Thế giới sẽ ra sao nếu vaccine COVID-19 không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng?

Theo dõi VGT trên

Các nước đang gấp rút triển khai tiêm chủng COVID-19, nhưng cần thời gian để thế giới đạt được miễn dịch cộng đồng, và hậu quả ra sao nếu không đạt được mục tiêu đó?

Trong bối cảnh thế giới phải trải qua hàng loạt cột mốc thương tâm với hơn 100 triệu người mắc COVID-19, chiến dịch tiêm chủng của các quốc gia trên toàn thế giới mang lại hy vọng về khả năng miễn dịch cộng đồng. Người dân hy vọng vaccine có thể loại bỏ hoàn toàn dịch bệnh toàn cầu này. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo viễn cảnh đó có thể không thành sự thực.

Ông Mike Ryan, giám đốc phụ trách chương trình Khẩn cấp của tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dự đoán khả năng vaccine không thể ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong ” tương lai gần “. Một số chuyên gia khác cảnh báo loại virus này có thể sẽ không bao giờ bị tiêu diệt.

Vậy thế giới sẽ đón nhận viễn cảnh nào nếu vaccine COVID-19 không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng?

Trước khả năng đó, Liên minh châu Âu (EU) phản ứng bằng cách đe dọa thắt chặt xuất khẩu vaccine do các nước trong khối sản xuất báo hiệu một kịch bản xấu. Nơi chủ nghĩa dân tộc vaccine bao trùm thế giới, chỉ có những thế lực mạnh nhất mới có đủ số lượng vaccine COVID-19.

Thế giới sẽ ra sao nếu vaccine COVID-19 không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng? - Hình 1

Các chuyên gia cảnh báo vaccine sẽ không thể tiêu diệt hoàn toàn dịch bệnh COVID-19. (Ảnh: The New Yorker)

Bao lâu mới có đủ vaccine?

Gần đây, những vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất vaccine COVID-19 là chủ đề nóng được thế giới quan tâm. Các chuyên gia cho rằng chúng đều có khả năng được khắc phục, dù có lẽ đây sẽ là một nhiệm vụ dài hạn.

Benjamin Cowling, giáo sư dịch tễ học tại đại học Hong Kong, cho biết việc các nhà sản xuất đánh giá cao tốc độ sản xuất thuốc là chuyện thường xảy ra: ” Trên thị trường cạnh tranh, mọi nhà sản xuất đều muốn tối đa hóa thị phần của mình, việc đánh giá thấp nguồn cung có thể khiến giá vaccine giảm “.

Teo Yik Ying, hiệu trưởng đại học Quốc gia Singapore, lưu ý răng các nhà phát triển vaccine này đã dành phần lớn nguồn lực để thiết lập và sửa đổi chuỗi sản xuất thuốc. Do vậy, sự chậm trễ không phải là thất bại mà chỉ là bước ” cần thiết ” để tạo ra dây chuyền sản xuất bền vững và hiệu quả hơn.

Ông Teo cho rằng chắc chắn các nước sẽ có đủ thuốc để tiêm chủng cho toàn dân, nhưng nhấn mạnh thách thức thực sự là thời điểm đạt được điều này: ” Theo dự đoán của tôi, số lượng vaccine được phê duyệt sẽ tiếp tục tăng trong vài tháng tới. Điều này nghĩa là ngày càng nhiều dây chuyền sản xuất thuốc số lượng lớn sẽ đi vào hoạt động, giúp thế giới đạt được số lượng vaccine cần thiết để tiêm chủng cho phần lớn dân số toàn cầu “.

Lawrence Gostin, giáo sư kiêm giám đốc của Viện O’Neill về luật Sức khỏe Quốc gia và Toàn cầu tại đại học Georgetown, viễn cảnh thế giới đạt được miễn dịch cộng đồng trong thời gian ngắn là ” hoàn toàn không thực tế “.

Theo giáo sư Lawrence, các nước thu nhập thấp khó có thể hoàn thành chương trình tiêm chủng đại trà trước năm 2024 do thiếu chi phí và nguồn cung.

Nghiên cứu gần đây của cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) cho thấy trong số các nền kinh tế ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, chỉ có Hong Kong, Singapore và Đài Loan được kỳ vọng đạt tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 60% dân số trong quý 4 năm 2021.

Dự báo các nước Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ đạt chỉ tiêu này vào quý 2 năm 2021. Trong khi đó, các quốc gia có thu nhập thấp hơn như Myanmar và Campuchia có thể mất thêm 4 năm hoặc hơn để đạt tỷ lệ tiêm chủng 60%.

