Thế giới sắp cạn kiệt kim cương?
De Beers, một trong những công ty kim cương hàng đầu thế giới, sắp cạn kiệt các loại đá quý do công ty này đang giảm số lượng sản xuất vì giá kim cương giảm mạnh.
Do lượng cung đang giảm mạnh nên De Beers, công ty kim cương có trụ sở tại London hiện đang có ý định tìm đến mỏ kim cương ở sa mạc Kalahari của Botswana để duy trì nhu cầu của khách hàng.
Ảnh: Sputnik
Các nhà phân tích từ công ty tư vấn đa quốc gia hàng đầu McKinsey & Co dự kiến lượng sản xuất kim cương sẽ giảm sau năm 2017 nếu như công ty này không phát hiện được thêm bất kỳ mỏ kim cương nào khác, theo một báo cáo của Wall Street Journal.
Những viên đá quý hiện đang là những sản phẩm có giá trị nhất ở châu Phi. Đây cũng là khu vực mà mọi người sử dụng kim cương máu (kim cương máu là những viên kim cương có nguồn gốc từ các khu vực dưới quyền kiểm soát của những lực lượng, phe phái chống đối chính phủ bất hợp pháp, và được sử dụng để tài trợ cho những hành động quân sự chống đối chính phủ, hoặc trái với các quyết định của Hội đồng Bảo an) để hỗ trợ các cuộc xung đột. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhu cầu sử dụng các loại kim cương này đã giảm.
“Trong một thời gian dài nữa, các mỏ kim cương sẽ không được tìm thấy nữa. Nó rất hiếm”, chuyên gia phân tích mỏ kim cương Phil Swinfen cho biết.
Hơn nữa, giá kim cương đang lao dốc mạnh do nhu cầu giảm. Trong nửa đầu năm 2015, giá kim cương đã giảm từ 6-8%. Thậm chí, trong năm qua, lượng sản xuất của De Beers đã giảm 27%. Doanh số của De Beers trong quý III năm nay cũng giảm 59% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong tháng 8 vừa qua, kim cương mất giá khá mạnh khi thị trường chứng khoán toàn cầu tụt dốc làm suy giảm nhu cầu hàng xa xỉ. Ngoài ra, nhu cầu nữ trang ở Trung Quốc cũng đang giảm sâu, một phần do chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay, mặt khác do tăng trưởng kinh tế nước này đi xuống.
Video đang HOT
Giá những viên kim cương tiêu chuẩn loại 1 carat đã giảm 0,9% trong tháng 8, trong khi giá loại rẻ hơn 0,3 carat giảm tới 1,7%, theo số liệu mà Rapaport Group, một tổ chức hỗ trợ giao dịch kim cương toàn cầu cho biết.
Sự giảm giá này của kim cương nối dài xu hướng đã thiết lập trước đó. Trong vòng 12 tháng qua, giá kim cương 1 carat và 0,3 carat đã giảm tương ứng 12,9% và 29%, Rapaport cho biết thêm.
Theo Tuyết Nhung (Theo Sputnik) (Một thế giới)
Nga được mất gì trong chiến dịch chống IS ở Syria?
Theo Moscow Times, mỗi ngày Nga tiêu tốn khoảng 4 triệu USD trong việc duy trì các hoạt động trong chiến dịch chống IS ở Syria.
Theo Moscow Times, mỗi ngày Nga tiêu tốn khoảng 4 triệu USD trong việc duy trì các hoạt động trong chiến dịch chống IS ở Syria.
Các con số mà HIS Jane's tổng hợp được cho thấy những vụ ném bom, hỗ trợ chiến dịch, cơ sở vật chất và nhân lực mặt đất, cùng với việc cất giữ các tên lửa hành trình đã "ngốn" của Nga khoảng 80 triệu cho đến 115 triệu USD kể từ khi bắt đầu chiến dịch không kích hôm 30/9.
