Thế giới nín thở theo dõi tên lửa Triều Tiên
Tất cả mọi con mắt dường như đều đang đổ dồn vào Triều Tiên để xem liệu nước này có kỷ niệm ngày sinh nhật của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành bằng một vụ phóng tên lửa mới trong ngày hôm nay (15/4) hay không.
(Ảnh minh họa)
Bình Nhưỡng vốn có “truyền thống” tiến hành các vụ thử nghiệm vũ khí vào những ngày diễn ra các sự kiện quan trọng của nước này nhằm tăng thêm sự chú ý của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nước đang đối đầu với họ như Mỹ, Hàn Quốc. Năm ngoái, lễ mừng sinh nhật lần thứ 100 của Chủ tịch Kim đã được đón chào bằng một vụ thử nghiệm tên lửa tầm xa nhưng vụ thử này đã thất bại.
Giới tình báo Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã đưa hai tên lửa tầm trung lên bệ phóng từ gần một tuần nay và sẵn sàng bắn đi bất kỳ lúc nào. Giới chuyên gia và phân tích đang tập trung vào khả năng, Bình Nhưỡng sẽ tiến hành phóng tên lửa trong ngày hôm nay – 15/4, đúng dịp kỷ niệm sinh nhật cố Chủ tịch Kim Nhật Thành – người sáng lập ra đất nước Triều Tiên và cũng là ông của Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Un.
Video đang HOT
Sự kiện chào mừng ngày sinh nhật của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành hôm nay chắc chắn sẽ có màn phô trương sức mạnh quân sự bằng một cuộc diễu binh lớn. Bình Nhưỡng thường nhân dịp này “khoe” các vũ khí của họ trước thế giới.
Vũ khí mà Bình Nhưỡng được cho là sẽ đem là “khoe” trong dịp này là tên lửa Musudan – một loại tên lửa tầm trung hiện đại có tầm bắn lên tới 4.000km. Với tầm bắn xa như vậy, tên lửa Musudan có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc, Nhật Bản và thậm chí có thể nhắm tới mục tiêu ở tận đảo Guam ở Thái Bình Dương của Mỹ.
Trước dự đoán trên, cả thế giới giờ này dường như đang đổ mọi con mắt về phía Triều Tiên, nín thở chờ đợi từng động thái nhỏ nhất diễn ra ở khu thử tên lửa của nước này. Nếu Triều Tiên phóng một quả tên lửa tầm trung trong ngày hôm nay thì căng thẳng trong khu vực sẽ tiếp tục bùng phát.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang có chuyến công du cấp tập đến Châu Á nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân đang leo thang nghiêm trọng ở bán đảo Triều Tiên. Sau khi ở thăm Trung Quốc và Hàn Quốc, ông Kerry hiện đang có mặt ở Nhật Bản. Khi ở thủ đô Seoul, ông Kerry đã cảnh báo, một vụ phóng tên lửa mới của Triều Tiên sẽ là một “sai lầm to lớn”.
Bán đảo Triều Tiên đã rơi vào một “cơn sóng gió” đáng sợ kể từ khi Bình Nhưỡng tiến hành vụ thử hạt nhân thứ ba hồi tháng 2 vừa rồi. Bị “chọc tức” bởi các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hợp Quốc và hai cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, chính quyền của Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong Ung trong mấy tuần nay liên tiếp “tung” ra những lời đe dọa về một cuộc chiến tranh hạt nhân hay một cuộc tấn công bằng tên lửa.
Trong chuyến thăm đến Seoul, Bắc Kinh và Tokyo, Ngoại trưởng Kerry đã thể hiện một lập trường cứng rắn trước những lời đe dọa, cảnh báo mà ông miêu tả là “không thể chấp nhận được” từ phía Triều Tiên. Tuy nhiên, nhà ngoại giao hàng đầu của nước Mỹ cũng tìm cách “hạ nhiệt” căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên bằng cách ủng hộ một cuộc đối thoại với Bình Nhưỡng. Ông Kerry cho biết, Mỹ sẵn sàng chìa tay ra với Triều Tiên.