Thế giới sẽ ra sao nếu vaccine COVID-19 không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng? - Hình 2

Những vấn đề ảnh hưởng đến tốc độ sản xuất vaccine COVID-19 là chủ đề nóng được thế giới quan tâm. (Ảnh: Reuters)

Những rào cản lớn hơn

Giả sử coi vấn đề phân phối vaccine COVID-19 là ngắn hạn, con người vẫn gặp phải những rào cản lớn hơn để đạt được miễn dịch cộng đồng, bao gồm vấn đề vận chuyển thuốc và thái độ e ngại của cộng đồng với việc tiêm chủng.

Ngay cả những nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng không tránh khỏi các vấn đề này. Tuần này, một cuộc khảo sát ở Hong Kong cho thấy hơn một nửa cư dân tại đây không có ý định tiêm vaccine COVID-19.

Video đang HOT

Nguyên nhân người dân e ngại tiêm chủng không chỉ vì nghi ngờ tính hiệu quả của thuốc mà còn do một số người không đủ điều kiện y tế để tiêm vaccine. WHO cũng khuyến cáo những người bị dị ứng, phụ nữ có thai và đang cho con bú cùng trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng vaccine Pfizer-BioNTech. Một bộ phận người dân khác lại gặp khó khăn vì lý do địa lý hoặc kinh tế.

Jeremy Rossman, giảng viên virus học tại đại học Kent, cảnh báo chi phí tiêm chủng có thể leo thang ” khủng khiếp ” ngay cả tại các quốc gia giàu có nhất. Ông cũng nói thêm rằng các vấn đề hậu cần trong việc phân phối vaccine có thể làm chậm quá trình tiêm chủng trên toàn cầu.

Liên đoàn các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế ước tính một nhà máy sản xuất vaccine với điền kiện tiêu chuẩn tiêu tốn tới 9.000 nguyên liệu xuất xứ từ 300 nhà cung cấp ở 30 quốc gia.

Quá trình phân phối cũng là một thách thức lớn. Theo báo cáo của công ty dịch vụ vận chuyển quốc tế DHL, để vận chuyển 10 tỷ liều vaccine, ước tính sẽ cần khoảng 15.000 chuyến bay, 200.000 lượt giao hàng và 15 triệu lượt vận chuyển thiết bị làm lạnh. Máy làm lạnh rất cần thiết do một số loại vaccine, bao gồm cả vaccine Pfizer-BioNTech, phải được bảo quản ở nhiệt độ cực thấp.

Quy trình vận chuyển phức tạp và tốn kém đặt ra thách thức với các nước không có đủ điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất. Ví dụ như tại Philippines, các quan chức chính phủ nước này đã tuyên bố việc tiêm chủng vaccine Pfizer-BioNTech sẽ chỉ được triển khai ở Metro Manila và vài khu vực đô thị khác.

Ngay cả tại Mỹ, chính quyền của tân Tổng thống Joe Biden cũng ám chỉ rằng việc đưa vaccine đến các khu vực nông thôn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn. Dù vậy, Mỹ vẫn hứa hẹn sẽ tăng cường tiêm chủng ở những khu vực này bằng cách xây dựng các phòng khám di động.

Thế giới sẽ ra sao nếu vaccine COVID-19 không thể tạo ra miễn dịch cộng đồng? - Hình 3

Con người vẫn gặp phải nhiều rào cản lớn để đạt được miễn dịch cộng đồng. (Ảnh: The New York Times)

Trước một loạt thách thức kể trên, ông Jeremy Rossman cho biết việc đạt được miễn dịch cộng đồng trên toàn thế giới là rất khó xảy ra: ” Hiện tại, chúng tôi không có đủ vaccine hay khả năng về hậu cần để triển khai chiến dịch tiêu diệt (virus SARS-CoV-2) “.

Đằng sau những khó khăn trong công tác sản xuất và phân phối vaccine COVID-19, vẫn còn tồn tại những lo ngại về một loạt biến thể mới của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là các biến thể có khả năng lây lan mạnh hơn xuất hiện ở Anh và Nam Phi. Có khả năng vẫn còn nhiều biến thể chưa được phát hiện, vài loại trong số đó rất có thể có khả năng kháng lại các loại vaccine đang được sử dụng.

Giáo sư Gostin từ đại học Georgetown cho biết có khả năng con người sẽ cần đổi loại vaccine mới định kỳ, khiến nỗ lực tiêm chủng toàn cầu gặp nhiều khó khăn hơn.

