Thế giới phát triển nhiều loại thuốc kháng virus hứa hẹn chống lại Covid-19

Theo dõi VGT trên

Các loại thuốc kháng virus dạng viên chữa Covid-19 đang được phát triển. Các chuyên gia đánh giá đó có thể là cơ hội để thế giới chống lại đại dịch Covid-19 và quay lại cuộc sống bình thường.

Bệnh diễn biến tốt sau 7 ngày

Vào ngày được xác định dương tính với virus SARS-CoV-2 hồi tháng 6, những triệu chứng của Miranda Kelly (ở Seattle) nghiêm trọng đến mức cô đã rất lo lắng. Kelly đã 44 tuổi, có bệnh nền là tiểu đường và huyết áp cao. Khi mắc Covid-19, cô bị khó thở và được đưa tới phòng cấp cứu.

Không lâu sau đó, chồng cô là Joe, 46 tuổi, cũng mắc Covid-19. Lúc này, Kelly thực sự lo lắng, khi nghĩ đến 5 đứa con đang độ tuổi thiếu niên ở nhà.

“Tôi đã cầu xin Chúa để chúng tôi không phải thở máy. Chúng tôi còn những đứa con. Nếu chúng tôi có mệnh hệ gì thì ai sẽ nuôi nấng chúng?”, Kelly nhớ lại.

Sau khi được chẩn đoán mắc Covid-19, vợ chồng cô đã tham gia vào một cuộc thử nghiệm lâm sàng ở trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutch ở gần đó – một trong những cơ sở trên thế giới thử nghiệm phương pháp điều trị kháng virus nhằm ngăn chặn Covid-19 ngay từ giai đoạn đầu.

Thế giới phát triển nhiều loại thuốc kháng virus hứa hẹn chống lại Covid-19 - Hình 1

Thuốc kháng virus SARS-CoV-2 dạng viên đang được phát triển, với kỳ vọng mang lại cuộc sống bình thường cho các bệnh nhân.

Ngay khi tham gia cuộc thử nghiệm, mỗi ngày cặp đôi được phát 4 viên thuốc, uống 2 lần/ngày. Mặc dù họ không được cho biết là liệu họ nhận được thuốc hay giả dược nhưng trong một tuần, tình trạng của họ đã trở nên khá hơn. Sau 2 tuần, 2 người đã hồi phục.

“Tôi không biết liệu chúng tôi có nhận được phương pháp điều trị này hay không nhưng tôi có cảm giác rằng mình đã được điều trị. Với tất cả những bệnh nền hiện tại, theo tôi, sự hồi phục đã diễn ra rất nhanh”, Miranda Kelly cho hay.

Gia đình Kelly đã đóng vai trò nhất định trong việc phát triển cơ hội tiếp theo của thế giới để ngăn chặn Covid-19: Đó là sử dụng thuốc uống hàng ngày có thể chống lại virus vào giai đoạn đầu sau khi được chẩn đoán và ngăn chặn các triệu chứng phát triển sau khi phơi nhiễm.

Timothy Sheahan, một nhà virus học tại Đại học North Carolina-Chapel Hill đánh giá: “Các loại thuốc uống có tiềm năng không chỉ kiềm chế các triệu chứng của Covid-19 mà còn hạn chế sự lây lan sang những người trong gia đình”.

Thuốc kháng virus là những phương pháp điều trị cần thiết đối với các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, trong đó có viêm gan C và HIV. Trước đó, loại thuốc kháng virus được biết tới nhiều nhất là Tamiflu, loại thuốc được kê đơn rộng rãi có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh cúm và giảm nguy cơ nhập viện nếu sử dụng kịp thời.

Các loại thuốc được phát triển để điều trị cũng như ngăn virus ở người và động vật hoạt động khác nhau, tùy vào từng loại. Tuy nhiên, chúng có thể được điều chỉnh để thúc đẩy hệ miễn dịch nhằm chống lại dịch bệnh, ngăn chặn các thụ thể để virus không thể xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh và làm giảm lượng virus trong cơ thể.

Video đang HOT

Nhiều “ứng viên” tiềm năng

“Đến nay, có ít nhất 3 loại thuốc chống virus hứa hẹn đang bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng với kết quả dự kiến sẽ được công bố sớm nhất là vào cuối mùa thu hoặc sang mùa đông”, Carl Dieffenbach, giám đốc Phòng nghiên cứu về bệnh AIDS tại Viện Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm và Dị ứng Quốc gia nhận định.

