Thế giới thêm gần 700.000 ca, châu Âu sẽ hứng nhiều đợt sóng Covid-19
Châu Âu có thể hứng chịu thêm nhiều đợt bùng phát Covid-19 ngay cả khi áp đặt phong tỏa nghiêm ngặt, trong khi toàn thế giới ghi nhận gần 700.000 ca mới.
Toàn cầu ghi nhận 47.271.329 ca nhiễm và 1.202.895 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 678.166 và 7.312 ca sau 24 giờ, trong khi 33.970.677 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Châu Âu đang trải qua đợt bùng phát dịch thứ hai, khiến nhiều nước phải tái áp đặt phong tỏa toàn quốc để ngăn đà lây nhiễm. Tuy nhiên, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp cảnh báo những biện pháp này cũng không ngăn được các đợt dịch tiếp theo, trừ khi các nước triển khai được vaccine phòng chống Covid-19.
Người dân tại một khu mua sắm ở Paris, Pháp, hôm 31/10. Ảnh: AFP.
Ph áp ghi nhận thêm 52.518 ca nhiễm và 416 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.466.433 và 37.435. Pháp cấm người dân tự ý rời khỏi nhà từ ngày 30/10. Các quán bar, nhà hàng cũng sẽ đóng cửa cho đến ít nhất tháng 12 và việc đi lại giữa các khu vực sẽ bị hạn chế.
Các nhà máy, trang trại và một số dịch vụ công sẽ tiếp tục hoạt động nhằm hạn chế thiệt hại kinh tế. Học sinh từ cấp tiểu học đến trung học sẽ tiếp tục đến trường nhưng trẻ em dưới 6 tuổi sẽ phải đeo khẩu trang. Các trường đại học, vốn là điểm nóng virus từ tháng 9, sẽ chỉ giảng dạy trực tuyến.
T ây Ban Nha chưa công bố số liệu mới, hiện vẫn ghi nhận 1.313.087 ca nhiễm và 36.257 ca tử vong, tăng lần lượt 18.340 và 127 ca so với một ngày trước đó.
Quốc hội Tây Ban Nha hôm 29/10 thông qua quyết định gia hạn thêm 6 tháng tình trạng khẩn cấp, trong khi chính phủ Thủ tướng Pedro Sanchez trước đó chỉ ban bố tình trạng khẩn cấp đến này 9/11.
Việc gia hạn các biện pháp hạn chế đã khiến người dân khắp Tây Ban Nha đổ xuống đường biểu tình phản đối, trong đó nhiều cuộc biểu tình đã trở nên bạo lực. Thủ tướng Sanchez lên án các cuộc biểu tình và yêu cầu người dân “đoàn kết, trách nhiệm” để cùng ngăn Covid-19.
Đức báo cáo tổng cộng 560.586 ca nhiễm và 10.734 ca tử vong, tăng lần lượt 16.240 và 112 so với một ngày trước đó. Quốc gia này từng xử lý tốt làn sóng Covid-19 đầu tiên, song ca nhiễm bất ngờ tăng vọt trong những tuần gần đây, giống như các nước châu Âu khác.
Thủ tướng Angela Merkel ra lệnh áp các biện pháp hạn chế ở mức độ nhẹ từ ngày 2/11 đến 30/11. Người Đức không bị giới hạn trong nhà, nhưng được yêu cầu tránh tất cả hoạt động đi lại không cần thiết, chỉ cho phép lưu trú qua đêm vì “mục đích phi du lịch”.
Các quán bar, quán cà phê, nhà hàng, nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Các giải đấu thể thao chuyên nghiệp được tiếp tục diễn ra nhưng không được đón khán giả. Tuy nhiên, trường học và cửa hàng được phép mở cửa.
Anh báo cáo thêm 18.950 ca nhiễm và 136 người chết, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.053.864 và 46.853.
Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo tái áp đặt phong tỏa toàn quốc từ ngày 5/11 trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV vượt một triệu và nguy cơ hệ thống y tế vỡ trận. Đây là một trong những lệnh giới hạn nghiêm ngặt nhất từ sau Thế chiến II, trong đó người dân được yêu cầu ở nhà và chỉ ra đường vì những lý do nhất định như đi học, đi làm, mua sắm nhu yếu phẩm thiết yếu và thuốc men, cũng như chăm sóc những người dễ tổn thương trong xã hội.