Tôi có thể dự đoán cảnh các quốc gia giàu có ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đạt được miễn dịch cộng đồng vào cuối năm nay, nhưng phần lớn thế giới sẽ bị bỏ lại phía sau. Điều đó sẽ dẫn đến những hậu quả to lớn về kinh tế, y tế và ngoại giao “, ông Gostin nói.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm gần 500.000 ca nhiễm mới và trên 14.800 ca tử vong. Chính quyền Tổng thống Mỹ Biden mua thêm 200 triệu liều vaccine, đặt mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng vào mùa Hè.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 1
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện Beverly ở thành phố Montebello, California, Mỹ, ngày 22/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, trong vòng 24 giờ tính đến 6h ngày 27/1 (theo giờ VN), toàn thế giới ghi nhận 494.502 ca nhiễm mới và 14.859 ca tử vong do bệnh COVID-19.

Như vậy, thế giới đã ghi nhận tổng cộng 100.777.064 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.164.126 ca tử vong.

Số bệnh nhân bình phục đã lên tới 71.276.893 người, 25.851.716 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 111.654 ca nguy kịch.

Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Mỹ (128.307 ca), Brazil (60.392 ca) và Tây Ban Nha (36.435 ca); Mỹ cũng dẫn đầu về số ca tử vong mới (với 3.429 ca), tiếp theo là Anh (1.631 ca) và Brazil (1.166 ca).

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với 434.821 ca tử vong trong tổng số 25.989.904 ca nhiễm. Tiếp đó là Ấn Độ với 153.724 ca tử vong trong số 10.689.368 ca bệnh. Brazil đứng thứ 3 với 218.878 ca tử vong trong số 8.933.356 bệnh nhân.

Xét tỷ lệ dân số, Bỉ là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 180 người tử vong. Tiếp đến là Slovenia với 163 người và Cộng hòa Séc 146 người/100.000 dân.

Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine, mục tiêu mùa Hè đạt miễn dịch cộng đồng

Tổng thống Joe Biden ngày 26/1 thông báo Mỹ đang mua thêm 200 triệu liều vaccine COVID của Moderna và Pfizer và hy vọng sẽ có hàng trong mùa Hè năm nay. Đây là một phần trong gói giải pháp nhằm tăng tốc và tăng nguồn cung vaccine tại Mỹ.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 2
Tân Tổng thống Joe Biden nỗ lực đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng COVID-19. Ảnh: CNN

Quyết định mua thêm đồng nghĩa tăng 50% đơn hàng, từ 400 triệu liều vaccine lên 600 triệu liều. Hiện tại Pfizer và Moderna đang tăng cường sản xuất. Ông Biden nhấn mạnh với nguồn vaccine mua thêm, Mỹ sẽ đủ vaccine tiêm phòng cho 300 triệu người vào cuối mùa Hè hoặc đầu Thu.

Tân Tổng thống Joe Biden bày tỏ tin tưởng Mỹ có thể đạt miễn dịch cộng đồng vào mùa Hè năm nay và nhắc lại mục tiêu đầu tiên trong 100 ngày đầu nhậm chức của ông là phân phối được 100 triệu liều vaccine tới người dân Mỹ.

Colombia: Bộ trưởng Quốc phòng qua đời vì COVID

Chính phủ Colombia thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Carlos Holmes Trujillo đã qua đời sau khi mắc COVID-19. Ông Trujillo có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 hồi đầu tháng này trước khi được đưa vào khoa điều trị tích cực.

Bộ Y tế Mexico xác nhận thêm 659 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 150.273 ca, chỉ sau Mỹ, Brazil và Ấn Độ. Số ca mắc tại Mexico tăng thêm 8.521 ca lên hơn 1,77 triệu ca. Gia đình tỷ phú Mexico Carlos Slim - một trong những người giàu nhất thế giới - cho biết "ông trùm" viễn thông 80 tuổi này đã mắc COVID-19 và đang được điều trị, song may mắn chỉ có các triệu chứng nhẹ. Một ngày trước đó, Tổng thống Andres Manuel Lopez Obrador thông báo ông mắc COVID-19 và đang được điều trị nhưng cũng chỉ có triệu chứng nhẹ.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 3
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 bằng máy bay tại sân bay quân sự ở Santiago, Chile ngày 25/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Châu Âu: Người nhập viện tại Pháp tăng kỷ lục

Trong 2 ngày qua có hơn 1.000 người mắc COVID-19 tại Pháp phải nhập viện - mức tăng cao chưa từng thấy kể từ ngày 16/11/2020, trong khi số bệnh nhân phải điều trị tại khu điều trị tích cực (ICU) lần đầu tiên vượt 3.000 ca kể từ ngày 9/12/2020.

