Thế giới lên án đảo chính quân sự tại Thái Lan
Dư luận quốc tế đều bày tỏ quan ngại một cách thận trọng trước những diễn biến chính trị dồn dập tại Thái Lan chiều 22/5, cho rằng điều này đi ngược lại lợi ích của đa số người dân Thái Lan.
Nhiều nước và tổ chức quốc tế lên án hành vi tiếm quyền của quân đội Thái Lan.
Trong phát biểu đưa ra vào đêm 22/5 theo giờ Việt Nam, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Ban Ki-moon cho biết ông “hết sức quan ngại” về việc quân đội lên nắm quyền ở Thái Lan.
“Cần có sự trở lại nhanh chóng của chính quyền hợp hiến, dân sự, dân chủ và tiến hành cuộc đối thoại bao gồm tất cả các bên để mở đường cho hòa bình và thịnh vượng lâu dài tại Thái Lan”", ông Ban Ki-moon kêu gọi.
Người phát ngôn Cơ quan nhân quyền LHQ Ravina Shamdasani cho rằng việc ban bố tình trạng thiết quân luật và các mệnh lệnh quân sự có thể vi phạm các quyền tự do cơ bản của người dân Thái Lan.
“Chúng tôi nhắc nhở giới chức Thái Lan về các nghĩa vụ của nước này theo luật nhân quyền quốc tế, vốn hạn chế một cách khắt khe việc áp dụng đặc quyền nhằm giải quyết khủng hoảng. Chúng tôi hối thúc giới chức Thái Lan tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo rằng các quyền con người cơ bản được tôn trọng”, bà Ravina Shamdasani nói.
Liên minh châu Âu (EU) và các thành viên của khối này cũng lên án vụ đảo chính và hối thúc Thái Lan nhanh chóng trở lại tiến trình dân chủ, pháp quyền.
“Ông Hollande lên án việc quân đội nắm quyền lực tại Thái Lan và kêu gọi nước này ngay lập tức quay trở lại trật tự theo hiến pháp và tiến hành bầu cử”, thông cáo từ văn phòng Tổng thống Pháp Francois Hollande nêu rõ.
Video đang HOT
“Chúng tôi quan ngại về việc quân đội tuyên bố đảo chính ở Thái Lan và đang theo dõi sát sao các diễn biến. Chúng tôi hối thúc tất cả các bên đặt bất đồng sang một bên và tôn trọng các giá trị của nên dân chủ và pháp quyền. Điều này hoàn toàn vì lợi ích của nhân dân Thái Lan”, Bộ Ngoại giao Anh ra tuyên bố.
Từ Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định quân đội Thái Lan “không có lý do gì” để đảo chính và động thái này có thể làm tổn hại quan hệ giữa hai nước.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ hối thúc Thái Lan khôi phục chính quyền dân sự, tiến hành bầu cử sớm theo ý nguyện của người dân và trả tự do cho giới lãnh đạo chính trị cấp cao của Thái Lan.
Lầu Năm Góc cho biết đang xem xét lại hỗ trợ và can dự quân sự với Thái Lan, bao gồm cả cuộc tập trận đang diễn ra ở Thái Lan với sự tham gia của khoảng 700 thủy thủ và lính thủy đánh bộ.
“Chúng tôi đang xem xét lại hỗ trợ và các can dự giữa hai quân đội. Chúng tôi sẽ thông báo khi có quyết định”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, Đại tá Steve Warren cho biết.
Các phát biểu này được đưa ra sau khi vao 16h30 cung ngay, quân đôi Thai Lan tuyên bô đao chinh va thanh lâp Uy ban gin giư hoa binh quôc gia nắm quyên điêu hanh đât nươc. Quân đội cũng áp đặt lệnh giới nghiêm từ 22 giờ tối hôm trước đến 5 giờ sáng hôm sau, đồng thời đình chỉ ban Hiên pháp năm 2007, ngoai trư môt sô chương liên quan tơi Hoang gia. Theo Tư lệnh Lục quân Prayuth Chan-ocha, quân đôi Thai Lan buôc phai hanh đông như vây vi không co lưa chon nao khac trong thời điểm hiện nay.
