Thế giới rộn ràng đón năm Canh Tý 2020
Người dân ở nhiều nước trên thế giới đang tất bật chuẩn bị đón năm mới Canh Tý 2020.
Người phụ nữ dùng điện thoại di động chụp ảnh tại một trung tâm mua sắm ở Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Anthony Kwan / Getty Images
Một người đàn ông treo đèn lồng chuẩn bị cho Tết Nguyên đán tới tại chùa Di Lặc ở Medan, Bắc Sumatra, Indonesia. Các cộng đồng người Hoa ở quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới đang tất bật chuẩn bị đón năm Canh Tý.
Những con chuột được trưng bày tại sở thú Rainforest KidzWorld ở Singapore. Ảnh: AFP / Getty Images
Một người đàn ông xếp cá chép trong nồi đất sét trước khi nấu ở tỉnh Hà Nam. Cá kho tộ là món ngon phổ biến tại miền Bắc Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán.
Nhiều mặt hàng trang trí đón năm con chuột được bày bán ở Hà Nội. Ảnh: Reuters
Các nghệ sĩ dân gian biểu diễn điệu múa lân ở Langzhong, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã
Trẻ em cầm đèn lồng tham gia lễ diễu hành đón năm mới tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Ảnh: Armando Franca/AP
Đèn lồng sáng lung linh trong một chương trình tổ chức ở Nam Ninh, khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã/Getty Images
Những chú gấu trúc chơi đùa tại Khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Wolong ở Wenchuan, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Ảnh: AFP / Getty Images
Video đang HOT
Người phụ nữ trang trí cây nhang khổng lồ tại một nhà máy ở Kubang Semang, phía tây Malaysia. Ảnh: AFP / Getty Images
Đèn lồng treo đỏ rực trên cây ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Han Han / AP
Thiên Ân
Theo saostar.vn
Trải nghiệm lễ rước thảm thêu Đức Phật lớn nhất thế giới tại Tây Tạng
Tu viện Labrang ở huyện Xiahe, phía tây bắc tỉnh Cam Túc của Trung Quốc, là điểm đến hằng năm của khách du lịch, phật tử và khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới.
Họ cùng nhau chứng kiến lễ rước thangka (tấm thảm) lớn nhất thế giới của Đức Phật - một phần trong lễ cầu nguyện Grand Monlam.
Lễ hội được biết là nghi lễ tôn giáo " Tắm nắng cho Đức Phật", lúc này, các nhà sư Tây Tạng rước một thangka (tấm thảm) khổng lồ dài khoảng 100 ft (30,5m) và rộng 53 ft (16m) của Đức Phật A Di Đà, lên ngọn núi gần Tu viện Labrang - tu viện lớn nhất của Tây Tạng bên ngoài Lhasa.
Tấm thảm được rước khi xuất hiện ánh sáng đầu tiên bên sườn núi để những tia nắng mặt trời đầu tiên rọi sáng tấm thảm linh thiêng.
Trước đây, tu viện Labrang là một trong sáu tu viện hàng đầu của truyền thống Gelug - truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Tu viện nằm cách thành phố Lan Châu - thủ phủ của tỉnh Cam Túc khoảng bốn tiếng lái xe về phía nam. Nằm trên thung lũng ở độ cao khoảng 3.000 m (10.000 ft), các tòa nhà của tu viện được xây theo kiểu truyền thống, thậm chí còn lợp mái lá.
Bắt đầu buổi lễ, một số thanh niên phi ngựa chạy. Sau đó, tu sĩ mặc áo choàng màu đỏ và tím diễu hành theo hàng, những người trong đội chơi chũm chọe đi đầu và những người còn lại vác trên vai một chiếc thangka (tấm thảm) cuộn tròn lớn được bọc trong vải màu vàng. Đoàn rước hộ tống thangka đến đích sau đó họ trải nó xuống con dốc được chuẩn bị đặc biệt.
Thangka gồm hai lớp, là hai tấm vải lớn. Hai lớp vải này được dùng làm màn che ảnh Đức Phật và nhiều vị thần khác xung quanh Ngài. Đám đông người xem ném những chiếc khăn trắng ( khatas) vào thangka cùng với lời cầu nguyện.
Tu viện Labrang được xây dựng năm 1709 trong thời đại nhà Thanh, tròn 300 năm sau khi tu viện Gaden gần Lhasa được xây dựng.
Do vị trí địa lý, tu viện Labrang trở thành tâm điểm của các cuộc xung đột giữa người Tây Tạng, người Hồi giáo, người Trung Quốc và người Mông Cổ. Trong sự kiện năm 1959, một phần của tu viện đã bị phá hủy.
Tháng 4 năm 1985, hội trường của tu viện bị thiêu rụi nhưng người ta đã xây lại tòa nhà mới thay thế năm 1990. Ngày nay, tu viện Labrang là điểm đến phổ biến của các tu sĩ trẻ và tăng đoàn.
Lễ hội cầu nguyện Monlam Chenmo hay Đại lễ cầu nguyện được Je Tsongkhapa (người sáng lập truyền thống Gelugpa của Phật giáo Tây Tạng) thành lập năm 1409. Lễ hội kéo dài hai tuần bắt đầu vào ngày thứ tư của năm mới Tây Tạng và kết thúc vào ngày thứ mười lăm.
Trong lễ hội Monlam, phật tử cầu nguyện, cúng dường và tưởng niệm những điều huyền diệu mà Đức Phật đã giác ngộ khoảng 2.500 năm trước tại tiểu lục địa Ấn Độ.
Nghệ nhân tạo ra hình ảnh Phật sẽ nhận được phước lành và công đức. Người ta nói rằng công đức nhận được từ việc tạo ra hình ảnh Đức Phật tương đương với số lượng nguyên tử tồn tại trong hình ảnh Đức Phật. Vì vậy, người dân đã thêu tấm thảm Phật rất lớn trong lễ hội Monlam để mong tạo nhiều công đức.
Ngày nay, nhiều người hành hương từ khắp khu tự trị Tây Tạng tham gia lễ hội cầu nguyện và giáo lý Monlam, họ không quên cúng dường cho tu sĩ. Nhiều tu viện khác cũng tổ chức các buổi cầu nguyện đặc biệt và thực hiện nghi lễ tôn giáo - ví dụ, mở ra nhiều thangka (tấm thảm) lớn hơn để ban phước cho tất cả mọi người. Đây thực sự là cảnh tượng tuyệt vời và thật đáng quý khi truyền thống của lễ hội Monlam vẫn tiếp tục phát triển.
Yến Phạm
Theo dulich.petrotimes.vn
Trung Quốc nhân giống lợn khổng lồ to bằng gấu Bắc Cực Tại một trang trại ở khu vực phía nam Trung Quốc, có những con lớn rất lớn, nặng bằng một con gấu Bắc Cực. Các trang trại ở Trung Quốc đang đua nhau nhân giống lợn khổng lồ. Một con lợn khổng lồ nặng 500 kg, theo BNN Bloomberg. Trang trại của ông Pang Cong ở Nam Ninh, thủ phủ của tỉnh Quảng...