Theo số liệu công bố trên trang mạng thông tin của chính phủ về COVID-19, tổng số bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 đã lên tới 26.924 người. Tổng số người đang được điều trị trong ICU là 3.041 ca, thấp hơn con số đỉnh điểm 7.148 ca ghi nhận vào ngày 4/4/2020, song đang gia tăng gần như hằng ngày kể từ ngày 7/1 vừa qua.

Ngày càng nhiều chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa thứ ba tại Pháp trong khi triển khai chiến dịch tiêm phòng vaccine. Tuy nhiên, truyền thông Pháp đưa tin Tổng thống Emmanuel Macron đang tìm cách thức tránh áp dụng biện pháp phong tỏa. Từ ngày 16/1 vừa qua, Pháp đã thực thi lệnh giới nghiêm trong ít nhất 2 tuần nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 4
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại siêu thị ở Vienna, Áo, ngày 25/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Hy Lạp cấm tất cả các cuộc tụ tập trên 100 người

Hy Lạp đã thông báo lệnh "cấm tất cả các cuộc tụ tập ở nơi công cộng trên 100 người cho đến hết ngày 1/2", do những đám đông biểu tình có thể tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng số ca lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Hiện Hy Lạp vẫn đang trong giai đoạn thực hiện biện pháp phong tỏa quốc gia nhằm hạn chế tốc độ lây nhiễm dịch bệnh. Lệnh phong tỏa trên đã được nới lỏng từ ngày 18/1, theo đó chỉ cho phép các cửa hàng bán lẻ hoạt động và các trường phổ thông được phép mở cửa trở lại từ ngày 1/2. Cho đến nay, quốc gia Nam Âu này đã ghi nhận hơn 5.600 ca tử vong trong tổng số gần 152.500 ca mắc COVID-19.

Litva yêu cầu "hộ chiếu COVID"

Những người từ khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đến Litva phải xuất trình giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 trong vòng 48 giờ trước khi khởi hành, đồng thời thực hiện tự cách ly 14 ngày ngay khi đến nước này. Quy định này có hiệu lực từ ngày 25/1.

Riêng những người đến từ các khu vực có tốc độ lây lan nhanh chóng biến thể mới của virus SARS-CoV-2, gồm Ireland, Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Brazil, Israel và Nam Phi, phải thực hiện quy định cách ly riêng. Họ không được phép rời khỏi nơi cách ly ngoại trừ lý do sức khỏe và cần hỗ trợ y tế khẩn cấp, đi đến cơ sở y tế hoặc điểm xét nghiệm lưu động.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 5
Nhân viên y tế tiêm mũi thứ hai vaccine phòng COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cho người dân tại Greater Manchester, Anh, ngày 7/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Ireland gia hạn lệnh đóng cửa nền kinh tế

Ireland dự kiến gia hạn lệnh đóng cửa nền kinh tế đến ngày 5/3 tới và sẽ dần nới lỏng các biện pháp hạn chế tương tự như đã từng làm trong đợt phong tỏa đầu tiên hồi năm ngoái nếu có thể vượt qua đại địch COVID-19 một lần nữa. Các ca nhiễm mới tại Ireland đã bắt đầu giảm sau khi gia tăng với tốc độ được cho là nhanh nhất ở châu Âu vào thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm nay.

Nội các Ireland hiện thắt chặt lệnh hạn chế đi lại, theo đó cấm nhập cảnh đối với những người đến từ Brazil và Nam Phi, những nơi đã phát hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2. Ireland cũng sẽ lần đầu tiên áp dụng quy định cách ly bắt buộc tại khách sạn đối với bất kỳ ai đến từ hai quốc gia này, cũng như tất cả những hành khách nhập cảnh nói chung mà không xuất trình được giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 6
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 khi lưu thông trên đường phố ở Toronto, Canada ngày 25/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Anh cảnh báo nguồn cung vaccine khan hiếm hơn

Bộ trưởng Phát triển vaccine của Anh - ông Nadhim Zahawi cảnh báo nguồn cung đang ngày càng khan hiếm hơn, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng các hãng dược phẩm Pfizer, AstraZeneca và Moderna sẽ thực hiện cam kết cung ứng. Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn ủng hộ đề xuất EU áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế lượng vaccine xuất khẩu ra ngoài khối. Ông Spahn nhấn mạnh: "Đây không phải là chính sách EU trước tiên mà là sự chia sẻ công bằng của EU".