“Tôi cho rằng chúng ta sẽ có câu trả lời về khả năng của những loại thuốc này trong một vài tháng tới”, Dieffenbach nói.

Dieffenbach cho biết, đầu tiên là một loại thuốc từ Merck & Co. và Ridgeback Biotherapeutics được gọi là Molnupiravir. Đây chính là loại thuốc mà gia đình Kelly đã tham gia thử nghiệm ở Seatle. Hai ứng viên khác là PF-07321332 từ Pfizer và AT-527 – một loại thuốc chống virus do các công ty dược phẩm Roche and Atea Pharmaceuticals sản xuất.

Những loại thuốc này hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng nhân lên của virus trong tế bào con người. Đối với thuốc Molnupiravir, enzyme sao chép chất liệu di truyền của virus bị buộc phải tạo ra thật nhiều lỗi sai để virus không thể nhân lên. Điều này giúp giảm tải lượng virus trong cơ thể bệnh nhân, rút ngắn thời gian mắc bệnh và ngăn chặn các phản ứng miễn dịch nguy hiểm có thể gây bệnh nặng hoặc tử vong.

Sheahan, người cũng tham gia các cuộc thử nghiệm tiền lâm sàng Remdesivir, đã dẫn đầu một nghiên cứu trên chuột cho thấy Molnupiravir có thể ngăn chặn Covid-19 trong giai đoạn đầu.

Các cuộc thử nghiệm lâm sàng đã diễn ra sau đó, trong đó có cuộc thử nghiệm trên 202 người tham gia vào mùa xuân năm ngoái, cho thấy Molnupiravir đã làm giảm nhanh chóng lượng virus gây bệnh. Giám đốc điều hành Merck Robert Davis cho biết, công ty này sẽ thu thập được dữ liệu trong các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 với quy mô lớn hơn trong những tuần tới và có thể sẽ cố gắng để được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ thông qua để sử dụng khẩn cấp “trước cuối năm nay”.

Trên thế giới, đến nay chỉ có một loại thuốc chống virus là Remdesivir đã được thông qua để điều trị Covid-19. Tuy nhiên, loại thuốc này sẽ phải truyền tĩnh mạch cho những bệnh nhân cần nhập viện và không được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn đầu của dịch bệnh. Trái lại, những loại thuốc đang được nghiên cứu trên có thể được sản xuất dưới dạng viên uống, sẽ mang lại cơ hội tiếp cận thuận lợi để đưa cuộc sống trở về bình thường.

Pfizer cũng đã tiến hành các cuộc thử nghiệm giai đoạn 2 và 3 với loại thuốc điều trị Covid-19, trong khi các nhà điều hành Atea cho biết họ dự kiến sẽ có kết quả thử nghiệm giai đoạn 2 và 3 vào cuối năm nay.

Viên uống có thể dùng hàng ngày

Theo Dieffenbach, nếu kết quả khả quan và việc sử dụng khẩn cấp bất kỳ loại thuốc nào trong các loại thuốc trên được thông qua, việc phân phối có thể nhanh chóng bắt đầu.

Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng triệu người dân Mỹ sẽ sớm được sử dụng loại thuốc uống dùng hàng ngày này để điều trị Covid-19. Liệu trình điều trị dự kiến kéo dài từ 5 – 10 ngày kể từ khi được xác nhận mắc bệnh, với thuốc viên uống tiện lợi.

Nếu thuốc kháng virus viên mới được thông qua, chỉ có một thách thức, đó là việc phân phối để có thể đưa chúng đến những người mắc bệnh sớm nhất có thể. Các nhà điều hành Merck cho biết công ty của họ có thể sản xuất hơn 10 triệu liều vào cuối năm nay. Trong khi đó, Atea và Pfizer chưa đưa ra ước tính cụ thể.

Một triển vọng hứa hẹn hơn là các nghiên cứu hiện đang đánh giá về việc liệu thuốc kháng virus có thể ngăn chặn sự lây nhiễm Covid-19 sau khi phơi nhiễm hay không.

“Hãy nghĩ về điều đó. Bạn có thể dành nó cho mọi người trong gia đình hoặc mọi người trong trường học. Và sau đó, có lẽ chúng ta sẽ nói về sự quay lại của cuộc sống bình thường”, Elizabeth Duke, giáo sư nghiên cứu thuộc Fred Hutch đang giám sát cuộc thử nghiệm lâm sàng thuốc Molnupiravir đánh giá.

