Thế giới hỗn loạn sau khi Facebook sập: Sự nguy hiểm khi để một ứng dụng xâm chiếm nền kinh tế toàn cầu
Sự cố của Facebook cho thấy nỗi nguy hiểm khi quyền lực tập trung quá nhiều về một công ty, thứ có thể khiến khả năng vận hành của xã hội trở nên mong manh đến nhường nào.
Một người Ba Lan xa xứ mất liên lạc với gia đình. Một người Nigeria không thể đòi được khoản nợ mà người ta giữ của anh. Và một doanh nhân người Mỹ chẳng thể liên hệ để tuyển dụng người mà anh ta đang cần.
Đó là những gì xảy ra vào ngày 4/10 vừa qua, khi hàng tỉ người trên thế giới đột nhiên mất liên lạc với nhau sau khi Facebook và các nền tảng liên quan sập diện rộng suốt 6h đồng hồ, từ Facebook cho đến Messenger, mạng xã hội Instagram hay ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Thậm chí đến những công cụ nội bộ cũng không thể sử dụng, khiến nhiều nhân viên của Facebook thậm chí còn chẳng thể mở cửa văn phòng.
Với một số người, Facebook là thứ để giết thời gian, giúp họ tìm đến những bài viết, nội dung mới, dù “chất lượng” còn cần phải kiểm chứng. Nhưng rất nhiều người khác không chỉ ở Mỹ, Facebook và hệ sinh thái của họ là công cụ quan trọng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí có thể xem là nguồn sống của nhiều nền kinh tế.
Facebook đã xâm chiếm thế giới như thế nào?
Một câu hỏi về trải nghiệm Facebook sập diễn ra như thế nào được đăng tải lên Twitter đã nhận được vô số phản hồi. Collins Dimiyo từ Nigeria cho biết anh đã cho bạn mượn một khoản tiền, nhưng khi cần đã không thể liên hệ để đòi lại số tiền có thể giúp anh mua đồ ăn và chi trả các hóa đơn. Một công ty vận chuyển cỡ nhỏ tại Maryland thì không thể tìm ra chỗ đăng quảng cáo tìm tài xế, khi chỉ còn 2 ngày là đến thời hạn vận chuyển.
Video đang HOT
Anh Mark “Xoăn” Zuckerberg đã quá thành công với việc đưa Facebook trở thành nền tảng quan trọng của thế giới
Một trường hợp khác là huấn luyện viên online người Ý đã không thể liên lạc với khách hàng, cũng không cách nào chạy quảng cáo để tìm học viên mới. Một doanh nhân người Liberia đang vận hành một doanh nghiệp thương mại điện tử thì chẳng bán được bất kỳ sản phẩm nào để thu tiền trả lại khoản nợ sẽ đến kỳ thanh toán vào cuối tuần tới.
Alex William – một người nhập cư gốc Ba Lan tại Los Angeles (Mỹ) thì bơ vơ, không có bất kỳ cách nào để liên lạc với bạn bè và người thân tại châu Âu. “Bố mẹ tôi không quen dùng đồ công nghệ. Nếu WhatsApp không hoạt động, họ chẳng có cách nào để gọi cho tôi cả.”
Sự sụp đổ diện rộng ngày hôm qua đã cho thấy một điều rằng, sau 17 năm xuất hiện, Facebook đã tiến hóa từ một mạng xã hội của trường đại học trở thành nền tảng quan trọng với thế giới internet toàn cầu. Như WhatsApp – ứng dụng nhắn tin mà Facebook sở hữu, nó hiện đang có vai trò quan trọng đối với việc mua sắm và thương mại điện tử ngày nay. Nhiều nhãn hàng thì phải phụ thuộc vào quảng cáo trên Facebook để ra được thu nhập.
Trong đại dịch, Facebook đã có bước chuyển mình mạnh mẽ nhắm đến các doanh nghiệp nhỏ, đưa cho họ một công cụ mới để tiếp cận khách hàng. Còn Instagram, họ mang đến cả một thế hệ doanh nghiệp trực tiếp tìm kiếm khách hàng thông qua các bài đăng được tài trợ và các influencer tiếng tăm.
