Thế giới hậu Mỹ- điều khác biệt cho châu Á trong kỷ nguyên Trump
Trong kỷ nguyên Trump, liệu sẽ tồn tại một Thế giới hậu Mỹ bởi nhiều tương tác và tính chủ động của các quốc gia trên thế giới?
Trong cuốn sách “Thế giới hậu Mỹ, tác giả Fareed Zakaria đã đề cập câu hỏi chính trị hóc búa: Làm cách nào để đạt được những mục tiêu quốc tế trong một thế giới có nhiều người tham dự hơn – bao gồm cả nhà nước và tư nhân, bởi vì theo ông, khi các quốc gia khác trở nên chủ động hơn, không gian rộng lớn dành cho những hành động của nước Mỹ sẽ bị thu nhỏ một cách không thể cưỡng lại. Vì vậy, theo ông thời kỳ tiếp theo sẽ là Thế giới hậu Mỹ, kỉ nguyên được xác lập và định hướng bởi nhiều nơi, nhiều người khác nhau.
Thay đổi trong kỷ nguyên Trump
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục thông qua các sắc lệnh nhiều lo lắng và trăn trở đối với thế giới, trong đó có châu Á.
Mỗi ngày, thế giới liên tục phải chống trọi với động thái “khác thường” của Trump về phong cách chính trị kỳ lạ bởi các chính sách hiện tại.
Nhiều bất ngờ vào hôm 10/2, ông Trump đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình, trao đổi xung quanh việc duy trì chính sách một Trung Quốc và hi vọng sẽ có sự hợp tác giữa hai siêu cường thế giới trong thời gian tới.
Sắc lệnh “cấm nhập cư đối với người Hồi giáo” tại bảy nước Trung Đông và các quốc gia châu Phi cho thấy sự “hời hợt” trong tố chất quan sát của Tổng thống Trump và gây ra nhiều lo lắng trong các cam kết phát động chiến dịch và chính sách thực sự thông qua của ông Trump tại Nhà Trắng.
Quyết định rút khỏi Hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng bộc lộ nhiều “rủi ro” và tác động đến sự phát triển kinh tế tại châu Á. Một vài quan sát đặt ra câu hỏi: Liệu ông Trump có hiểu rõ các phát ngôn của mình? Các nhà phân tích đưa ra nhiều hoài nghi bộc lộ tính nghiêm trọng trong các động thái gần đây của chính quyền mới Mỹ.
Ông Trump lặp đi lặp lại các vấn đề, liên tục đàm phán lại các cam kết chung về Hiệp định hay Hiệp ước với các đồng minh châu Á trong khi vẫn tuyên bố các thách thức về việc áp thuế cao cho các mặt hàng xuất khẩu từ châu Á, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.
Gần đây hơn, ông Trump cũng đã bộc lộ “thao túng” thị trường tiền tệ lưu hành, nâng cao phê chuẩn về lệnh trừng phạt và thách thức các cuộc chiến tranh thương mại giữa các siêu cường kinh tế trên thế giới.
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên từ khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ Hai, nhiều thay đổi tại châu Á dưới tác động của Mỹ. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng mạnh đối với các đồng minh lâu đời của Mỹ là Nhật Bản và Úc.
Châu Á mong muốn gì?
Chủ tịch Tập Cận Bình
Các quốc gia châu Á mong muốn tìm thấy sự tường minh, tính kiên định và sự nắm bắt vấn đề của Mỹ với khu vực này.
Châu Á dường như đang “hoang mang” nhiều hơn là chuẩn bị cho mọi tình huống. Cả đồng minh và kẻ thù của Mỹ đều đang chờ các động thái từ phía Washington, mong muốn hợp tác về quân sự và mở rộng quan hệ ngoại giao và kinh tế tại châu Á.
Để trấn an các căng thẳng gần đây, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đã có chuyến thăm đến Hàn Quốc và Nhật Bản nhằm lặp lại quan điểm, khẳng định quan hệ của Mỹ đối với khu vực, đặc biệt về quốc phòng.