Thuốc viên trị COVID-19 như thuốc cảm giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường

Không giống như thuốc kháng virus tiêm tĩnh mạch, thuốc viên có thể dùng để điều trị sớm COVID-19 và phân phối rộng rãi như thuốc trị cảm cúm.

Thuốc viên trị COVID-19 như thuốc cảm giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường - Hình 1
Thuốc viên kháng virus Molnupiravir của Merck và Ridgeback có khả năng được xin phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ "trước cuối năm 2021".

Chỉ trong một ngày sau khi có xét nghiệm dương tính với COVID-19 vào tháng 6, Miranda Kelly đã đủ phát ốm vì sợ hãi. Ở tuổi 44, mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao, Kelly, một trợ lý điều dưỡng ở Seattle (Mỹ), thấy khó thở, các triệu chứng nghiêm trọng đến mức cô được đưa ngay vào phòng cấp cứu.

Khi chồng của Kelly, Joe, 46 tuổi, cũng ốm vì nhiễm virus, cô thực sự lo lắng, nhất là với 5 đứa con còn nhỏ ở nhà. "Tôi đã cầu xin Chúa cho chúng tôi không phải dùng máy thở. Chúng tôi còn con cái. Ai sẽ chăm sóc chúng đây?"

Nhưng ngay sau khi được chẩn đoán bệnh, hai vợ chồng Kelly đã đồng ý tham gia một thử nghiệm lâm sàng tại trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutch gần đó nhằm thử nghiệm một phương pháp điều trị kháng virus có thể ngăn chặn bệnh COVID sau khi sớm phát hiện.

Đến ngày hôm sau, hai vợ chồng đã uống bốn viên thuốc, hai lần một ngày. Mặc dù không được biết mình được uống thuốc thật hay giả dược, nhưng trong vòng một tuần, Kelly cho biết, các triệu chứng của họ giảm đi nhiều. Trong vòng hai tuần, hai vợ chồng đã bình phục. "Tôi cảm thấy mình phục hồi rất nhanh chóng", Miranda Kelly nói.

Hai vợ chồng Kelly nằm trong số những người góp phần phát triển thứ dược phẩm có thể là cơ hội tiếp theo của thế giới trong ngăn chặn đại dịch COVID-19: một chế độ thuốc uống hàng ngày trong thời gian ngắn để ngăn bệnh COVID-19 phát hiện sớm và có thể ngăn chặn các triệu chứng diễn biến nặng hơn sau khi nhiễm virus.

Thuốc viên tiện dụng như thuốc cảm

Timothy Sheahan, một nhà virus học tại Đại học North Carolina - Chapel Hill (Mỹ), người đi tiên phong trong dự án, cho biết: "Thuốc kháng virus đường uống không chỉ có khả năng làm giảm thời gian mắc hội chứng COVID-19 mà còn hạn chế lây nhiễm cho những người trong gia đình bạn nếu bạn bị bệnh".

Thuốc kháng virus vốn là phương pháp điều trị cần thiết cho các bệnh do virus khác, bao gồm cả viêm gan C và HIV/AIDS. Một trong những loại được biết đến nhiều nhất là Tamiflu, loại thuốc được kê đơn rộng rãi có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh cúm và giảm nguy cơ nhập viện nếu uống sớm.

Các loại thuốc, được phát triển để điều trị và ngăn ngừa nhiễm virus ở người và động vật, hoạt động khác nhau tùy thuộc từng loại. Nhưng chúng có thể được thiết kế để tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng, bao lấy các thụ thể để virus không thể xâm nhập vào các tế bào khỏe mạnh hoặc làm giảm lượng virus hoạt động trong cơ thể.

Thuốc viên trị COVID-19 như thuốc cảm giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường - Hình 2
Thuốc viên kháng virus Monupiravir, được phát triển bởi Merck và Ridgeback, đang trong thử nghiệm giai đoạn 3. Ảnh: Merck&Co

Ông Carl Dieffenbach, Giám đốc Phòng AIDS tại Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ, người đang giám sát sự phát triển thuốc viên kháng virus cho biết ít nhất ba loại thuốc viên kháng virus đầy hứa hẹn đang được thử nghiệm lâm sàng. .

"Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ có câu trả lời về khả năng của những viên thuốc này trong vòng vài tháng tới", ông Dieffenbach nói.

