Thế giới hết game mới để chơi vì Covid-19
Ngoài các chuỗi cung ứng sản phẩm, Covid-19 còn khiến những loại hàng hóa kỹ thuật số như game bị “chậm tiến độ”.
Ngoài iPhone, máy tính xách tay và máy chơi game, Trung Quốc còn là “công xưởng” sản xuất hàng hóa ảo lớn nhất thế giới. Các nhà phát triển game toàn cầu như Activision Blizzard hay Ubisoft Entertainment đều dựa vào lực lượng lao động tại Trung Quốc để làm ra những sản phẩm của họ.
Nhiều nhà cung cấp ở các trung tâm sản xuất game tại Thượng Hải và Thành Đô không thể chuyển giao các đơn hàng thiết kế trang phục và đồ đạc trong game khác đúng hạn.
Lý do là những nhà thiết kế đã không thể tới studio làm việc vì những quy tắc kiểm dịch nghiêm ngặt. Do đó, nhiều công ty game buộc phải hủy các đơn đặt hàng tại Trung Quốc và tìm kiếm lựa chọn thay thế ở Đông Nam Á và châu Âu để kịp tiến độ.
Không chỉ là thị trường game số 1, Trung Quốc cũng cung cấp phần lớn thiết kế, tạo hình cho game ở Phương Tây.
Trung tâm thiết kế game của thế giới
Các phân tích của Jefferies ước tính rằng có tới 50% các sáng tạo nghệ thuật trong game ở phương Tây được thiết kế tại Trung Quốc. Chúng có thể đến từ chi nhánh Trung Quốc của nhà phát triển lớn như Ubisoft và Electronic Arts, hoặc từ các công ty thiết kế độc lập.
Mặc dù chưa thể xác định quy mô gián đoạn, ngành công nghiệp game đã chịu những ảnh hưởng tiêu cực từ sự phụ thuộc vào Trung Quốc. Nhà phát triển của tựa game khoa học viễn tưởng nổi tiếng The Outer Worlds cho biết họ đã phải trì hoãn việc phát hành phiên bản Nintendo Switch sau khi đối tác thực hiện bản port tại Trung Quốc tạm dừng hoạt động trong thời gian bùng phát Covid-19.
The Outer Worlds chỉ là 1 trong nhiều tựa game bị trì hoãn phiên bản mới do dịch Covid-19.
“Chúng tôi phải làm lại kế hoạch phát triển tất cả dự án”, Philippe Angely, giám đốc điều hành cấp cao của Virtuos cho biết. Với 1.200 nhân viên trên làm việc tại Thượng Hải, Thành Đô và Tây An, Virtuos ước tính trung bình sẽ mất hai tuần trì hoãn các dự án, cùng với doanh thu giảm một nửa trong tháng 2. Khách hàng của công ty này bao gồm Ubisoft, Square Enix Holdings, Tencent Holdings và Riot Games.
Dù đã đi làm trở lại được vài ngày, đội ngũ nhân viên vẫn phải tuân thủ các quy tắc như chỉ làm việc theo ca kéo dài 8 giờ, do chính phủ Trung Quốc đề ra.
Công nghiệp game là một trong số ít những ngành nghề hưởng lợi từ sự bùng phát của virus Corona. Do được nghỉ dài ngày, nhiều người đã dành thời gian và chi thêm tiền để có thể mua những trò chơi giải trí tại nhà.
“Chỉ cần duy trì game, các nhà xuất bản và nhà phát hành sẽ có thêm lợi nhuận. Đối với các công ty gia công, ngày nào chúng tôi cũng phải làm việc mới có tiền gửi vào tài khoản ngân hàng”, Zhang Jian, phó chủ tịch điều hành của Sheer có trụ sở tại Thành Đô cho biết.
Những biện pháp đối phó
Để ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch bệnh và duy trì hoạt động kinh doanh cùng một lúc, Sheer đã chuyển một nửa số nhân viên sang một tầng văn phòng mới mà công ty vừa thuê. Nhân viên được yêu cầu ngồi ở từng bàn riêng và bắt buộc phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, khoảng một nửa dự án của công ty này, cả ở Trung Quốc và nước ngoài, đã bị trì hoãn hoặc bị hủy bỏ hoàn toàn.
Mọi đơn đặt hàng mới, từ tạo lập ý tưởng nghệ thuật, môi trường 3D cho đến dựng hình nhân vật trong game, đều sẽ phải chờ đến cuối tháng 3.
Kể cả những studio lớn, với khách hàng là tên tuổi trong làng game như Virtuos cũng gặp khó khăn trong thời gian này.
“Sự ảnh hưởng của dịch bệnh đến dòng tiền sẽ kéo dài trong cả năm. Chúng tôi chưa tới mức không thể sống, nhưng sẽ cảm thấy an toàn hơn rất nhiều nếu có thêm doanh thu”.
