Thế giới mạng không phải là thế giới ảo nữa
“ Thế giới mạng không phải là thế giới ảo nữa, mà là một thế giới thật, có ảnh hưởng thật và hậu quả thật”. Đó là lời nhắc nhở của thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý giáo dục, ĐH Sư phạm TP.HCM) dành cho các bạn trẻ sau những sự việc liên quan đến việc học sinh sử dụng facebook thời gian gần đây.
Thế giới mạng không còn là thế giới ảo bằng trường hợp điển hình của em học sinh ở Trường THCS Lý Tự Trọng (Quảng Nam)
Ngay sau đó, ngày 15.1, trên facebook của Trường THPT Dân lập (DL) Lương Thế Vinh đã cho đăng tải Những điều “cấm kỵ” khi lên facebook khẳng định một lần nữa về “thế giới thực” trên mạng.
Khẩu chiến vì “Những điều cấm kỵ”
Các trang facebook của nhiều trường trên cả nước đã cho đăng tải lại nội dung “những điều cấm kỵ” của Trường THPT DL Lương Thế Vinh và trở thành diễn đàn sôi nổi cho học sinh bình luận.
Những điều “cấm kỵ” khi lên facebook đăng tải trên facebook Trường THPT DL Lương Thế Vinh làm “dậy sóng”
Một bạn có nickname Thu Thủy cho rằng mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận, có suy nghĩ và thể hiện bản thân theo cách riêng. Tại sao lại can thiệp quá nhiều để đến mức tâm sự của người ta cũng không được viết lên facebook. Thu Thủy đề nghị nên xem lại vài quy định và yêu cầu để học sinh không phải than vãn.
Nickname Minh Bkf thì cho rằng quy định này có mục đích tốt, tuy nhiên cần xem lại một số điều không ổn. Nếu nhà trường can thiệp quá sâu vào trang facebook cá nhân sẽ khiến học sinh phản ứng tiêu cực, ngoài ra có một số điều không rõ ràng như thế nào là status khó hiểu, cấm nói xấu người khác thì được hiểu là ai,… Và nickname này cho rằng nhà trường nên tập trung vào việc dạy kiến thức và giáo dục đạo đức cho học sinh trong khuôn khổ trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Song song với các ý kiến phản ứng lại với quy định của Trường Lương Thế Vinh, nhiều học sinh bày tỏ sự đồng tình. Nickname Nhật Nguyệt nhận xét: “Luật đưa ra không thể cấm được các bạn nhưng các thầy cô muốn các bạn biết chừng mực cũng như suy nghĩ trước từng lời nói hay hành động trên facebook. Lúc đầu các bạn có thể nghĩ đó là cấm đoán, là xâm phạm quyền riêng tư nhưng có như thế thật hay không, là do cách suy nghĩ của mỗi người. Đừng vội kết luận rằng đây là làm mất tự do của học sinh”.
Video đang HOT
Nickname Chiaki cố lên cũng đồng tình trên trang facebook củaTrường THPT chuyên Nguyễn Huệ (Hà Nội): “Quy định này thế là tốt để xây dựng nhân cách cho học sinh”.
Mạng xã hội – nơi vắng bóng gia đình, thầy cô
Theo thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu, để hướng dẫn cho học sinh sử dụng facebook, động thái của Trường THPT Lương Thế Vinh là một hành động rất tích cực, giúp học sinh ý thức hơn về những gì mình thể hiện trên cộng đồng mạng.
Tuy nhiên, sẽ đầy đủ hơn nếu thầy cô có những buổi ngoại khóa hướng dẫn học sinh cách tận dụng ưu điểm của facebook và kiểm soát thời gian sử dụng.
Ngoài đời thực, các em có cha mẹ, có thầy cô nhưng trên thế giới mạng, cha mẹ và thầy cô hầu như hoàn toàn vắng bóng. Vì lý do đó mà thạc sĩ Khắc Hiếu cho rằng thầy cô nên có trang facebook riêng vì đó là nơi tuyệt vời để nắm bắt tâm tư của các em, để lắng nghe các em chia sẻ và để nhắc nhở, định hướng lối sống online cho các em.
Những địa chỉ học sinh chia sẻ cùng thầy cô giáo
Nguyễn Thị Thùy Duyên, học sinh lớp 10, Trường THPT Thạnh Lộc (TP.HCM) cho biết học sinh sử dụng facebook để nói xấu, nói tục thực ra không nhiều, mà mục đích chính là để tâm sự, thăm hỏi bạn bè.