Ứng cử viên hàng đầu hiện nay là một loại thuốc của Merck & Co. và Ridgeback Biotherapeutics có tên là Molnupiravir. Đây cũng là sản phẩm được đưa vào cuộc thử nghiệm mà hai vợ chồng Kelly tham gia ở Seattle.

Hai ứng cử viên khác bao gồm một chế phẩm từ Pfizer, được gọi là PF-07321332, và một loại thuốc kháng virus có tên AT-527 do Roche và Atea Pharmaceuticals sản xuất.

Các loại thuốc trên hoạt động bằng cách can thiệp vào khả năng tái tạo của virus trong tế bào người. Trong trường hợp của molnupiravir, loại enzyme sao chép vật liệu di truyền của virus buộc phải tạo ra nhiều lỗi khiến virus không thể sinh sản. Do đó, tải lượng virus trong bệnh nhân sẽ giảm, rút ngắn thời gian lây nhiễm và ngăn chặn phản ứng miễn dịch nguy hiểm có thể gây bệnh nặng hoặc tử vong.

Cho đến nay, chỉ có một loại thuốc kháng virus là Remdesivir đã được chấp thuận để điều trị bệnh COVID-19. Nhưng thuốc này được tiêm vào tĩnh mạch cho những bệnh nhân mắc bệnh đến mức phải nhập viện, và không được dùng trong điều trị sớm và rộng rãi.

Trong khi đó, những ứng cử viên hàng đầu đang được nghiên cứu là những loại thuốc viên, dễ sử dụng rộng rãi và điều trị sớm.

Cuộc sống sẽ sớm trở lại bình thường

Sheahan, nhà khoa học từng thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng về Remdesivir, đã dẫn đầu một nghiên cứu ban đầu trên chuột cho thấy Molnupiravir có thể ngăn ngừa bệnh COVID-19 từ lúc mới nhiễm virus. Công thức này được phát minh tại Đại học Emory và sau đó được Ridgeback và Merck mua lại.

Các thử nghiệm lâm sàng đã được thực hiện sau đó, bao gồm một thử nghiệm ban đầu với 202 người tham gia vào mùa xuân năm 2020 cho thấy Molnupiravir làm giảm nhanh chóng mức độ virus lây nhiễm. Giám đốc điều hành Robert Davis của "người khổng lồ" dược Merck cho biết trong tháng 9 này rằng công ty mong đợi dữ liệu lớn hơn từ các thử nghiệm giai đoạn 3 trong những tuần tới và có khả năng xin phép sử dụng khẩn cấp "trước cuối năm 2021".

Thuốc viên trị COVID-19 như thuốc cảm giúp đưa cuộc sống trở lại bình thường - Hình 3
Thuốc viên kháng virus Molnupiravir của Merck và Ridgeback có khả năng được xin phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ "trước cuối năm 2021". Ảnh: USA Today

Pfizer cũng đã tung ra thử nghiệm kết hợp giai đoạn 2 và 3 cho sản phẩm của mình vào ngày 1/9 và các quan chức cho biết họ mong đợi kết quả từ các thử nghiệm giai đoạn 2 và giai đoạn 3 vào cuối năm nay.

Ông Dieffenbach cho biết, nếu kết quả thử nghiệm giai đoạn 3 khả quan và bất cứ loại thuốc nào được cấp phép, "việc phân phối có thể bắt đầu nhanh chóng." Điều đó có nghĩa là hàng triệu người Mỹ và thế giới sẽ sớm được tiếp cận với loại thuốc uống hàng ngày, lý tưởng là một viên duy nhất, có thể uống trong 5 đến 10 ngày kể từ lần đầu tiên xác nhận nhiễm virus.

Từng bị gạt ra ngoài vì thiếu sự quan tâm, thuốc kháng virus đường uống để điều trị nhiễm COVID-19 hiện đang là một đối tượng cạnh tranh khốc liệt. Vào tháng 6, chính quyền Tổng thống Biden thông báo đã đồng ý mua khoảng 1,7 triệu liệu trình điều trị Molnupiravir của Merck , với chi phí 1,2 tỷ USD, nếu sản phẩm được cấp phép khẩn cấp hoặc phê duyệt đầy đủ. Cùng tháng, chính quyền Mỹ cho biết họ sẽ đầu tư 3,2 tỷ USD vào Chương trình Kháng virus cho Đại dịch, nhằm phát triển thuốc chống virus cho cuộc khủng hoảng COVID-19 và hơn thế nữa.