Trước đó, hãng AstraZeneca đã thông báo với EU rằng họ có thể không đạt mục tiêu về lượng vaccine được cung ứng vào cuối tháng 3 tới. Đây giống như cú giáng mạnh hơn và các nỗ lực chống dịch của EU sau khi hãng Pfizer thông báo tạm thời giảm nguồn cung vaccine vào tháng 1.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 7
Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Châu Á: Thái Lan ghi nhận ca nhiễm mới kỷ lục

Tại châu Á, Thái Lan ghi nhận 959 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 26/1. Đây là số ca mới ghi nhận trong ngày cao nhất kể từ khi dịch xuất hiện tại quốc gia này. Theo Trung tâm quản lý tình hình dịch COVID-19 của Chính phủ Thái Lan (CCSA), có 937 ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó có 914 ca ở tỉnh Samut Sakhon, và 22 ca nhập khẩu. Dịch bắt đầu bùng phát mạnh tại tỉnh Samut Sakhon từ tháng trước.

Phần lớn các ca phát hiện tại tỉnh Samut Sakhon nhờ chương trình xét nghiệm chủ động, được tiến hành đối với những người nhập cư từ Myanmar và công dân Thái Lan. Hiện Thái Lan ghi nhận tổng cộng 14.646 ca mắc COVID-19, số ca không qua khỏi là 75 ca.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 8
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/1/2021. Ảnh: Yonhap/TTXVN

Indonesia vượt 1 triệu ca bệnh

Tổng số ca bệnh tại Indonesia đã vượt mức 1 triệu người sau khi quốc gia này ghi nhận thêm 13.094 ca mắc mới. Như vậy, tới nay Indonesia phát hiện 1.012.350 ca bệnh, trong đó có 28.468 ca tử vong, tăng 336 ca so với một ngày trước đó.

Campuchia cũng thông báo thêm 2 ca mắc mới, đều là các ca nhập cảnh, nâng tổng số ca bệnh tại quốc gia này lên là 460. Theo Bộ Y tế Campuchia, các ca bệnh đều là những người trở về từ Indonesia và Thái Lan từ ngày 12/1. Đáng chú ý, các ca này chỉ có kết quả xét nghiệm dương tính trong lần xét nghiệm thứ 2 và thứ 3. Tính tới nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 640 ca mắc bệnh COVID-19, không có ca tử vong, 412 bệnh nhân đã hồi phục.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 9
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Petaling Jaya, Malaysia, ngày 18/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Philippines phát hiện biến thể mới trong cộng đồng

Giới chức Philippines xác nhận tình trạng lây nhiễm trong cộng đồng biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có nguồn gốc từ Anh đã khiến Tổng thống Rodrigo Duterte hủy bỏ kế hoạch cho phép nhóm đối tượng vị thành niên được phép ra khỏi nhà, song song với việc cấm du lịch nội địa và cấm trẻ em ra khỏi nhà. Tính thời thời điểm hiện tại, Philippines là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở châu Á với gần 515.000 ca nhiễm và hơn 10.200 ca tử vong.

Ấn Độ ghi nhận ca nhiễm mới thấp nhất 7 tháng

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ, tính đến sáng 26/1, nước này ghi nhận khoảng 9.100 ca nhiễm trong vòng 24 giờ, mức thấp nhất trong 7 tháng qua. Ấn Độ hiện là nước bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai thế giới, sau Mỹ, với hơn 10,6 triệu ca nhiễm và hơn 153.600 ca tử vong.

Trong 24 giờ qua, nước này có thêm 11.558 ca nhiễm và 100 ca tử vong.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 10
Kiểm tra thân nhiệt phòng lây nhiễm COVID-19 tại một trường học ở Colombia, Sri Lanka, ngày 25/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Châu Đại Dương: New Zealand tiếp tục đóng cửa biên giới

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố nước này sẽ tiếp tục đóng cửa biên giới cho đến khi toàn bộ người dân được tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ và phần còn lại của thế giới trở lại mức độ bình thường nhất định. Theo bà Ardern, chính phủ sẽ dành ưu tiên "bong bóng đi lại", một chương trình kích cầu du lịch với Australia và các quốc đảo Thái Bình Dương.