Ngoại trưởng Kerry kêu gọi ông Kim Jong Un đưa đất nước Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán. “Chúng tôi sẵn sàng chìa tay nhưng chúng tôi cần thời điểm thích hợp, hoàn cảnh thích hợp”, ông Kerry hôm qua đã nói như vậy.
Ở thủ đô Seoul, ông Kerry đã khen ngợi đề xuất đối thoại mà tân Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đưa ra chophía Bình Nhưỡng. Bà Park tuyên bố, Seoul để ngỏ khả năng đối thoại và sẵn sàng “lắng nghe những gì Triều Tiên nghĩ”.
Tuy nhiên, Bình Nhưỡng đã ngay lập tức có câu trả lời tiêu cực trước đề xuất đối thoại của nữ Tổng thống Hàn Quốc. Một phát ngôn viên của Ủy ban Thống nhất Hòa bình Triều Tiên cho rằng, đề xuất của bà Park thực chất chỉ là một “thủ đoạn xảo quyệt”.
Một số nhà phân tích tin rằng, Bình Nhưỡng sẽ chưa dịu lại khi chưa đạt được mục đích của họ. Thứ mà chính quyền Kim Jong Un muốn là một chính sách mềm dẻo hơn đối với họ từ phía Hàn Quốc, một hiệp ước hòa bình kết thúc cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, và một cuộc đàm phán trực tiếp với Mỹ.
Theo vietbao
Vì sao Kim Jong-un thách thức siêu cường Mỹ?
Với việc "tung" ra liên tiếp những lời đe dọa và động thái làm thổi bùng ngọn lửa căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong-un muốn thể hiện rằng, ông đang nắm chắc quyền kiểm soát đất nước Triều Tiên, có khả năng thách thức một cường quốc hùng mạnh như Mỹ và là một người kế nhiệm xứng đáng của gia đình họ Kim.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un
Khi Chủ tịch Kim Jong Un "khạc" ra lửa và có thể đang chuẩn bị cho một vụ phóng tên lửa tầm xa mới, lợi thế lớn của Nhà lãnh đạo này là không ai biết ông ấy thực sự là người như thế nào và ông ấy có thể gây ra điều gì.
Chúng ta biết ông Kim Jong Un đã đi học ở một trường nội trú của Thụy Sỹ dưới một cái tên giả và ông ấy thích ẩm thực, bóng rổ. Đó dường như là tất cả những gì người ta biết về Nhà lãnh đạo của Triều Tiên. Bức chân dung mơ hồ về ông Kim Jong Un đối ngược lại hoàn toàn với những gì chúng ta biết về Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hay Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye - những người vừa có cuộc thảo luận về cuộc khủng hoảng Triều Tiên ở Seoul và cuộc sống của họ hoàn toàn công khai, thậm chí đến cả cái tên những con vật nuôi trong nhà của họ.
Tuy nhiên, trong những ngày gần đây, các nhà quan sát Triều Tiên thấy rằng, Nhà lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un bắt đầu thể hiện mình. Ông muốn chứng tỏ cho thế giới thấy, ông đang hoàn toàn nắm chắc quyền kiếm soát đất nước và rằng ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, táo bạo và quyết đoán. Ông Kim Jong Un cũng muốn dùng sự mạnh mẽ của mình để thách thức cường quốc hùng mạnh Mỹ nhằm biến ông thành một nhân vật huyền thoại đối với người Triều Tiên, một người cũng mạnh mẽ và anh hùng như cha ông của ông này. Đó là những người mà tượng và ảnh lớn của họ có thể thấy ở khắp mọi ngõ ngách trên đất nước CHDCND Triều Tiên.
"Đây là cuộc khủng hoảng đầu tiên giữa Nhà lãnh đạo Kim Jong Un với thế giới", ông Alexandre Mansourov - một nhà quan sát Triều Tiên lâu năm của chính phủ Mỹ và từng học ở Bình Nhưỡng, cho biết. Theo vị chuyên gia này, "cuộc đối đầu trên không liên quan đến vấn đề vật chất hay khả năng quân sự. Nó là về danh tiếng của ông Kim Jong Un. Ông ấy đang muốn tạo dấu ấn cá nhân. Ông ấy sẽ không sống dưới cái bóng của cha và ông mình. Ông ấy muốn chứng tỏ mình là một người đàn ông và ông ấy đang kế nhiệm quyền lãnh đạo đất nước".