So sánh với 50 tỷ USD ngân sách quốc phòng Nga năm 2015 thì khoản tiền mà Nga tiêu tốn trong chiến dịch không kích IS ở Syria mới chỉ là một khoản nhỏ. Tuy nhiên, điện Kremlin có thể thấy rằng các chi phí cho cuộc chiến này vẫn còn tiếp tục tăng nhanh. Các nhà phân tích cảnh báo rằng cuộc xung đột tại Syria còn kéo dài nhiều năm và nếu như binh lính của Nga thiệt mạng thì Moscow sẽ ngày càng chìm sâu vào cuộc chiến này.
Nga tiêu tốn khoảng 4 triệu USD cho các hoạt động trong một ngày tại Syria. Nguồn: Atimes
Theo Bộ Quốc phòng Nga, khoảng 36 chiến đấu cơ Nga và 20 trực thăng tấn công đã không kích khoảng 40 mục tiêu mỗi ngày trong suốt 3 tuần qua, nhắm vào các nhóm nổi dậy cũng như các phiến quân của IS.
Mặc dù con số chính xác không được công bố nhưng báo cáo truyền thông cho biết có khoảng 1.500 đến 2.000 nhân viên mặt đất để phục vụ và duy trì hoạt động cho lực lượng không quân, hỗ trợ thông qua các kênh vận chuyển đường không và đường biển từ Biển Đen cũng như không phận của Iran và Iraq. Ngoài ra, một loạt tàu chiến ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải cũng được duy trì để sẵn sàng hỗ trợ khi cần.
Theo HIS, mỗi máy bay chiến đấu tốn khoảng 12.000 USD cho mỗi giờ bay, trực thăng là 3.000 USD/ giờ. Với nhiệm vụ ném bom, ít nhất mỗi chiến đấu cơ sẽ bay 90 phút mỗi ngày và trực thăng là 1 tiếng mỗi ngày, như vậy, Moscow phải chi khoảng 710.000 USD trong vòng 24 tiếng. Cộng thêm vào đó, mỗi ngày, Nga cũng thả khoảng 750.000 USD tiền vũ khí, đạn dược.
IHS cũng ước tính, chi phí cho binh lực vào khoảng 440.000 USD một ngày, giữ tàu chiến ở Địa Trung Hải cần hơn 200.000 USD một ngày. Các chi phí hỗ trợ khác như hậu cần, thu thập tin tình báo, liên lạc và kỹ thuật, thêm vào khoảng 250.000 USD/ ngày.
Điều này có nghĩa là chi phí tối thiểu để quân đội Nga duy trì hoạt động tại Syria là 2,4 triệu USD/ ngày. Theo Ben Moores, nhà phân tích cao cấp của HIS, con số này chỉ là ước tính, con số thực tế có thể tăng cao gấp hai lần.
Những tính toàn này không bao gồm chi phí bốc dỡ, vận chuyển bom hay sử dụng các loại vũ khí mặt đất. Con số này vẫn còn cách khá xa so với chi phí triển khai quân đội của Mỹ và Anh ở Iraq và Afghanistan. Một phần là do Nga không mất nhiều khoảng cách để tiếp cận Syria, bên cạnh đó là mức lương binh lính ở Nga cũng như các chi phí cung cấp thấp hơn các nước phương Tây.
Chi phí trên cũng chưa tính việc Nga phóng tên lửa hôm 7/10, trong ngày sinh nhật của Tổng thống Putin. Mỗi tên lửa Kaliber được phóng từ khu vực Caspian tốn 1,2 triệu USD, như vậy tổng chi phí cho việc bắn tên lửa của Nga có thể lên tới 36 triệu USD.
Nga thu được gì sau khi bỏ tiền?