Ông Sheahan cho biết, đại dịch COVID-19 đã khởi đầu cho một nỗ lực bị lãng quên từ lâu nhằm phát triển các phương pháp điều trị kháng virus mạnh.

Mặc dù virus SARS thế hệ đầu vào năm 2003 đã khiến các nhà khoa học khiếp sợ - tiếp theo là hội chứng hô hấp Trung Đông, hay MERS, vào năm 2012, các nỗ lực nghiên cứu đã chậm lại khi những đợt bùng dịch đó không kéo dài, và chỉ được thổi bùng trở lại trong cuộc khủng hoảng COVID-19.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Trời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵTrời lạnh, người trẻ cần cảnh giác với đột quỵ
08:24:22 25/12/2024
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chânPhát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân
19:18:54 23/12/2024
Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?Vì sao bắp cải trở thành món ăn may mắn ngày đầu năm mới?
22:42:26 23/12/2024
3 việc người già không nên làm vào sáng sớm3 việc người già không nên làm vào sáng sớm
19:53:23 23/12/2024
Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?Vì sao bạn dễ bị viêm họng, cảm cúm khi trời lạnh?
07:39:30 24/12/2024
Những trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏNhững trường hợp nên hạn chế ăn táo đỏ
08:32:32 25/12/2024
Những lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏeNhững lý do và cách gội đầu bằng bồ kết giúp mái tóc suôn mượt, chắc khỏe
18:19:03 23/12/2024
Chuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyênChuyên gia y tế: Nhiều nguy cơ rủi ro khi tham gia các giải đấu thể thao không chuyên
20:25:17 23/12/2024

Tin đang nóng

Nóng: Chồng minh tinh Trái Tim Mùa Thu đối diện án 5 năm tù vì xâm hại tình dục chị vợNóng: Chồng minh tinh Trái Tim Mùa Thu đối diện án 5 năm tù vì xâm hại tình dục chị vợ
12:51:19 25/12/2024
Sao nữ U50 khoe "visual" lão hóa ngược, đón Giáng sinh bên chồng trong căn penthouse gần 300 tỷSao nữ U50 khoe "visual" lão hóa ngược, đón Giáng sinh bên chồng trong căn penthouse gần 300 tỷ
13:02:01 25/12/2024
Cụ ông xuất hiện ở hành lang bệnh viện buổi tối, trên tay cầm 1 thứ khiến nữ y tá vừa thấy đã hốt hoảngCụ ông xuất hiện ở hành lang bệnh viện buổi tối, trên tay cầm 1 thứ khiến nữ y tá vừa thấy đã hốt hoảng
12:48:58 25/12/2024
Bắt tài xế lùi xe khách làm chết người phụ nữ đang nghe điện thoạiBắt tài xế lùi xe khách làm chết người phụ nữ đang nghe điện thoại
15:35:39 25/12/2024
Hồng Thanh giàu cỡ nào?Hồng Thanh giàu cỡ nào?
12:54:42 25/12/2024
Cuộc sống của Diễm My 9x sau 1 năm cưới chồng doanh nhânCuộc sống của Diễm My 9x sau 1 năm cưới chồng doanh nhân
12:57:16 25/12/2024
100.000 trẻ em gọi đến trung tâm quân sự hỏi "bao giờ ông già Noel đến nhà cháu"100.000 trẻ em gọi đến trung tâm quân sự hỏi "bao giờ ông già Noel đến nhà cháu"
10:40:43 25/12/2024
Nữ MC trẻ thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh là ứng viên Hoa hậu Quốc gia Việt NamNữ MC trẻ thủ khoa ĐH Sân khấu Điện ảnh là ứng viên Hoa hậu Quốc gia Việt Nam
10:34:47 25/12/2024

Tin mới nhất

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

Được coi là 'tinh hoa' của mùa lạnh, nhưng lẩu lại 'đại kỵ' với những người này

09:12:03 25/12/2024
Lẩu là món ăn tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với người bị tiểu đường. Nước lẩu thường chứa nhiều đường, tinh bột, làm tăng đường huyết sau ăn, gây khó khăn trong việc kiểm soát bệnh.
Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng

Những lợi ích bất ngờ từ thói quen uống cà phê buổi sáng

08:54:57 25/12/2024
Với nhiều người, cà phê là thức uống không thể thiếu trong ngày. Dù là ngày thường hay cuối tuần, họ đều uống một tách cà phê vào buổi sáng để bắt đầu ngày làm việc.
Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày

