Thế giới rục rịch chuẩn bị cho Hội nghị G20
40 lãnh đạo thế giới sẽ tề tựu về thành phố Hàng Châu (Trung Quốc) vào ngày 4.9, tái khẳng định nỗ lực của họ cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu thời hậu Brexit, hay Anh rời Liên minh châu Âu (EU).
Tấm bảng chào mừng Hội nghị G20 ở Hàng Châu
Ra đời vào năm 1999, G20 gồm các quốc gia như Anh, Mỹ, Pháp, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Brazil…, xuất hiện nhằm mục tiêu hợp tác kinh tế. Theo CNBC, xây dựng một hệ thống tài chính mở, thúc đẩy sự hồi phục kinh tế toàn cầu và phối hợp chính sách tiền tệ là vài trong số các chủ đề chính sẽ được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay. Dưới đây là cụ thể một số vấn đề quan trọng sẽ chi phối các cuộc đàm phán trong sự kiện kéo dài hai ngày này.
Tăng trưởng của Trung Quốc
Bắc Kinh dự kiến tận dụng hội nghị này làm cơ hội thuyết phục cộng đồng quốc tế rằng nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới vẫn ổn. Ngân hàng Standard Chartered cho hay: “Với tư cách lần đầu chủ trì, Trung Quốc dự kiến giới thiệu tiềm năng tăng trưởng và giảm bớt các lo ngại về rủi ro thị trường tài chính của họ”.
Sau khởi đầu khó khăn hồi đầu năm khi chứng khoán Đại lục lao dốc, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng tốt hơn dự báo trong ba tháng kết thúc vào tháng 6, thể hiện ít nhiều sự ổn định. Tại hội nghị, giới lãnh đạo Đại lục sẽ xây dựng các chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ ăn khớp nhằm tránh bị “hạ cánh cứng”, đặt lộ trình cải cách cơ cấu phía cung và nhắc lại quyết tâm giữ nội tệ ổn định.
Video đang HOT
Di sản của Tổng thống Mỹ Barack Obama
Hội nghị thượng đỉnh năm nay là hội nghị cuối cùng của ông Obama trên cương vị tổng thống Mỹ. Thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thứ nhì của ông đang đến gần. Cố vấn cao cấp chuyên kinh tế châu Á Matthew Goodman, Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho hay điều này có nghĩa là ông Obama có khả năng dùng hội nghị này làm nền tảng để kỷ niệm những gì ông làm được.
Ông Goodman từng là cựu giám đốc kinh tế quốc tế tại Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Obama. Khi Tổng thống Mỹ thứ 44 nhậm chức vào năm 2009, kinh tế thế giới đang lao dốc nên Nhà Trắng sẽ muốn ăn mừng những tiến bộ họ đạt được thời gian qua.
Dư thừa thép
Một cuộc khủng hoảng vừa đến với ngành thép toàn cầu khi dư cung từ các nhà sản xuất lớn như Trung Quốc và Nga “làm lụt” thị trường. Điều này khiến giá giảm, nhà máy đóng cửa và nhiều nhân viên bị sa thải.
Chuyên gia Goodman cho biết: “Tôi nghĩ rằng từ “thép” sẽ được đề cập trong thông cáo của G20 và đây là điều bất thường. Đó sẽ là một trong những tiêu đề chính tại hội nghị”. Trong bài phát biểu tại Viện Brookings hôm 31.8, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew cho biết ông Obama sẽ kêu gọi hành động trước tình trạng dư thừa công suất, đặc biệt là trong ngành thép, tại G20.
Vấn đề môi trường vốn chỉ đứng ở “băng sau” trong các hội nghị G20 trước đây, song điều này thay đổi kể từ Hiệp định Paris tháng 12.2015, khi hơn 190 nước đồng ý hợp tác chống lại các nguyên nhân và tác động từ biến đổi khí hậu. Các nước G20 không chỉ đại diện cho 80% GDP thế giới mà còn là những nước thải ra 80% khí thải nhà kính.
Theo Thanh Niên
Putin nói G20 không nên bàn về chính trị
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng G20 là nền tảng để thảo luận các vấn đề kinh tế, do đó nó không nên đề cập đến chính trị.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Reuters.
Nhóm các nền kinh tế lớn (G20) không nên tham gia vào chính sách đối ngoại do còn có các nền tảng khác để thảo luận những vấn đề như khủng hoảng Syria, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay cho biết, theoSputnik.
Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay diễn ra ở thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, trong hai ngày 4 và 5/9.
AFP hôm qua nhận định G20 là cơ hội để ông Putin gây sức ép, buộc Tổng thống Mỹ Barack Obama phải nhượng bộ, đặc biệt là về Syria, nếu ông chủ Nhà Trắng muốn vấn đề này có tiến triển trước khi rời nhiệm sở.
Điện Kremlin và Nhà Trắng đều không thông báo ông Putin và ông Obama gặp song phương chính thức tại Hàng Châu nhưng giới phân tích nhận định có thể hai lãnh đạo sẽ trao đổi không chính thức.
Ông Putin "sẽ cố giành điều gì đó từ Barack Obama", điều mà Moscow chưa thể nhận được từ Washington trong quá khứ, Maria Lipman, nhà phân tích chính trị độc lập, nói.
Nga và Mỹ ủng hộ các phe đối lập nhau trong cuộc nội chiến Syria, kéo dài 5 năm, làm 280.000 người thiệt mạng và buộc nửa dân số Syria phải rời bỏ nhà cửa.
Moscow, đồng minh Damascus, và Washington, ủng hộ phe đối lập muốn lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad, trên danh nghĩa đang là đồng chủ tịch cho nỗ lực đối thoại chấm dứt xung đột.
Hai bên đang cố tạo ra lệnh ngừng bắn mới ở Syria và có thể cùng phối hợp chống Nhà nước Hồi giáo (IS) cùng các nhóm cực đoan khác. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao hàng đầu của hai bên đã không thể đạt được thỏa thuận nào trong cuộc đàm phán tại Geneva tuần trước.
Như Tâm
Theo VNE
Trung Quốc khó trốn tránh vấn đề Biển Đông tại G20 Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc không thể trốn tránh việc thảo luận tình hình Biển Đông tại Hội nghị G20. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama trong cuộc gặp tại Washington năm 2015. Ảnh: AP "Trung Quốc sẽ cố gắng phản đối bất kỳ thảo luận nào về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên,...