: "Trẻ nấc cụt gây cảm giác "xót con" cho cha mẹ, nhưng không ảnh hưởng quá nhiều tới em bé. Trừ khi nấc cụt thường xảy ra vào những lúc ngủ hoặc ăn, còn không thì cha mẹ không cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ".
Vậy khi nào thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ?
Nếu trẻ có những dấu hiệu này thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa con mình đi khám.
- Càu nhàu dai dẳng.
Điều đó có nghĩa là đường thở của trẻ bị chặn và bé đang vật lộn để dọn sạch chúng. Nguyên nhân có thể là do hen suyễn, viêm phổi hoặc viêm phế quản.
- Ho dữ dội.
Đây là dấu hiệu chỉ ra sự tắc nghẽn trong phế quản - nơi có nhiệm vụ dẫn khí vào phổi.
- Thở nhanh.
Theo trung tâm chăm sóc sức khoẻ nhi khoa Stanford Children's Health, Mỹ,nhịp thở bình thường của trẻ sơ sinh là khoảng 40 lần/phút và khoảng từ 20 đến 40 lần/phút trong khi ngủ. Và sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ thở hơn 60 nhịp thở mỗi phút.
- Cánh mũi phập phồng.
Điều này có nghĩa là trẻ đang cố gắng hít thở để lấy đủ không khí.
- Lồng ngực co rút.
Nó xảy ra khi các cơ ở ngực và cổ bé co thắt quá sâu và nó trở nên rõ hơn khi bé thở. Đây là một dấu hiệu cho thấy bé đang gặp khó khăn khi hít không khí vào phổi.
- Da trẻ xanh tái cũng là một điểm để cha mẹ nhận biết con mình đang không nhận đủ oxy.
Tóm lại, nếu cha mẹ nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở trẻ, hãy gọi ngay cho bác sĩ nhi khoa vì có thể đây là một trong những triệu chứng của những loại bệnh nguy hiểm khác.
Nguồn: Parent, Roomper
Theo afamily
6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể cảnh báo bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt 6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể cảnh báo bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt Nếu thấy cơ thể "tự tạo ra những âm thanh" khác thường thì hãy nghĩ đến chuyện đi khám bác sĩ ngay nhé. Dưới đây là 6 loại âm thanh phát ra từ cơ thể chính là dấu hiệu cho thấy cơ...