Và nhu cầu được nói chuyện với giáo viên trên facebook là một nhu cầu có thật để giải tỏa những bức xúc trong học hành.
“Nhiều bạn còn lập facebook cho thầy cô giáo để được trò chuyện, gần gũi hơn và nhờ thầy cô giúp các bạn ấy học tốt hơn” – Duyên chia sẻ.
Chị Chu Hoàng Uyên, giáo viên dạy Văn (tại Đắk Lắk) cho rằng số học sinh dùng mạng xã hội nói xấu thầy cô, chửi tục, chửi thề thực ra không lớn. Hầu hết những em có ý thức đều sử dụng mạng xã hội để ca ngợi những giáo viên mà các em thực sự ngưỡng mộ.
Biến mạng xã hội thành “lớp học online”
Chị Uyên cho biết hiện nay nhiều giáo viên chủ nhiệm phải tìm địa chỉ của học trò mình trên mạng để chia sẻ, định hướng và để hiểu học sinh hơn. Đó cũng là nơi tốt để giáo viên và học trò gần gũi nhau.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng nếu sử dụng đúng đắn, facebook sẽ là một nơi hiệu quả để học hỏi, thậm chí có thể trở thành một “lớp học” online, một “trường học” trực tuyến lý tưởng.
“Bản chất facebook không xấu, xấu hay không là ở chỗ chúng ta làm gì trên đó. Facebook sẽ trở thành một ngôi nhà dễ thương, trở nên một lớp học đầy ý nghĩa, trở thành một “quán trà chanh” để giao lưu bè bạn hay trở thành vũng lầy học tập, thành bãi đất u ám với những lời thóa mạ… đều tùy thuộc vào cách mà ta sử dụng chúng mà thôi” – thạc sĩ Hiếu nhận xét.
Đôi khi, một bức ảnh ý nghĩa trên facebook có thể làm thay đổi suy nghĩ hơn cả nghìn lời giáo huấn; chỉ cần đọc một câu status sâu sắc có thể làm thay đổi cách sống của một học sinh; chỉ cần một câu chuyện cảm động cũng có thể thay đổi cuộc đời của một con người… Vì thế, với thạc sĩ Hiếu, hiệu quả chia sẻ thông điệp của facebook là thật, có ảnh hưởng thật, nên đây là một “lớp học” thật.
Theo thanh niên
Nữ sinh ra "tuyên ngôn": Cháu đã sai!
"Cháu đã nhận ra sai lầm của mình là do thiếu suy nghĩ. Cháu không dám trách nhà trường, trách thầy cô giáo. Cháu chỉ trách bản thân tại sao mình không suy nghĩ những điều mình làm sai như vậy..." - Nguyễn Thanh V., học sinh lớp 8/6 Trường THCS Lý Tự Trọng, TP. Tam Kỳ lên Facebook ra "tuyên ngôn học sinh" ăn năn.
"Hơn 2 tuần ni cháu ở nhà vì bị nhà trường kỷ luật đuổi học 1 năm, cháu nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy cô. Nếu được đi học trở lại cháu hứa sẽ không làm thầy cô và ba mẹ buồn vì những lỗi lầm của mình..." - V. nghẹn ngào.
Trước đó, V. đã bị nhà trường kỷ luật thôi học vì lên Facebook ra "tuyên ngôn học sinh" và có lời lẽ xúc phạm thầy cô giáo. Sau đó, Lãnh đạo UBND phường đã đề nghị Đoàn TNCS HCM phường An Xuân và Đoàn Trường THCS Lý Tự Trọng bảo lãnh được trở lại trường.
Ăn năn, hối hận
Gặp Nguyễn Thanh V. tại nhà riêng ở con hẻm nhỏ trên đường Trần Dư, TP. Tam Kỳ, cháu V. kể: Cháu không có ý định lên Facebook để viết như vậy. Nhưng cháu thấy trên mạng đầy những chuyện như vậy nên tò mò và cóp dán vào trang của con. Không ngờ hậu quả lại như vậy.
Bí thư đoàn Phường Trịnh Huy Hiếu làm việc với gia đình em V. sáng hôm nay
"Hơn 2 tuần ni cháu nằm nhà và nghĩ những việc làm của mình là quá sai và vi phạm nội qui của nhà trường nên bị đuổi học. Ở nhà buồn lắm, cháu ước chi được đi học trở lại với bạn bè..." - Cháu V. nói trong nước mắt.