Các cửa hàng thiết yếu và trường học vẫn được mở cửa. Những giải đấu thể thao chuyên nghiệp như Ngoại hạng Anh vẫn diễn ra nhưng không có khán giả, trong khi các hoạt động thể thao nghiệp dư sẽ phải đình chỉ. Nhà hàng và quán bar không được tiếp khách và chỉ được bán đồ mang đi, công dân Anh được khuyến cáo hạn chế xuất cảnh trừ trường hợp vì công việc. Mọi cửa hàng không thiết yếu sẽ phải đóng cửa.
Th ụ y S ĩ, một trong những quốc gia đang chứng kiến đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất châu Âu, hiện ghi nhận 176.177 ca nhiễm và 2.388 ca tử vong. Chính phủ Thuỵ Sĩ tuần trước công bố loạt biện pháp nghiêm ngặt mới nhằm ngăn chặn đại dịch, trong đó có yêu cầu đeo khẩu trang.
Người dân Thụy Sĩ cuối tuần qua kéo xuống đường biểu tình phản đối các biện pháp hạn chế mới, trong khi các nhân viên y tế nước này cũng yêu cầu điều kiện làm việc tốt hơn.
Video đang HOT
Ca nhiễm tại M ỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, cũng tăng mạnh trở lại. Nước này ghi nhận 9.548.169 ca nhiễm và 236.883 ca tử vong.
Thống kê của Reuters cho thấy Mỹ hôm 31/10 lần đầu tăng ca nhiễm mới nCoV 6 con số với 100.233 trường hợp chỉ trong 24 giờ. Trong hơn 10 ngày qua, Mỹ đã 6 lần báo cáo số ca nhiễm mới mỗi ngày vượt mốc kỷ lục 77.299 hồi tháng 7.
New York và các khu vực khác của đông bắc Mỹ, nơi đã kiểm soát được đợt bùng phát Covid-19 sau khi trở thành tâm dịch ban đầu ở nước này, đang chứng kiến ca nhiễm gia tăng đáng lo ngại. Dù ca nhiễm mới còn kém xa các bang Trung Tây hoặc châu Âu, song chúng làm tăng nguy cơ áp dụng trở lại các hạn chế nghiêm ngặt.
Ấ n Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 37.592 ca nhiễm và 497 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 8.266.914 và 123.139.
Đại dịch đã lây lan rộng khắp đất nước 1,3 tỷ dân, từ các thành phố lớn như thủ đô New Delhi và trung tâm tài chính Mumbai, đến những vùng nông thôn và địa phương khác. Nhiều quan chức cấp cao nước này cũng nhiễm virus, như Bộ trưởng Nội vụ Amit Shah hay Thống đốc Ngân hàng Trung ương Shaktikanta Das.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 149 người chết vì nCoV, nâng tổng số ca tử vong lên 160.253. Số người nhiễm nCoV tăng 8.501 trong 24 giờ qua, lên 5.554.206.
Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi giữa năm. Dù vậy, quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua đợt bùng phát Covid-19 đầu tiên.
Nga ghi nhận thêm 238 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 28.473, trong khi số ca nhiễm tăng 18.257, lên 1.655.038. Chính quyền Tổng thống Nga Putin hôm 27/10 yêu cầu người dân cả nước phải đeo khẩu trang tại những nơi công cộng trong bối cảnh số ca nhiễm nCoV đang tăng cao.
Giới chức Nga cũng khuyến cáo chính quyền địa phương cấm các hoạt động giải trí, bao gồm cả nhà hàng và quán bar, từ 23h tới 6h sáng hôm sau, cũng như tăng cường giãn cách trên các phương tiện giao thông công cộng, taxi, hàng quán và các địa điểm vui chơi.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 13 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 727.595 ca nhiễm và 19.465 ca tử vong, tăng lần lượt 772 và 54 ca.
Nền kinh tế phát triển nhất châu Phi bắt đầu nới lỏng hạn chế xuống mức thấp nhất hồi tháng 9, sau khi tỷ lệ ca nhiễm mới giảm, đồng thời mở cửa biên giới cho hành khách quốc tế từ đầu tháng 10 sau lệnh cấm kéo dài 6 tháng. Tình trạng đóng cửa khiến Nam Phi mất hơn 2 triệu việc làm trong quý II, nền kinh tế sụt giảm kỷ lục.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 35.738 người chết, tăng 440, trong tổng số 628.780 ca nhiễm, tăng 8.289. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với tình trạng gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Chính phủ Iran hôm 31/10 cho biết sẽ ra lệnh hạn chế đi lại đến các thành phố bị Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng nhất. Biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ ngày 2/10 tới hết ngày 6/10.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 415.402 ca nhiễm, tăng 2.618 so với hôm trước, trong đó 14.044 người chết, tăng 101 ca.
Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới ở thủ đô vài tuần sau tăng vọt. Chính quyền Jakarta cho biết sẽ kéo dài các biện pháp hạn chế trên diện rộng nhằm kiềm chế virus cho tới ngày 8/11.
Philippines báo cáo 385.400 ca nhiễm và 7.269 ca tử vong, tăng lần lượt 2.298 và 32 ca.
Tổng thống Rodrigo Duterte hôm 29/10 cho biết ông ủng hộ thỏa thuận mua vaccine Covid-19 giữa hai chính phủ nhằm đề phòng nguy cơ tham nhũng, nhấn mạnh Manila không cầu xin quyền tiếp cận vaccine từ quốc gia khác mà sẽ trả tiền. Ông nói thêm rằng bất cứ quốc gia nào đưa ra đề nghị tốt nhất đều có thể được chọn.
“Các biện pháp hạn chế đà lây nhiễm và mức độ tuân thủ của người dân đều không đủ để ngăn các đợt sóng lây nhiễm tiếp theo, ngay cả khi chúng được tối ưu. Sự thiếu vắng vaccine sẽ dẫn tới nhiều đợt bùng phát liên tục vào cuối đông và đầu mùa xuân năm 2021″, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp cho hay.
Hơn 38,7 triệu người đã nhiễm nCoV toàn cầu
Toàn cầu ghi nhận hơn 38,3 triệu người đã nhiễm nCoV, trong đó gần 1,1 triệu người chết, tình hình dịch tại Mỹ và châu Âu phức tạp trở lại.
214 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 38.722.321 ca nhiễm và 1.096.162 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 415.779 và 11.133 ca sau 24 giờ, trong khi 29.102.609 người đã bình phục, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 ở Paris hồi tháng 4. Ảnh: AFP.
Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 8.147.092 ca nhiễm và 221.807 người chết, tăng lần lượt 65.573 và 1.114 ca so với một ngày trước đó.
Giới chuyên gia cảnh báo nhiều bang có khả năng chuẩn bị hứng đợt bùng phát mới, đặc biệt là xu hướng đáng báo động tại vùng đông bắc đất nước. Tuần trước, số ca nhiễm mới trung bình mỗi ngày của Mỹ là hơn 46.000, tăng 12% so với tuần trước đó. Số ca nhập viện cũng trên đà tăng. Những ca nhiễm ở độ tuổi thanh niên được cho là là nguyên nhân dẫn tới các điểm nóng Covid-19 mới.
Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 67.988 ca nhiễm và 694 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 7.305.070 và 111.311.
Mặc dù số ca nhiễm tại Ấn Độ tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác, Bộ Y tế nước này vẫn chỉ ra dấu hiệu tích cực là tỷ lệ khỏi bệnh đã tăng gần 100% trong tháng trước. Thêm vào đó, hơn 6,3 triệu người đã bình phục. Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán Ấn Độ có thể vượt Mỹ về mức độ nghiêm trọng của đại dịch.
Ấn Độ bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng chống nCoV trên toàn quốc từ hồi tháng 6, trong bối cảnh nền kinh tế bị tàn phá và hàng triệu người mất việc làm. Dịch bệnh ban đầu bùng phát ở các thành phố lớn, nhưng sau đó lây lan đến vùng nông thôn, nơi hệ thống chăm sóc sức khỏe còn nhiều yếu kém.
Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 716 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 151.779. Số người nhiễm nCoV tăng 26.675 trong 24 giờ qua, lên 5.141.498.
Mỹ Latinh và Caribe là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới về số ca tử vong, trong đó Brazil chiếm phần lớn. Số người chết vì nCoV tại Brazil cũng cao thứ hai thế giới, sau Mỹ.
Thống kê cho thấy số liệu về nCoV của Brazil đang trên đà giảm sau khi tăng vọt hồi mùa hè. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá quá trình giảm này diễn ra chậm hơn so với các nước châu Âu và châu Á, đồng nghĩa với việc Brazil có thể chưa vượt qua làn sóng Covid-19 đầu tiên.