COVID-19 tới 6h sáng 27/1: Mỹ mua thêm 200 triệu liều vaccine; Pháp kỷ lục người nhập viện - Hình 11
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Bangkok, Thái Lan, ngày 20/1/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổiBản án dành cho nữ giáo viên có thai với nam sinh 12 tuổi
07:08:38 25/12/2024
Máy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại KazakhstanMáy bay chở khách của Azerbaijan va phải chim, rơi tại Kazakhstan
15:20:41 25/12/2024
Kazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơiKazakhstan thông báo 38 người đã thiệt mạng trong vụ máy bay rơi
10:25:49 26/12/2024
Rộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạRộ nghi vấn máy bay chở hơn 60 người ở Kazakhstan bị bắn hạ
10:22:20 26/12/2024
Ít nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở KazakhstanÍt nhất 29 người sống sót sau thảm kịch rơi máy bay ở Kazakhstan
21:09:54 25/12/2024
Bên trong khoang máy bay trước khi rơi làm 38 người thiệt mạng ở KazakhstanBên trong khoang máy bay trước khi rơi làm 38 người thiệt mạng ở Kazakhstan
19:47:18 26/12/2024
Máy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng khôngMáy bay chở 67 người rơi ở Kazakhstan: Hồ sơ hãng hàng không
09:51:44 26/12/2024
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?
15:41:45 25/12/2024

Tin đang nóng

Công an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấpCông an mật phục bắt đối tượng truy nã nguy hiểm trốn trong căn hộ cao cấp
23:30:54 26/12/2024
Bộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạpBộ Y tế cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm vẫn diễn biến phức tạp
20:42:26 26/12/2024
1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi1 Hoa hậu Vbiz lên tiếng khi bị tố dùng thủ đoạn nói xấu hạ bệ Ý Nhi
22:09:15 26/12/2024
11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện11 giờ đêm, bà cụ U80 đợi cả nhà ngủ say để làm 1 việc, con dâu vừa tức vừa thương khi phát hiện
23:11:43 26/12/2024
Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"Thấy cửa hàng đông khách, chủ nhà đòi tăng tiền thuê lên 47 triệu/tháng, khi họ dừng hợp đồng lại tìm đến cơ sở mới đập phá: "Anh phải bồi thường thiệt hại cho tôi"
22:26:07 26/12/2024
Tỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổiTỷ phú nổi tiếng bí mật kết hôn lần thứ 6, cô dâu kém 47 tuổi
22:06:06 26/12/2024
Quyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng ĐàoQuyền Linh U60 ngượng ngùng khi đóng cảnh hôn quay 16 lần với Hồng Đào
23:03:34 26/12/2024
Quyền Linh bênh vực cho bố đơn thân khi bị người phụ nữ nhận xét 'yếu đuối'Quyền Linh bênh vực cho bố đơn thân khi bị người phụ nữ nhận xét 'yếu đuối'
21:18:29 26/12/2024

Tin mới nhất

Mỹ, Trung Quốc, Nga ráo riết chuẩn bị đối phó chiến tranh không gian

Mỹ, Trung Quốc, Nga ráo riết chuẩn bị đối phó chiến tranh không gian

05:38:45 27/12/2024
Công nghệ này, sử dụng phản ứng phân hạch hạt nhân để tăng tốc chất đẩy, mang lại những lợi thế đáng kể so với hệ thống đẩy hóa học thông thường, bao gồm độ bền lâu hơn, khả năng tải trọng nặng hơn và hiệu suất nhiên liệu gấp đôi.
Tiết lộ những lợi ích tiềm ẩn của tiếng chim hót

Tiết lộ những lợi ích tiềm ẩn của tiếng chim hót

05:36:46 27/12/2024
Thế giới âm thanh tự nhiên của chúng ta đang lặng đi, khi quần thể chim ngày càng suy giảm. Con người cũng ngày càng ít tương tác với thiên nhiên, một hiện tượng được gọi là sự tuyệt chủng của trải nghiệm .
Tổng thống Nga chấp nhận đề xuất tổ chức đàm phán với Ukraine ở Slovakia

Tổng thống Nga chấp nhận đề xuất tổ chức đàm phán với Ukraine ở Slovakia

05:26:07 27/12/2024
Ông Putin khẳng định rằng Moskva sẵn sàng đàm phán với bất kỳ ai được hợp pháp hóa thông qua một cuộc bầu cử công khai, kể cả ông Zelensky.
NATO yêu cầu điều tra toàn diện về vụ tai nạn máy bay tại Kazakhstan