Không giống như chuỗi cung ứng cho sản xuất, việc di chuyển các chuỗi cung phần mềm và đồ họa khỏi Trung Quốc có thể được thực hiện tương đối nhanh chóng. Năm ngoái, Ubisoft đã mở một studio mới tại Việt Nam trong khi Sony tiết lộ kế hoạch xây dựng một xưởng thiết kế ở Malaysia để sản xuất game cho máy chơi game PlayStation.
Những động thái như vậy giúp các công ty có thể khai thác tiềm năng từ những nơi có giá thành rẻ hơn và giảm nguy cơ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, Darang S. Candra, nhà phân tích của Niko Partners cho biết.
Ở Đông Nam Á, Appota ơ Việt Nam, Streamline Studios ở Malaysia và Asisasoft ở Thái Lan là những ví dụ về các công ty phát triển game có khả năng nhận đơn đặt hàng chuyển từ Trung Quốc sang.
“Đối với các trò chơi nhắm vào thị trường Trung Quốc, chúng tôi hy vọng sẽ không có cuộc tháo chạy nào . Tuy nhiên, một số công việc có thể được thực hiện bên ngoài lãnh thổ ngoài Trung Quốc nếu tình hình không sớm cải thiện”, ông Darang chia sẻ.
Theo Zing
Call of Duty: Warzone sở hữu cơ chế vô cùng độc đáo cho phép người chơi hồi sinh nếu bạn có kỹ năng cá nhân cao
Cơ chế vô cùng độc đáo: The Gulag và tiền trong trận đấu sẽ làm thay đổi cách trải nghiệm chế độ Battle Royale của bạn.
Call of Duty: Warzone đã chính thức được phát hành miễn phí 100% và người chơi có thể tải về trên nền tảng Battle.net ngay từ bây giờ. Chế độ game độc lập này hứa hẹn sẽ làm "rung chuyển" thị trường Battle Royale trong thời gian tới vì hàng tá cơ chế vô cùng thú vị đã được Activision Blizzard đưa vào.
Cơ chế đặc biệt và có lẽ cũng là nổi bật nhất trong Warzone: The Gulag có thể sẽ là một làn sóng mới, một thay đổi mang tính đột phá mà chưa có tựa game Sinh Tồn nào từng làm. Hãy theo dõi ngay ở đoạn video dưới đây.
Trong các tựa game Battle Royale thông thường, nếu bạn bị hạ gục sớm thì bạn sẽ phải thoát ra và mất thời gian tìm trận mới, hoặc theo dõi đồng đội chơi cho đến hết trận đấu. Còn tron CoD: Warzone, bạn sẽ bị đưa về Gulag - Nhà tù bất khả xâm phạm của Nga, đồng thời cũng là nơi Captain Price bị giam giữ trong Modern Warfare 2.
Theo Activision, khi bạn bị hạ gục lần đầu tiên, bạn sẽ bị bắt làm "Tù nhân của Vùng chiến sự" (Prisoner of Warzone) và bị ném vào Gulag. Trong đó, bạn sẽ phải theo dõi các tù nhân khác chiến đấu cho tới khi 1 trong 2 còn sống, và đợi số phận của bản thân được định đoạt.
Khi đến lượt bạn, một người chơi khác sẽ trở thành đối thủ duy nhất của bạn tham gia vào cuộc đấu súng sinh tử. Người thắng sẽ nhận được phần thưởng vô cùng giá trị là cơ hội sống sót thứ hai trên bản đồ Warzone. Còn người thua sẽ phải rời khỏi trận đấu, hoặc đợi đồng đội giúp đỡ.
Đúng vậy, vẫn còn cơ hội khác cho bạn quay trở lại Warzone. Đồng đội còn sống nếu có thể kiếm đủ số lượng tiền trong trận đấu sẽ có thể mua cho bạn một suất "hồi sinh" và quay lại chiến đấu. Nhưng cảm giác thắng trận 1v1 tất nhiên là không còn gì bằng rồi, nhỉ?
Call of Duty: Warzone đã có thể được tải về trong client Battle.net ngay từ bây giờ. Hãy đăng ký ngay để có thể trải nghiệm siêu phẩm Battle Royale mới nhất từ dòng game trường tồn vẫn được yêu thích cho đến ngày nay!
Theo Oneesports
Sau Blizzard, đến lượt 2K Games rút khỏi GeForce Now 2K Games là đơn vị mới nhất rút toàn bộ game khỏi nền tảng GeForce Now. Tháng 02/2020, dịch vụ phát trực tuyến trò chơi của GeForce Now của NIVIDIA đã ra mắt bản chính thức. Trái ngược lại với dự đoán, nhiều công ty game ngừng hợp tác với nền tảng này như Activision Blizzard, Bethesda và Hinterland Games. Gần đây nhất...