Nga ghi nhận thêm 239 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 23.205, trong khi số ca nhiễm tăng 14.231, lên 1.340.409.
Giống như nhiều quốc gia ở châu Âu, Nga đang chứng kiến ca nhiễm tăng khi thời tiết lạnh trở lại.
Tuy nhiên, giới chức Nga cho biết họ không có kế hoạch "phong tỏa nền kinh tế hay đình chỉ một số hoạt động kinh doanh", bởi "không nhận thấy có lý do nào để làm vậy". Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 12/10 cho hay Nga giờ đây có thể xử lý linh hoạt hơn so với giai đoạn đầu đại dịch, nhờ khả năng điều trị tốt hơn, nhiều giường bệnh hơn, cùng một hệ thống đã đúc rút được những kinh nghiệm đối phó virus.
Trường học thủ đô đã phải đóng cửa trong hai tuần qua để hạn chế sự lây lan của virus. Thị trưởng Moskva Sergei Sobyanin cho biết học sinh tiểu học sẽ trở lại lớp học, nhưng trẻ lớn hơn hiện hoặc hoàn toàn bằng hình thức trực tuyến.
Nga ngày 14/10 cấp phép cho vaccine Covid-19 thứ hai, EpiVacCorona, do viện Vector phát triển. Viện Vector đã hoàn thành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn một với EpiVacCorona từ tháng trước, với sự tham gia của 100 tình nguyện viên, từ 18-60 tuổi. 40.000 tình nguyện viên trên khắp nước Nga sẽ tiếp tục tham gia thử nghiệm vaccine này.
Nam Phi, vùng dịch lớn thứ 11 thế giới và là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch tại châu Phi, ghi nhận 696.414 ca nhiễm và 18.151 ca tử vong, tăng lần lượt 1.877 và 123 ca. Số ca nhiễm tại nước này chiếm gần một nửa tổng số ca nhiễm ở châu Phi.
Chính phủ Nam Phi quyết định mở biên với hầu hết quốc gia từ ngày 1/10, đồng thời dần nới lỏng các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt hàng đầu thế giới, trong nỗ lực phục hồi nền kinh tế. Hành khách đến Nam Phi cần xuất trình kết quả âm tính nCoV được thực hiện trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành, hoặc chịu cách ly bắt buộc và tự trả phí.
Tình hình dịch diễn biến phức tạp trở lại ở các nước châu Âu. Tây Ban Nha báo cáo thêm 11.970 ca nhiễm và 209 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 937.311 và 33.413.
Chính phủ Tây Ban Nha ngày 9/10 thông báo ban bố tình trạng khẩn cấp ở Madrid và phong tỏa một phần thủ đô trong 15 ngày. Dân địa phương không bị bắt buộc ở nhà, song không được rời khỏi khu vực nếu không cần thiết. Các nhà hàng và quán bar phải dừng hoạt động sau 23h, toàn bộ công viên và sân chơi bị đóng cửa. Dân chúng chỉ được phép tụ họp tối đa 6 người.
Vùng Catalonia yêu cầu quán bar và nhà hàng đóng cửa trong 15 ngày kể từ 15/10 nhưng vẫn cho phép bán đồ mang về và giao hàng tận nơi. Sòng bạc sẽ đóng cửa, các cửa hàng và trung tâm mua sắm bị giới hạn sức chứa ở mức 30%.
Pháp ghi nhận thêm 22.591 ca nhiễm nCoV, nâng tổng số lên 779.063 ca, trong đó 33.037người chết, tăng 104 trường hợp. Theo ước tính, các bệnh nhân sẽ sớm lấp đầy toàn bộ giường chăm sóc tích cực tại hệ thống bệnh viện ở Paris.
Tổng thống Emmanuel Macron ban bố lệnh giới nghiêm ở Paris và 8 thành phố lớn khác trong 6 tuần, bắt đầu từ 17/10. Lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 21h đến 6h sáng hôm sau. Đi lại vì mục đích thiết yếu vào khung giờ này vẫn được cho phép. Người vi phạm lệnh giới nghiêm sẽ bị phạt 135 EUR (gần 160 USD).