NATO yêu cầu điều tra toàn diện về vụ tai nạn máy bay tại Kazakhstan

05:20:16 27/12/2024
Chiếc máy bay chở khách Embraer 190 thuộc hãng hàng không Azerbaijan Airlines đang thực hiện hành trình từ Baku tới Grozny (Nga) thì gặp nạn vào sáng 25/12, gần thành phố Aktau, miền Tây Kazakhstan.
Bộ trưởng An ninh Bosnia và Herzegovina bị bắt vì tham nhũng

Bộ trưởng An ninh Bosnia và Herzegovina bị bắt vì tham nhũng

05:17:25 27/12/2024
Việc bắt giữ được đưa ra sau khi cuộc điều tra kéo dài đối với công ty đại chúng Roads of RS do nghi ngờ có dấu hiệu tham nhũng. Ông Nesic nắm vai trò Tổng giám đốc công ty này từ năm 2016 - 2020. Cuộc điều tra có sự tham...
Hàng hóa xa xỉ phương Tây tràn ngập thủ đô Nga bất chấp lệnh trừng phạt

Hàng hóa xa xỉ phương Tây tràn ngập thủ đô Nga bất chấp lệnh trừng phạt

05:15:21 27/12/2024
Nhiều người ở Moskva - trong đó có Tổng thống Nga Vladimir Putin - đã chế giễu điều mà họ gọi là thất bại của các lệnh trừng phạt nhằm cô lập Nga khỏi nền kinh tế toàn cầu.
Liên tục bị Houthi không kích, Israel vẫn chưa tìm ra chính sách đối phó hiệu quả

Liên tục bị Houthi không kích, Israel vẫn chưa tìm ra chính sách đối phó hiệu quả

05:11:06 27/12/2024
Để đáp trả, quân đội Israel đã thực hiện ba đợt không kích vào các cơ sở quan trọng ở khu vực do Houthi kiểm soát tại Yemen. Một cuộc không kích thứ tư nhắm vào lực lượng Houthi đang được lên kế hoạch.
Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do sự cố tràn dầu ở Biển Đen

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do sự cố tràn dầu ở Biển Đen

05:10:22 27/12/2024
Sự cố tràn dầu khiến các bãi biển cát tại khu nghỉ mát Anapa và vùng lân cận bị phủ dầu, gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các loài động vật hoang dã trong đó có chim biển, cá heo.
Hỏa hoạn gây thiệt hại lớn tại trung tâm hành chính Bangladesh

Hỏa hoạn gây thiệt hại lớn tại trung tâm hành chính Bangladesh

04:46:36 27/12/2024
Lực lượng cứu hỏa cho biết vụ cháy cháy lớn đã gây ra thiệt hại đáng kể đối với tầng 5 đến tầng 8 của tòa nhà do ngọn lửa lan nhanh dọc theo đường dây điện.
Ngoại trưởng Nga giải thích cách Moskva lựa chọn mục tiêu ở Ukraine

Ngoại trưởng Nga giải thích cách Moskva lựa chọn mục tiêu ở Ukraine

04:45:17 27/12/2024
Ông cũng nhấn mạnh rằng Pháp đã cung cấp tên lửa tầm xa SCALP (hay Storm Shadow - tên gọi của Anh) cho Kiev. Ông cảnh báo rằng các đợt chuyển vũ khí này sẽ chỉ làm gia tăng căng thẳng.
Tất cả sân bay ở Moskva tạm thời đóng cửa

Tất cả sân bay ở Moskva tạm thời đóng cửa

04:44:21 27/12/2024
Theo tuyên bố của Cơ quan Hàng không Liên bang Nga (Rosaviatsia), các phi hành đoàn, nhân viên kiểm soát không lưu và dịch vụ sân bay đang triển khai mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn bay.
UNIFIL lo ngại Israel tiếp tục tấn công tại miền Nam Liban

UNIFIL lo ngại Israel tiếp tục tấn công tại miền Nam Liban

04:37:41 27/12/2024
UNIFIL cũng nhắc lại lời kêu gọi Israel sớm rút quân khỏi Liban và thực hiện đầy đủ nghị quyết nói trên. Lực lượng này cũng cho rằng cần phải chấm dứt ngay bất kỳ hành động nào làm gián đoạn lệnh ngừng bắn.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc trẻ đẹp khó cưỡng, chạy trốn nhiều năm vì cảnh nóng hở bạo

Mỹ nhân phim Sex is Zero gây sốc với nhan sắc trẻ đẹp khó cưỡng, chạy trốn nhiều năm vì cảnh nóng hở bạo