08:51:49 25/12/2024
Mất ngủ thường xuyên gây rối loạn chức năng chuyển hóa, làm mất khối lượng cơ bắp. Thiếu ngủ làm suy giảm tốc độ tổng hợp protein. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến teo cơ ở tay, chân.
Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng

Bệnh lác đồng tiền là bệnh gì và cách điều trị, dự phòng

08:28:36 25/12/2024
Vị trí xuất hiện có thể ở bất kỳ đâu trên cơ thể, thường gặp nhất là ở nếp lằn mông, nếp gấp dưới cánh tay, vùng bẹn hoặc những vùng ra nhiều mồ hôi.
Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

Trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp

08:20:15 25/12/2024
Sau 3 ngày, bệnh nhi phục hồi sức khỏe tốt, không bị khàn tiếng. Sau phẫu thuật, bệnh nhi được điều trị thêm với iod phóng xạ để ngăn chặn ung thư tái phát.
Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

Gừng là vị thuốc cực bổ trong mùa đông nhưng những người này chớ dại ăn vào

09:25:37 24/12/2024
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế sử dụng gừng. Nếu sử dụng, nên dùng với liều lượng nhỏ, sau bữa ăn và kết hợp với các thực phẩm khác để giảm kích ứng dạ dày.
Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

Tóc bạc nhiều, uống hà thủ ô có giúp đen trở lại?

09:06:22 24/12/2024
Thời xưa, phương thức dùng hà thủ ô chủ yếu là sắc uống, chế thành viên hoàn, cao thuốc hoặc ngâm rượu. Hiện nay, với công nghệ hiện đại người ta bào chế thành các dạng tiện dùng như bột hà thủ ô, viên nang, trà tan.
Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

Ăn bánh mì hàng ngày có tốt không?

08:56:49 24/12/2024
Bánh mì là món ăn sáng quen thuộc và tiện lợi được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc ăn bánh mì thường xuyên, đặc biệt là mỗi sáng, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024

Những "lần đầu tiên" và 10 sự kiện nổi bật nhất ngành Y tế TPHCM năm 2024

08:54:08 24/12/2024
Đấu thầu thuốc gộp cho tuyến y tế cơ sở, lần đầu triển khai thành công kỹ thuật thông tim bào thai nằm trong danh sách 10 sự kiện nổi bật của ngành Y tế TPHCM năm 2024.
5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

5 loại gia vị phổ biến tốt cho tim mạch

08:51:43 24/12/2024
Một đánh giá khác của 13 nghiên cứu cho thấy quế có thể làm giảm mức chất béo trung tính và cholesterol toàn phần, cả hai đều là những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

Khối u nặng 5kg nằm trong bụng người đàn ông

08:44:16 24/12/2024
Ngày 23/12, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, các bác sĩ khoa Ngoại tiêu hóa vừa phẫu thuật, loại bỏ khối u mỡ nặng 5kg cho bệnh nhân Đ.V.T. (58 tuổi, trú tỉnh Quảng Ngãi).
5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng

5 không sau khi massage để tránh phản tác dụng

08:13:47 24/12/2024
Massage là liệu pháp chăm sóc sức khỏe phổ biến, giúp giảm căng thẳng, thư giãn cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tối đa và tránh những tác động không mong muốn, bạn cần lưu ý một số điều sau khi massage:

Có thể bạn quan tâm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm

Hôm nay nấu gì: Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm

Ẩm thực

16:20:27 25/12/2024
Cơm tối nhiều món đậm đà, trôi cơm. Bữa ăn giàu cả đạm lẫn rau này vừa ngon lại cân bằng dinh dưỡng, cả nhà sẽ rất thích.
Tạm giữ tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, bỏ chạy khi thấy cảnh sát

Tạm giữ tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, bỏ chạy khi thấy cảnh sát

Pháp luật

16:19:00 25/12/2024
Cơ quan công an ở Quảng Nam vừa tạm giữ hình sự tài xế ô tô tải đi vào đường cấm, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT, lái xe bỏ chạy và lạng lách đánh võng trên đường.
Căn hộ chỉ dành cho nam giới thuê với yêu cầu gây "sốc", phải có giấy chứng nhận của bác sĩ mới được ở: Chủ nhà tiết lộ lý do thú vị