Hiện tại, chỉ có Thương viên va cac toa an Thái Lan vân hoat đông. Tất cả các đài truyền hình, phát thanh được yêu cầu ngừng phát sóng các chương trình hàng ngày và chỉ phát những tin do quân đội đưa ra. Các dịch vụ Internet cũng bị cắt từ 21h30 đêm 22/5.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Philippines: Trung Quốc chiếm Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm luật pháp
Trong cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm nay, Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano J.Belmonte cho biết việc Trung Quốc dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm luật pháp quốc tế.
Chủ tịch Hạ viện Philippines Philippines Feliciano J.Belmonte (Ảnh wikipedia)
Thông tin được Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano J.Belmonte đưa ra ngay đầu cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cuộc hội kiến nằm trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới Khu vực Đông Á (WEF) tại Thủ đô Manila của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Với tư cách là Chủ tịch Hạ viện, ông Belmonte và các Nghị sỹ hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông. Hạ viện Philippines cũng ủng hộ lập trường của hai nhà lãnh đạo rằng hai bên kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, ASEAN và cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte chia sẻ ông có hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, cách thức mà Việt Nam giải quyết tranh chấp và xung đột với Trung Quốc để duy trì nền độc lập của mình. Ông cũng khẳng định cách hành xử của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế khi nước này đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và hành động hết sức nghiêm trọng lúc này là đưa giàn khoan 981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Philippines kiên định ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông
Ông Feliciano J.Belmonte nhấn mạnh Philippines kiên định ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông vì đây là vấn đề của cả hai nước, và hơn nữa phải kêu gọi sự ủng hộ quốc tế vì đây là vùng biển có tới 30-40% lượng hàng hóa vận chuyển của thế giới đi qua.
Ông cũng cho rằng việc Trung Quốc đã và đang làm với Philippines và Việt Nam mới chỉ là những sự việc bắt đầu, nếu các nước không đoàn kết ngăn chặn, các quốc gia khác có thể là những nạn nhân tiếp theo của Trung Quốc khi nước này đang cố gắng hiện thực hóa "Đường 9 đoạn" phi pháp của mình. Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte cho rằng hai bên Lập Ủy ban Công tác chung là rất quan trọng và hy vọng Ủy ban này sẽ có những hoạt động phối hợp song phương để xây dựng lộ trình hướng tới đối tác chiến lược. Đồng thời ông cũng cho rằng Philipppines và Việt Nam cùng ASEAN và cộng đồng quốc tế phải đoàn kết ngăn chặn hành động hung hăng vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền biển đảo của các nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Hội kiến Chủ tịch Thượng viện Philippines Franklin Drilon. (Ảnh: Đức Tám)
Cũng trong ngày 22/5/2014, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc Hội kiến Chủ tịch Thượng viện Philippines Franklin Drilon. Cá nhân ông và Thượng viện Philippines hoàn toàn ủng hộ lập trường, quan điểm có tính nguyên tắc của Chính phủ hai nước về việc yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhất là Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật biển năm 1982 mà Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên. Việc tham gia Công ước đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Trung Quốc phải tuân thủ nghĩa vụ này, và việc tuân thủ là một sự bảo đảm cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Ông cũng cho rằng chính việc tuân thủ này là lý do mà Philippines phải viện đến tòa án quốc tế để giải quyết khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước này.
Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano J.Belmonte và Chủ tịch Thượng viện Philippines Ông Franklin Drilon dự kiến trong thời gian tới sẽ sang thăm Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Thùy Trang
Từ Manila
Theo Dantri
Thủ tướng tạm quyền Thái Lan đề xuất ngày bầu cử Thủ tướng tạm quyền Thái Lan hôm qua đã bất ngờ đề nghị tổ chức bầu cử vào ngày 3/8 trong động thái nhằm ngăn chặn một cuộc đảo chính có thể sẽ lại xảy ra sau khi quân đội ban bố thiết quân luật mà không tham vấn chính phủ. Thủ tướng tạm quyền Boonsongpaisan. Nhà lãnh đạo tạm quyền Niwattumrong Boonsongpaisan...