Facebook có thể dựa vào đây để nói rằng những gì xảy ra là bằng chứng cho thấy lợi ích của họ với cộng đồng, và tạo ra được một sự tương tác xã hội – thương mại kiểu mới. Nhưng với những ai tinh ý và khó tính, sự cố của Facebook cho thấy nỗi nguy hiểm khi quyền lực tập trung quá nhiều về một công ty, thứ có thể khiến khả năng vận hành của xã hội trở nên mong manh đến nhường nào.
Không chỉ cư dân mạng, Facebook sập cũng nhân viên Facebook khốn khổ: Đi làm nhưng không vào được công ty, phải chuyển sang nhắn tin SMS để trao đổi công việc
Sự cố của máy chủ Facebook còn gây ảnh hưởng tới cả hệ thống nội bộ của mạng xã hội này.
Vào hồi 22h30 phút đêm qua (theo giờ Việt Nam), mạng xã hội Facebook và nhiều dịch vụ do công ty này vận hành như Messenger, Instagram và WhatsApp đã đồng loạt ngưng hoạt động. Người dùng không thể truy cập các nền tảng này thông qua cả website lẫn ứng dụng di động. Phải gần 7 giờ đồng hồ sau, các nền tảng của Facebook mới trở lại hoạt động.
Đối với một người, 7 giờ là một quãng thời gian không dài. Nhưng đối với một mạng xã hội hay nền tảng nhắn tin, "sập" trong 7 giờ lại là một khoảng thời gian tưởng chừng như vô tận. Không khó để thấy sự cố này đã gây ảnh hưởng thế nào tới người dùng, đặc biệt là với những người sử dụng các dịch vụ của Facebook nhằm phục vụ cho công việc. Facebook cũng đã gửi lời xin lỗi và mong người dùng thông cảm.
Thế nhưng, vấn đề của Facebook không chỉ ảnh hưởng tới người dùng, mà ngay cả nhân viên của công ty này cũng lâm vào cảnh "khốn đốn".
Theo Sheera Frenkel, phóng viên của tờ The New York Times , một nhân viên của Facebook nói đã không thể vào được văn phòng làm việc của mạng xã hội này trong ngày hôm nay. Máy chủ trục trặc đã khiến sở dữ liệu nhân viên không thể truy cập được, khiến cho cửa không mở khi nhân viên quét thẻ ở cổng kiểm tra an ninh.
Một phóng viên ở trang NBC News cũng báo cáo tình trạng tương tự, khi cho biết tất cả hệ thống nội bộ của Facebook đều tê liệt và khiến cho nhân viên không thể mở cửa phòng họp. Quả là hiện đại quá thì cũng "hại điện".
Trong khi đó, nguồn tin từ Facebook nói với phóng viên Philip Crowther của Associated Press rằng khung cảnh làm việc tại mạng xã hội này đang trở nên hết sức "lộn xộn". Với việc cả hai nền tảng tin nhắn mà Facebook đang vận hành là Facebook Messenger và WhatsApp đều ngưng hoạt động, "nhân viên đang phải liên lạc với nhau qua tin nhắn và email Outlook", nguồn tin cho biết.
Mặc dù không công bố chính thức, nhưng theo ghi nhận của các chuyên gia, vấn đề của Facebook bắt nguồn từ BGP, một cơ chế mạng giúp các máy tính khác có thể tìm đến máy chủ của Facebook.
Dân mạng thế giới phản ứng trước sự cố Facebook không thế truy cập Bài viết chia sẻ về việc Facebook gặp lỗi trên toàn cầu được đăng tải trên Twitter xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Các hãng thông tấn thông tin về sự cố của Facebook trên toàn cầu. Hàng triệu à mà đúng hơn phải là hàng tỉ người đang chịu ảnh hưởng từ việc Facebook không thể truy cập. Theo ghi nhận, báo...