Thế giới mất 8,3 tỷ đôla mỗi năm vì hải tặc Somalia
Một báo cáo từ Geopolicity, cơ quan chuyên thu thập, phân tích tin tức kinh tế, vừa cho biết, bọn hải tặc ở ngoài khơi bờ biển Somalia đã làm cộng đồng quốc tế tiêu tốn tới 8,3 tỷ USD mỗi năm. Số tiền đó có thể lên tới 13 đến 15 tỷ đôla vào năm 2015.
Cướp biển Somalia vũ trang nặng đã cầm giữ 1.016 con tin trong năm ngoái
Theo tính toán của Geopolicity, một tên cướp biển có thể kiếm được 79.000 đôla/năm. Còn theo lực lượng chống hải tặc Navfor của EU, 23 con tàu và 530 con tin đang bị cầm giữ.
Geopolicity dự báo số vụ cướp biển ở ngoài khơi bờ biển Somalia hàng năm tăng từ 200 đến 400 vụ. Cơ quan này cũng ước đoán hải tặc gây tổn thất từ 4,9 tỷ đôla đến 8,3 tỷ đôla trong năm 2010, trong đó có tính đến tác động của chúng lên khối lượng giao dịch thương mại hàng hải.
Video đang HOT
Những mối nguy từ hải tặc đang trở thành một vấn đề trải khắp các vùng lãnh hải châu Phi, Địa Trung Hải và vành đai Thái Bình Dương.
Nghiên cứu cho thấy, tổng thu nhập của hải tặc từ các hoạt động cướp tàu năm ngoái từ 75 triệu đến 238 triệu đôla. Trong khi một tên hải tặc có thể kiếm được 33.000 đến 79.000 đôla/năm, nếu chọn nghề khác được coi là tốt nhất ở Somalia, hàng năm cũng chỉ mang về 500 đôla hay 14.500 đôla suốt đời. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều kẻ gia nhập đội quân cướp biển với phạm vi hoạt động mở rộng thêm.
Báo cáo gần đây từ Colin Freeman nói, hải tặc Somalia đang chuyển sang bạo lực trước sức ép từ các lực lượng hải quân quốc tế.
Sandeep Dangwal, một thủy thủ trên tàu Marida Marguerite, được bọn cướp thả ra cách đây ba tháng sau một khoản tiền chuộc 5,4 triệu đôla, kể rằng đến giờ trong giấc mơ của anh vẫn nhảy múa những hình ảnh tàn bạo của bọn cướp Budiga. Anh nói mình từng bị bọn chúng trói vào tủ và đánh đập. Chúng còn lột hết đồ thuyền trưởng và dìm ông trong ngăn đông lạnh.
“Budiga là toán cướp biển bẩn thỉu nhất”, Dangwal, 26 tuổi, uất hận nói sau khi đã trải qua tám tháng với thân phận một con tin. Nói chuyện với phóng viên báo Telegraph ở bên ngoài nhà mình tại Delhi, Ấn Độ, Dangwal là thủy thủ đầu tiên nói về một khuynh hướng mới, hung ác hơn trong “bệnh dịch” cướp biển Somalia.
Trong khi các nạn nhân của hải tặc trước đây có thể sợ lối trừng phạt bằng roi dây hay phải đi trên tấm ván chênh vênh, ngày nay họ có nguy cơ bị hành hạ như bị “làm lạnh” trong khoang làm đông của một con tàu, bị “nấu” trên một tấm kim loại nóng trên boong tàu giữa trưa nắng, hay bị buộc phải gọi điện cho người thân đang tuyệt vọng trong khi một tên hải tặc bắn súng tiểu liên sát mang tai…
Trước kia hải tặc đối xử với con tin tương đối tốt hòng nhanh chóng lấy tiền chuộc, giờ đây chúng trở nên tàn nhẫn hơn và ép chủ tàu trả những khoản tiền chuộc cao hơn.
Các lực lượng hải quân quốc tế đang được thúc giục có những hành động mạnh tay hơn để ngăn vấn nạn này “vượt ra ngoài tầm kiểm soát”.
Theo Công An TP
Trộm xe của người quen, đòi tiền chuộc
Sau khi "nẫng" chiếc xe tay ga, trong cốp có một số tiền cùng máy quay phim, gã trộm đã hẹn nạn nhân ra chuộc xe thì bị các hiệp sĩ SBC Bình Dương vây bắt.
Trưa 14/5, do có quen biết xã giao với anh Trần Văn Hiền (40 tuổi, ngụ Vĩnh Tân, huyện Tân Uyên, Bình Dương), Bùi Sơn An (22 tuổi, Đồng Nai) đến nhà anh chơi. Vì bận lo buổi cơm cho nhóm thợ hồ đang xây nhà, anh Hiền không chú ý đến An.
Nghi phạm và tang vật bị các hiệp sĩ khống chế. Ảnh: Nhật Trần.
Lợi dụng lúc chủ nhà sơ hở, vị khách đã lục túi lấy chìa khóa chiếc Nouvo LX mới cóng, trong cốp xe có 1 máy quay phim, 7 triệu đồng rồi phóng chạy mất dạng. Khi phát hiện An "biến mất" cùng chiếc xế vừa mua, anh Hiện hốt hoảng gọi điện cho An nhưng gã không trả lời.
Đến tối cùng ngày, An nhắn tin cho biết mình đang thiếu nợ hơn chục triệu đồng "vay nóng" của một nhóm giang hồ và bị dọa chém. Gã trộm thương lượng sẽ trả lại xe cho anh Hiền với điều kiện khổ chi thêm cho anh ta 5 triệu đồng.
Ngày 15/5, trong lúc đến địa điểm chờ nạn nhân giao tiền, An đã bị các hiệp sĩ Nguyễn Thanh Hải, Trần Hoàng Anh và đồng đội bủa vây khống chế, bắt gọn giao cơ quan chức năng.
Theo VNExpress
Bắt cóc học sinh, đòi 500 triệu tiền chuộc Biết gia đình anh Nguyễn Văn Sơn (41 tuổi, ở thôn 2, xã Gia Lâm, H.Lâm Hà, Lâm Đồng) vừa bán xe, Nguyễn Xuân Linh đã rủ bạn bắt cóc con trai anh Sơn để đòi 500 triệu đồng tiền chuộc... Công an dựng lại hiện trường: Nguyễn Ngọc Linh tại nơi cháu Trường bị trói giữ (chụp lại từ tư liệu của...