Anh ghi nhận 654.644 ca nhiễm và 43.155 ca tử vong, tăng lần lượt 19.724 và 137 trường hợp. Đây là nước ghi nhận số người chết vì nCoV nhiều nhất châu Âu.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 12/10 yêu cầu đóng cửa các quán rượu ở thành phố Liverpool như một phần của chiến lược ứng phó đại dịch mới. Ông cho biết những doanh nghiệp buộc phải đóng cửa sẽ được chính phủ hỗ trợ. Trong khi đó, phe đối lập cho rằng chính phủ đã "mất kiểm soát" Covid-19 do phớt lờ lời khuyên của giới chuyên gia.
Iran, vùng dịch lớn nhất Trung Đông, báo cáo 29.349 người chết, tăng 279, trong khi tổng số ca nhiễm là 513.219, tăng 4.830. Số ca nhiễm và tử vong vì nCoV ở Iran có xu hướng tăng mạnh kể từ đầu tháng 9, với sự gia tăng được báo cáo tại gần như toàn bộ 31 tỉnh.
Hôm 10/10, Tehran bắt đầu áp dụng quy định phạt tiền những người vi phạm hướng dẫn y tế. Các hành vi bị phạt bao gồm không chịu cách ly khi ốm, hay không đeo khẩu trang nơi công cộng. Doanh nghiệp cũng có thể bị phạt nếu không đảm bảo khách hàng đeo khẩu trang. Tổng thống Hassan Rouhani cho biết biện pháp này có thể được mở rộng sang địa phương khác.
Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 344.713 ca nhiễm và 6.372 ca tử vong, tăng lần lượt 1.990 và 40 ca.
Các biện pháp hạn chế tại thủ đô Manila và khu vực xung quanh tiếp tục được kéo dài thêm một tháng, đến ngày 31/10. Nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ Philippines cho biết họ không thể lơ là, mặc dù muốn thúc đẩy nền kinh tế.
Hầu hết doanh nghiệp được phép tái mở cửa từ khi Manila kết thúc lệnh phong tỏa hôm 19/8. Tuy nhiên, người dân vẫn phải đeo khẩu trang, duy trì khoảng cách an toàn, trong khi trẻ em, người già và phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên ở nhà. Chính phủ đặt mục tiêu xét nghiệm 10 triệu người, tương đương 1/10 dân số, vào quý II năm sau.
Tổng thống Philippines Duterte cho biết ông muốn toàn bộ 113 triệu dân nước này tiêm vaccine Covid-19 nhưng ưu tiên sẽ dành cho người nghèo, cảnh sát và quân nhân. Ông nhấn mạnh rằng ông muốn mua vaccine từ Nga hoặc Trung Quốc.
Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 344.749 ca nhiễm, tăng 4.127 so với hôm trước, trong đó 12.156 người chết, tăng 129 ca.
Jakarta bắt đầu áp đặt hạn chế nhằm ngăn nCoV từ hồi đầu tháng 4 rồi dần nới lỏng vào tháng 6. Tuy nhiên, vài tuần sau, số ca nhiễm mới ở thủ đô tăng vọt. Hàng nghìn binh sĩ và cảnh sát đã được triển khai để thực thi các biện pháp hạn chế từng thường xuyên bị phớt lờ, nhưng việc buộc người dân tuân thủ vẫn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế lao dốc.
Singapore là vùng dịch lớn thứ ba khu vực với 28 người chết và 57.889 ca nhiễm, tăng 5 ca. Họ đang đưa ra các chương trình thí điểm đi lại và kích cầu kinh tế sau khi đã kiềm chế được dịch.
WHO ngày 14/10 cảnh báo rằng trong bối cảnh ca nhiễm gia tăng trở lại ở nhiều nơi như hiện nay, tỷ lệ tử vong cũng sẽ tăng. Swaminathan cho biết trong một sự kiện truyền thông xã hội của WHO: "Tỷ lệ tử vong luôn tăng sau khi số ca nhiễm tăng vài tuần. Chúng ta không nên chủ quan rằng tỷ lệ tử vong đang giảm xuống", nhà khoa học của WHO Soumya Swaminathan nói.
Hơn 960.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 960.000 người chết vì nCoV trong gần 31 triệu người nhiễm, dịch có dấu hiệu bùng phát trở lại ở châu Âu. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 30.973.292 ca nhiễm và 960.826 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 321.191 và 5.639 ca sau 24 giờ, trong khi 22.569.128 người đã bình phục,...