Chuyến thăm tại châu Á của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ giống như một sự trấn an khu vực châu Á, giảm thiểu “lo lắng” của các đồng minh và ngăn chặn phần nào xung đột có thể xảy ra của các kẻ thù.
Mattis là một học giả lão làng cho rằng, liên tục có nhiều quan sát về những chính sách liên tục của ông Trump nhưng không có thay đổi dưới chính quyền Trump. Ông Trump đã từng có các cam kết quốc phòng của Mỹ đối với các đồng minh châu Á, khẳng định sẽ cùng với Hàn Quốc đối phó với Triều Tiên trong vấn đề hạt nhân.Tuy nhiên, theo ông Mattis, để giảm thiểu các mối đe dọa từ Triều Tiên sẽ cần phải nhanh chóng hoàn thiện Hệ thống Phòng thủ Khu vực Tầm cao Giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense – THAAD) tại Hàn Quốc.
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ đã có cuộc gặp Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe và nhấn mạnh rằng, chính quyền Trump sẽ luôn “vai kề vai” với Tokyo.
Ông Mattis nhắc lại, việc hợp tác quân sự của Mỹ và Nhật Bản sẽ duy trì kiên cố và bền vững trong căng thẳng gia tăng giữa Nhật-Trung tại Biển Đông.
Ông Mattis gợi ý rằng, các động thái điềm đạm và nhẹ nhàng đối với châu Á sẽ là cách trấn an tốt nhất đối với cả đồng minh và kẻ thù của Mỹ tại khu vực này. Nếu không quyết đoán, tầm ảnh hưởng của chính quyền Trump đối với chấu Á sẽ trở nên vô ích.
Các đồng minh của Mỹ lo lắng bởi các chính sách ngoại giao của Trump gần đây tại Nhà Trắng.
Thêm vào đó, chính quyền Trump nên có những tín hiệu “mới” tại châu Á liên quan đến sức ép đối với Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong khi các đồng minh tỏ ra chào đón sự tham gia của Mỹ về vấn đề Biển Đông thì điều này cũng sẽ mang lại rủi ro căng thẳng leo thang giữa hai siêu cường thế giới là Trung Quốc và Mỹ.
Tuy nhiên, trong khía cạnh ngoại giao và kinh tế, Mỹ sẽ có những động thái tích cực mới, mở cửa cho Trung Quốc phát huy tiềm lực kinh tế sẵn có.
(Theo Tổ Quốc)
Cuộc "tiễn đưa không kèn không trống" đội ngũ tinh hoa quốc tế, tỷ phú Jack Ma đã nói gì?
Sau khi tuyển dụng một đội ngũ nhân tài MBA những trường đại học hàng đầu, cuối cùng Jack Ma cũng phải "tiễn đưa" họ, chỉ lưu lại chưa đầy 5% tiếp tục việc ở Alibaba.
Tỷ phú Jack Ma
Ngay từ khi thành lập ra Alibaba, tỷ phú Jack Ma (Mã Vân) đã cân nhắc để biến nó trở thành một công ty internet mang tính toàn cầu. Chính vì vậy, việc tuyển dụng nhân tài luôn được vị tỷ phú này đặc biệt.
Quá trình gọi vốn thành công năm 1999 và 2000, Alibaba đã mở rộng hoạt động lập văn phòng đại diện ở Hồng Kông và Anh, thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm ở Thung lũng Silicon, thành lập những công ty liên doanh tại Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, chuyển trụ sở chính đến Hồng Kông...
Khi đó Mã Vân cho rằng để trở thành một trong 10 trang web lớn nhất trên thế giới thì phải sử dụng những nhân tài hàng đầu thế giới. Mã Vân từng nói thẳng với các thành viên trong đội ngũ lập nghiệp của mình rằng: "Các cậu có thể làm tốt các công việc cấp trung, nhưng sẽ không thể hoàn thành được công việc quản lý cấp cao."
