Thế giới lần đầu ghi nhận trên 1 triệu ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày
Số ca mắc mới COVID-19 hàng ngày trên toàn thế giới lần đầu tiên vượt qua 1 triệu người kể từ khi đại dịch bùng phát cách đây 2 năm.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại London, Anh ngày 26/12/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo thống kê của hãng tin AFP (Pháp), những con số trên được ghi nhận trong giai đoạn từ ngày 23 – 29/12, mức cao nhất kể từ khi virus SARS-CoV-2 xuất hiện vào cuối năm 2019. Số liệu được thu thập dựa trên thống kê được giới chức y tế mỗi nước công bố hàng ngày. Theo đó, trên 7,3 triệu ca nhiễm mới đã được phát hiện trên khắp thế giới trong 7 ngày qua – trung bình 1.045.000 ca nhiễm/ngày – với sự tăng vọt số ca nhiễm số biến thể siêu lây nhiễm Omicron.
Số ca mắc COVID-19 trên toàn thế giới – đang gia tăng kể từ giữa tháng 10 – đã tăng 44% trong tuần trước so với tuần trước đó. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo một “cơn sóng thần” COVID-19 có nguy cơ khiến các hệ thống y tế rơi vào tình trạng quá tải. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Điều này đang và sẽ tiếp tục gây áp lực to lớn lên các nhân viên y tế vốn đã kiệt sức và hệ thống y tế trên bờ vực sụp đổ”.
Hơn 85% các ca nhiễm mới xảy ra ở hai khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Omicron gồm Châu Âu với 4.022.000 ca mắc mới trong 7 ngày qua, tăng 36% so với tuần trước, và Mỹ và Canada với 2.264.000 ca trong cùng giai đoạn, tăng 83%. Trong khi đó, châu Á ghi nhận 268.000 ca mắc mới, giảm 12% so với tuần trước.
Tỷ lệ tử vong vì COVID-19 trên toàn thế giới tiếp tục giảm trong 3 tuần liên tiếp với 6.400 ca được ghi nhận trong tuần qua – giảm 6% so với tuần trước.
'Bí kíp' hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 trên máy bay
Khi phải di chuyển bằng máy bay trong khi virus SARS-CoV- 2 đang lây lan, thách thức lớn nhất chính là đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các hành khách.
Vậy các hãng hàng không có thể bố trí chỗ ngồi cho khách như thế nào để hạn chế nguy cơ lây nhiễm COVID-19?
Công nhân phun khử trùng khoang máy bay tại sân bay quốc tế Ben Gurion, gần thành phố Tel Aviv, Israel nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, ngày 14/6/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu được trang mạng upi.com của Mỹ đăng tải ngày 28/12, Giáo sư Sheldon Jacobson tại Trường Kỹ thuật thuộc Đại học Illinois Urbana-Champaign (Mỹ) đã cùng các đồng nghiệp sử dụng dữ liệu mới nhất về sự lan truyền của giọt bắn trong không khí khi giả lập mô hình các vị trí ngồi lý tưởng nhất trên những máy bay Boeing thông thường. Kết quả cho thấy, tốt nhất nên bỏ trống các ghế giữa và để cách một số hàng ghế. Ngoài ra, những hàng ghế cuối của máy bay ít có nguy cơ lây truyền giọt bắn hơn do có ít người chọn ngồi sau. Do đó, các chuyến bay có đông khách, có thể bố trí khách ngồi các hàng ghế sau, cách này cũng giúp các khoang trên rộng rãi hơn.
Một cách sắp xếp an toàn khác mà các hãng hàng không có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro là bố trí các gia đình hoặc nhóm các hộ gia đình ngồi cùng nhau. Đồng tác giả nghiên cứu, cử nhân khoa khoa học máy tính, Ian Ludden, cho biết: "Thông thường, các hãng hàng không thường chia nhỏ các nhóm khách, nhưng nếu được thì nên ưu tiên sắp xếp những người trong cùng nhóm ngồi gần nhau, như vậy sẽ "khoanh vùng" được các nguy cơ, nếu có, từ đó về tổng thể sẽ giúp giảm nguy cơ lây lan trên máy bay".
Tất nhiên, điều quan trọng là tất cả hành khách khi đi máy bay đều phải tuân thủ quy định đeo khẩu trang. Nghiên cứu trên cũng một lần nữa nêu bật vai trò của "người bạn đồng hành" này khi chỉ ra rằng việc đeo khẩu trang thường xuyên giúp giảm 30% nguy cơ lây lan virus SARS-CoV-2, bất kể việc bố trí chỗ ngồi như thế nào. Thêm một "bí kíp" an toàn nữa là hành khách đi máy bay nên mở các lỗ thông gió ngay phía trên đầu chỗ ngồi của họ.
Giáo sư Jacobson nhấn mạnh dù không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro, nhưng việc giảm bớt các nguy cơ lây nhiễm virus SARS-CoV-2 là điều có thể.
Omicron bùng phát mạnh, thế giới thấp thỏm trước thềm năm mới Thay vì các bữa tiệc và các cuộc đoàn tụ được chờ đợi từ lâu, người dân khắp thế giới đang đối mặt với tình trạng dịch Covid-19 bùng phát mạnh do Omicron, bất chấp các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Chính phủ các nước có những động thái khác nhau trong việc áp đặt hạn chế ngăn đà lây lan của...