Căn hộ chỉ dành cho nam giới thuê với yêu cầu gây "sốc", phải có giấy chứng nhận của bác sĩ mới được ở: Chủ nhà tiết lộ lý do thú vị

Lạ vui

15:58:06 25/12/2024
Mới đây, tại quận Tam Dân, thành phố Cao Hùng (Đài Loan, Trung Quốc), một chủ nhà đã đưa ra yêu cầu sốc trên trang web cho thuê nhà.
Người đàn ông 60 tuổi chi 6 tỷ để cưới vợ trẻ 25 tuổi

Người đàn ông 60 tuổi chi 6 tỷ để cưới vợ trẻ 25 tuổi

Netizen

15:56:05 25/12/2024
Để cưới được vợ trẻ kém 35 tuổi người đàn ông 60 tuổi này đã không hề tiếc nuối hay hối hận với số tiền tỷ đã bỏ ra làm sính lễ.
Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?

Nghi án ông Yoon nghe thầy bói rồi ban hành thiết quân luật?

Thế giới

15:41:45 25/12/2024
Các hãng truyền thông cho hay Tổng thống Hàn Quốc bị luận tội Yoon Suk Yeol là một người mê bói toán và thời điểm ra thiết quân luật có thể phần nào mang yếu tố tâm linh.
Cảnh sát đập tường chữa cháy quán bar sau lưng Chợ Bến Thành

Cảnh sát đập tường chữa cháy quán bar sau lưng Chợ Bến Thành

Tin nổi bật

15:15:49 25/12/2024
Nhận tin, Phòng PC07 cùng Công an quận 1 đã điều động nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ có mặt, chia nhiều hướng tiếp cận đám cháy. Cảnh sát cũng leo lên căn nhà bên cạnh dùng búa đập tường để chữa cháy.
Bố đơn thân vừa gặp đã tặng nhẫn vàng, thành công chinh phục cô gái xinh đẹp

Bố đơn thân vừa gặp đã tặng nhẫn vàng, thành công chinh phục cô gái xinh đẹp

Tv show

15:03:46 25/12/2024
Người đàn ông U.40 đến show hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô gái xinh đẹp cùng hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Cuộc sống của Thùy Anh sau biến cố bị cắt vai, đòi bồi thường 20 tỉ

Cuộc sống của Thùy Anh sau biến cố bị cắt vai, đòi bồi thường 20 tỉ

Sao việt

14:59:27 25/12/2024
Sau biến cố, Thùy Anh vẫn miệt mài với các hoạt động nghệ thuật. Bởi cô quan niệm: Dù có tin đồn hay câu chuyện có đi theo hướng nào thì việc tôi hiện diện, sống ra sao mới là điều quan trọng .
Cô gái Điện Biên lấy chồng cầu thủ nổi tiếng, sinh con đủ "nếp - tẻ", được chồng cưng chiều ở nhà lầu, xe sang

Cô gái Điện Biên lấy chồng cầu thủ nổi tiếng, sinh con đủ "nếp - tẻ", được chồng cưng chiều ở nhà lầu, xe sang

Sao thể thao

14:58:29 25/12/2024
Đình Trọng và vợ Huyền Trang vừa đón bé thứ hai chào đời, cặp đôi tổ chức lễ đầy tháng ấm cúng cho nhóc tỳ có biệt danh Nami mới đây. Trước đó, trung vệ Trần Đình Trọng và bà xã Huyền Trang kết hôn từ tháng 9/2023.
Danh ca Hương Lan hát 'Tình hoài hương' với dàn nhạc giao hưởng

Danh ca Hương Lan hát 'Tình hoài hương' với dàn nhạc giao hưởng

Nhạc việt

14:54:51 25/12/2024
Trong đêm nhạc lần này, Đức Trí vui mừng vì mời được danh ca Hương Lan về nước xuất hiện trong chương trình nhạc xuân của mình.
1 mỹ nam hạng A mất hút bất thường hơn 300 ngày, chuyện gì đã xảy ra?

1 mỹ nam hạng A mất hút bất thường hơn 300 ngày, chuyện gì đã xảy ra?

Sao châu á

14:28:09 25/12/2024
Ngày 25/12, tờ Sohu đưa tin nam diễn viên Đặng Vi đã có hơn 300 ngày không vào đoàn phim mới, kể từ sau khi hoàn tất quá trình ghi hình dự án Tiên Đài Hữu Thụ vào cuối tháng 2.