Vì vậy, Mã Vân từng đưa ra quy định: "Phàm làm các nhân viên muốn được đảm nhiệm vị trí từ quản lý trở lên, thì bắt buộc phải từng tiếp nhận hệ thống giáo dục hải ngoại như Anh, Mỹ từ 3-5 năm, hoặc đã có quá trình công tác từ 5-10 năm".
Mã Vân từng tuyển chọn số lượng lớn những nhân tài MBA từ Harvard, Stanford và những trường đại học hàng đầu khác, tổ chức ra một đội ngũ vô cùng chói sáng rực rỡ.
Trong đội ngũ ưu tú này, ngoại trừ Lý Kỳ sau này đảm nhận vị trí phó Tổng giám đốc cấp cao của Alibaba ra, những những người còn lại đều phù hợp với chính sách tuyển mộ kỳ binh từ hải ngoại của Mã Vân. Nhưng quá trình làm việc thực tế của những "nhân tài cấp cao" được hưởng mức đãi ngộ vượt trội này lại không khiến cho Mã Vân hài lòng.
Đã từng có một vị phó Tổng giám đốc phụ trách marketing đến bàn bạc dự án với Mã Vân, vị phó Tổng giám đốc này đưa cho ông xem qua bảng dự toán marketing của năm kế tiếp.
Mã Vân xem xong liền giật mình kinh ngạc, ông bèn hỏi vị phó Tổng giám đốc kia rằng: "Gì cơ? Phải cần tới 12 triệu đô la sao? Tôi chỉ có 5 triệu đô la thôi". Nhưng vị phó Tổng giám đốc kia vẫn không ngừng bàn sách lược, vạch kế hoạch nhằm thuyết phục Mã Vân mà không hề suy xét đến các vấn đề hiện tại khác.
Một thời gian sau, Mã Vân đã nhận ra những vấn đề của đội ngũ "tinh hoa hải ngoại" này, ông nói rằng:
"Tôi hy vọng những người đang nắm bằng MBA trong tay kia có thể điều chỉnh được mức độ kỳ vọng của mình, họ tự cho rằng mình thuộc tầng lớp tinh hoa, mà bao nhiêu tinh hoa cùng ở một chỗ thì chẳng làm nên được việc gì. Khi ngồi cùng họ, tôi phát hiện ra họ có thể bỏ hẳn một năm để thảo luận xem ai sẽ làm CEO, mà không cần biết ai sẽ đi làm việc".
Thế là, Mã Vân bèn lần lượt "tiễn đưa" những nhân tài MBA tuyển vào lúc đầu, chỉ lưu lại chưa đầy 5% tiếp tục việc ở Alibaba. Nguyên nhân đuổi việc những nhân viên tinh hoa này theo lời Mã Vân giải thích, đó là:
"Trình độ quản lý công việc của các nhà quản lý kia thực sự rất cao, giống như hệ thống dẫn đường của máy bay vậy, nhưng hệ thống dẫn đường với tính năng cao như vậy liệu có phù hợp với một chiếc máy cày không?
Lời của những cao thủ này đâu đâu cũng là đạo lý, khi nói thì tất cả đều đúng, nhưng khi làm lại sai toàn bộ! Vì sự phát triển của công ty, tôi không thể dung nạp được những người này".
* Nội dung trích từ cuốn sách "Mã Vân giày vải" của tác giả Vương Lợi Phân - Lý Tường
(Theo Soha News)
Biểu tình ngày ông Trump nhậm chức: Đã xảy ra nổ súng Một vụ nố súng xảy ra đánh dấu cuộc biểu tình đã biến thành bạo loạn tại Đại học Washington ở Seattle gàny 20-1. Giới chức cứu hỏa địa phương cho biết nạn nhân là một nam giới, bị thương nguy kịch đã được đưa tới bệnh viện. Vụ xả súng nổ ra trong một cuộc biểu tình của Milo Yiannopoulos, một người...