Hậu trường phim

06:12:47 27/12/2024
Thay vì hưởng lợi như nhiều đồng nghiệp, người đẹp phải ở ẩn vì tai tiếng bắt nguồn từ cảnh nóng của nhân vật trong phim Sex is Zero.
Vào mùa đông ăn loại củ này đừng vội vứt lá đi, đem làm 2 món này vô cùng bổ dưỡng để kiểm soát đường huyết

Vào mùa đông ăn loại củ này đừng vội vứt lá đi, đem làm 2 món này vô cùng bổ dưỡng để kiểm soát đường huyết

Ẩm thực

06:10:37 27/12/2024
Vào mùa đông, một loại củ quen thuộc là su hào. Tuy vậy, mọi người chủ yếu ăn củ của chúng, còn lá su hào lại vứt bỏ đi mà không biết chúng có nhiều giá trị dinh dưỡng.
Bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến cố tim mạch khi thời tiết chuyển lạnh

Bác sĩ cảnh báo nguy cơ biến cố tim mạch khi thời tiết chuyển lạnh

Sức khỏe

05:41:24 27/12/2024
Khi có dấu hiệu bất thường như đau ngực, khó thở hoặc mệt mỏi đột ngột, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Tôi mất 30 năm để biết 8 "bí mật" của máy sấy tóc, bạn tốn 2 phút để biết tất cả!

Tôi mất 30 năm để biết 8 "bí mật" của máy sấy tóc, bạn tốn 2 phút để biết tất cả!

Sáng tạo

00:59:04 27/12/2024
Bài viết này sẽ giúp bạn nhận ra: Máy sấy tóc có nhiều công dụng rất thần kỳ . Máy sấy tóc là món đồ quá đỗi quen thuộc trong gia đình, riêng nhà tôi phải có trên dưới 5 chiếc.
Loài chim 'không chân' có khả năng bay liên tục 10 tháng không nghỉ

Loài chim 'không chân' có khả năng bay liên tục 10 tháng không nghỉ

Lạ vui

00:58:07 27/12/2024
Các nhà khoa học từ lâu đã biết chim yến còn mệnh danh là loài chim không chân có thể bay liên tục trong thời gian dài, nhưng gần đây mới có chứng cứ xác thực và con số cụ thể.
Đình Triệu rạng rỡ khi được bắt chính ở bán kết ASEAN Cup

Đình Triệu rạng rỡ khi được bắt chính ở bán kết ASEAN Cup

Sao thể thao

00:57:33 27/12/2024
HLV Kim Sang-sik làm CĐV bất ngờ khi trao cơ hội bắt chính cho Đình Triệu ở trận đấu thứ 2 liên tiếp tại ASEAN Cup 2024.
Ukraine "bồn chồn" trước nguy cơ Nga mở mũi tiến công mới

Ukraine "bồn chồn" trước nguy cơ Nga mở mũi tiến công mới

23:29:06 26/12/2024
Giới chức và chuyên gia Ukraine cảnh báo khả năng Nga tiếp tục mở thêm mũi tấn công mới vào Kherson, khu vực mà nhịp độ chiến sự diễn ra tương đối chậm trong thời gian qua.
'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

'Anh tài' Phan Đinh Tùng khoe vợ đẹp, con ngoan

Sao việt

23:12:37 26/12/2024
Sau chương trình Anh trai vượt ngàn chông gai , Phan Đinh Tùng trở lại với các hoạt động nghệ thuật, song cũng dành thời gian cho gia đình nhỏ của mình.
Phát hiện nhiều học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, "cho ăn" để cầu học giỏi

Phát hiện nhiều học sinh mua búp bê Kumanthong về nhà thờ cúng, "cho ăn" để cầu học giỏi

Netizen

23:02:39 26/12/2024
Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, thời gian qua trên địa bàn có tình trạng học sinh lên mạng mua búp bê KumanThong về nhà thờ cúng, mua bánh, kẹo cho ăn để cầu may mắn, học giỏi.
Phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán pháo nổ trái phép

Phát hiện, xử lý nhiều đối tượng vận chuyển, buôn bán pháo nổ trái phép

Pháp luật

22:40:28 26/12/2024
Ngày 26/12, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vận chuyển pháo nổ trái phép trên địa bàn.
Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim Hàn có rating tăng 118% chỉ sau 1 tập, visual nữ chính gây hoang mang tột độ vì như có phép biến hình

Phim châu á

22:33:07 26/12/2024
Bộ phim truyền hình Hàn Quốc Who Is She đã lên sóng tuần thứ 2 và tiếp tục trở thành chủ đề được truyền thông, khán giả Hàn săn đón nhiệt tình.