"Cháu đã nhận ra sai lầm của mình là do thiếu suy nghĩ. Cháu không dám trách nhà trường, trách thầy cô giáo. Cháu chỉ trách bản thân tại sao mình không suy nghĩ hậu quả những điều mình..." - V. ăn năn.
"Bây giờ cháu đã nhận ra sai lầm của mình. Nếu được đi học trở lại, cháu sẽ cố hết sức để học cho thật giỏi và sẽ không bao giờ lặp lại những sai lầm như vậy..." - Cô nữ sinh Nguyễn Thanh V. nói.
V. mong mỏi: "Ở nhà nhưng cháu cũng cố tự học, mượn vở của bạn để chép lại bài với hy vọng thầy cô giáo và nhà trường cho cháu đi học trở lại".
Được đi học trở lại cháu sẽ làm gì? "Cháu sẽ cố học thật giỏi và mơ ước sau này thi vào ngành y để trở thành bác sĩ..." - Gương mặt V. rạng ngời với niềm tin cháy bỏng mình được đi học trở lại.
Cả gia đình em V. đều trông chờ nhà trường cho em V đi học trở lại
Suốt hơn 1 tuần qua, Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể phường An Sơn đã có nhiều cuộc họp và làm việc với lãnh đạo nhà trường. Đồng thời đứng ra bão lãnh để cháu V. sớm được trở lại trường.
Trong tờ trình của Ban Chấp hành đoàn phường An Xuân gửi Ban Giám hiệu trường THCS Lý Tự Trọng và Hội đồng kỷ luật nhà trường sáng nay, Bí thư đoàn phường Trịnh Huy Hiếu cho rằng, những hành vi vi phạm của em Nguyễn Thanh V. bắt nguồn từ sự nông nổi, bồng bột của tuổi mới lớn.
Bản thân em chưa nhận thức được những hành vi mình gây ra. Nguyên nhân dẫn đến sai phạm của em V. là do một phần thiếu sự chăm lo giáo dục của gia đình và cộng đồng, trong đó có tổ chức đoàn thanh niên trong công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ.
"Nếu em V. không tiến bộ trong quá trình rèn luyện hoặc có vi phạm khác của nhà trường, cũng như gia đình em V. không cùng với địa phương, nhà trường phối hợp quản lý giáo dục thì chúng tôi sẽ không can thiệp vào các quyết định xử lý của nhà trường" - Bí thư đoàn Trịnh Huy Hiếu cam kết.
Tờ trình của đoàn thanh niên Phường An Xuân gửi lãnh đạo nhà trường sáng hôm nay
Mong nhà trường quan tâm
Chiều nay (14/1), Ban chấp hành đoàn Phường An Sơn sẽ có cuộc làm việc với lãnh đạo nhà trường và Hội đồng kỷ luật để xin bão lãnh cho em V. được trở lại trường tiếp tục theo học.
Trưởng phòng GD-ĐT TP. Tam Kỳ Trần Ngọc Sơn cho biết, việc kỷ luật em V. của Trường THCS Lý Tự Trọng chúng tôi không thể can thiệp sâu. Tuy nhiên, quan điểm của chúng tôi là mong muốn Ban Giám hiệu cùng Hội đồng kỷ luật nhà trường xem xét cho em V. có cơ hội được sửa sai và đi học trở lại.
"Quan điểm của tôi là đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại. Em V. đã ăn năn, nhận thấy sai phạm của mình. Gia đình cũng đã nhận ra sự thiếu quan tâm chăm sóc và giáo dục con. Nên việc xét cho cháu V. đi học trở lại là vô cùng cần thiết..." - lời ông Sơn.
Chị Nguyễn Thị Bích Sơn, mẹ của cháu V. nói trong nước mắt: "Cả hai tuần ni vợ chồng tui không ăn không ngủ. Gia đình đã thấy trách nhiệm của mình. Chỉ mong muốn nhà trường quan tâm xem xét để cháu V. được đi học trở lại. Gia đình tui cam kết sẽ quan tâm giáo dục cháu thật tốt...".
Theo 24h
Facebook và học sinh Việc một học sinh lớp 8 ở Trường THCS Lý Tự Trọng (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) bị đình chỉ học 1 năm vì xúc phạm thầy cô giáo trên Facebook đã dấy lên những tranh luận về mức kỷ luật nặng hay nhẹ... Việc kỷ luật vì hành vi tương tự cũng đã từng xảy ra đối với 2 học sinh ở...