Kịch bản tích cực nhất là Nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên sẽ củng cố được vị thế của mình với tư cách là người đứng đầu đất nước. Ông này sẽ chứng tỏ mình bằng những thành tích đột phá như ký được một hiệp ước hòa bình nhằm kết thúc chính thức cuộc chiến tranh Triều Tiên cách đây hơn nửa thế kỷ - điều mà cha ông của ông đều không làm được. Ông Kim Jong Un cũng có thể ký được một hiệp ước chắc chắn với Mỹ về việc bảo đảm sẽ "không có sự thay đổi chính quyền" thông qua cưỡng ép ở Triều Tiên cũng như không có chiến dịch quân sự kiểu Iraq xảy ra ở nước này.
Kịch bản tồi tệ nhất là sự tính toán sai lầm dẫn đến leo thang và chiến tranh. Đây sẽ là một kịch bản "tự sát".
Thủ tên lửa, hạt nhân và sa thải tướng lĩnh
Có thể nói, danh tiếng của Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã được đánh bóng bởi hai vụ phóng tên lửa và thủ hạt nhân liên tiếp: một là vụ phóng thử tên lửa tầm xa đưa vệ tinh vào vũ trụ hồi tháng 12 năm ngoái và vụ thử hạt nhân thứ ba mới nhất hồi tháng 2 vừa rồi.
Ông Kim cũng đã thể hiện được uy quyền và sức mạnh trong nội bộ cầm quyền ở thủ đô Bình Nhưỡng bằng việc sa thải thẳng tay các tướng lĩnh cấp cao, trong đó có 4 quan chức đỡ quan tài của cha ông - Chủ tịch Kim Jong Il trong lễ tang quốc gia cảm động hồi năm 2011.
Trong khi ông Kim Jong Il có 12 năm để theo gót người cha Kim Nhật Thành học hỏi kinh nghiệm quản lý, lãnh đạo đất nước thì Nhà lãnh đạo tối cao hiện nay của Triều Tiên Kim Jong Un chỉ có 11 tháng.
"Kim Jong-un là người quảng giao hơn cha. Ông này giống người ông Kim Nhật Thành của mình nhiều hơn", một nhà phân tích người Mỹ cho biết. Trong khi người dân Triều Tiên chỉ được nghe thấy giọng của ông Kim Jong Il duy nhất một lần thì ông Kim Jong Un đã có những bài phát biểu hùng hồn trước người dân của đất nước. Ông Kim Jong-il sống có vẻ nội tâm, khép kín, ít xuất hiện trước công chúng thì con trai của ông lại liên tục xuất hiện, thể hiện quyền chỉ huy và hành động một cách mạnh mẽ.
"Ông ấy đang chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo, là người ra quyết định...., một nhà lãnh đạo có thực quyền, một nhà lãnh đạo rất táo bạo", một nhà phân tích người Mỹ có tên là DeTrani nhận định.
Thứ mà ông Kim Jong Un muốn là làm cho phần còn lại của thế giới sợ đến mức "tất cả chúng ta đều phải dịu lại" và chấp nhận thực tế Triều Tiên là một cường quốc hạt nhân. "Theo quan điểm của tôi, Triều Tiên nghĩ rằng chúng ta sẽ nhắm mắt làm ngơ... và nếu họ đe dọa và dọa dẫm đủ, họ sẽ chiến thắng".
Theo vietbao
Bí mật cái chết của lãnh đạo Kim Nhật Thành Chủ tịch Kim Nhật Thành là người sáng lập ra nước CHDCND Triều Tiên, nắm quyền gần nửa thế kỷ. Cái chết bất ngờ của ông đã gây ra cơn địa chấn chính trị lớn ở quốc gia Đông Bắc Á này. Có thể dùng câu "đời tuôn nước mắt" để miêu tả về phản ứng của người dân Triều Tiên sau cái...