Theo một khía cạnh nào đó, việc can thiệp quân sự của Nga vào Syria đã được thực hiện ở mức rẻ nhất. Nếu so sánh với lực lượng liên minh do Mỹ đứng đầu, đã không kích Syria trong hơn một năm qua, thì con số của Nga vẫn còn rất khiêm tốn. Chiến dịch này của Moscow cũng nhỏ hơn quy mô của các cuộc tập trận mà lực lượng vũ trang Nga tham gia trong vài tháng gần đây.
Một thị trấn tại Syria được giải phóng sau khi Nga tiến hành không kích IS. Nguồn: Sputniks
Dù nhiều bên cho rằng Nga đang khuấy động một cuộc chiến tranh điện tử với việc sử dụng các công nghệ chính xác cao nhưng thực tế cho thấy rất ít các loại vũ khí đắt tiền được sử dụng. Ngoài lần tấn công bằng tên lửa hành trình, hầu hết vũ khí thả xuống Syria đều là các loại bom từ thời Liên Xô mà Nga có rất nhiều.
Số tiền mà Nga sử dụng cho cuộc chiến cũng có thể coi là một dạng đầu tư. Nó đã trở thành một công cụ truyền thông đắc lực, mua lại các vị trí đẹp trên những phương tiện thông tin thế giới về sự quay trở lại của một cường quốc toàn cầu. Nó cho phép Nga thử nghiệm một phương thức chiến tranh mới, cho phép binh sĩ của mình có thêm kinh nghiệm chiến trường, giúp nâng cao năng lực chiến đấu.
Bên cạnh đó, nó còn là nơi giúp quân đội Nga được dịp "quảng cáo" vũ khí trước các khách hàng nước ngoài tiềm năng. Năm ngoái Nga đã xuất khẩu các trang thiết bị quốc phòng trị giá 15,5 tỷ USD, và từ khi bắt đầu không kích Syria, con số này đã tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo Vadim Kozulin, nhà phân tích quân sự của Trung tâm PIR, Moscow, những lợi ích này là rất tốt trong giai đoạn đầu của chiến dịch oanh kích chống lại IS của Nga ở Syria, song nó sẽ bớt đi tính hiệu quả nếu cuộc xung đột kéo dài.
Cuộc chiến này có kéo dài?
Mặc dù các quan chức Nga khẳng định sự can thiệp quân sự vào Syria chỉ là tạm thời nhưng vẫn chưa rõ khi nào Moscow sẽ rút khỏi cuộc xung đột đã kéo dài 4 năm này. Các cuộc không kích của Nga đã làm yếu dần lực lượng của quân nổi dậy và phiến quân IS, song vẫn chưa thể chắc chắn được khi nào chính phủ của ông Assad mới có thể giữ vững lãnh thổ mà không cần sự hỗ trợ từ Nga.
Ben Moores phân tích thêm: "IS có một nguồn nhân lực gần như là không giới hạn. Bạn không thể đánh bại một thứ gì có một bể dự trữ dồi dào như vậy... Mỗi năm, ngày càng có nhiều người trẻ ở Trung Đông gia nhập tổ chức này. Nga có thể tiến hành các cuộc không kích hàng ngày trong nhiều năm nhưng cuối cùng cũng chỉ để cân bằng theo cách đó. Sự chiến thắng về mặt quân sự là điều không tưởng".
Cho đến nay, sự can thiệp của Nga vẫn chưa quá kịch liệt. Tuy nhiên, cuộc chiến này có thể dễ dàng leo thang nếu binh lính Nga bị tử trận, máy bay hay trực thăng của nước này bị bắn hạ.
Theo Infonet
Chiến lược chống IS của Mỹ: Manh mún, thiếu minh bạch Trong khi chiến dịch không kích của Nga tiếp diễn ở Syria, phương Tây dần nhận ra rằng chiến lược chống IS của Mỹ là manh mún, thiếu minh bạch. Trong khi chiến dịch không kích của Nga tiếp diễn ở Syria, phương Tây dần nhận ra rằng chiến lược chống IS của Mỹ là manh mún, thiếu minh bạch. Đó là nhận...