Thế giới động vật: Cậu bé 16 tuổi chém đứt trăn khủng để cứu sống mẹ
Nhìn thấy cảnh tượng hãi hùng, Muhammad Rasul đã lao vào tấn công con trăn đang cuốn chặt lấy người mẹ và kết liễu hung thần chỉ bằng 1 nhát chém.
Câu chuyện chú bé dũng cảm ấy đã được bộ Phúc lợi Malaysia cảm động và dành tặng huân chương Hang Tuah quả cảm.
Rasul nhớ lại vào khoảng 11h tối, khi Rasul đang chơi đùa với Mohd Aziz (15 tuổi) và em họ Mohd Shafizal Ismail (15 tuổi) thì bất ngờ nghe thấy tiếng la hét của người mẹ Halipah Othman (47 tuổi).
Cậu bé chạy vào và nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng, một con trăn có cân nặng nửa tạ đã cuốn chặt từ chân lên ngực cô Halipad.
Cô Halipad được người dân đưa đi cấp cứu kịp thời.
Xác con trăn xấu số.
Cậu em họ Ismail và Rasul gạt bỏ sợ hãi lao vào gỡ con trăn lớn ra khỏi người mẹ, còn Aziz chạy đi hô hoán hàng xóm.
30 phút vật lộn với con trăn trong sợ hãi, Rasul nói: “Dù khả năng vẫn còn hạn chế, cháu sẽ dẹp bỏ mọi nỗi sợ hãi để cứu mẹ khỏi cái chết…”
Nhìn thấy tình hình nguy hiểm, Rasul liền chạy vào bếp lấy 1 con dao dài và kết liễu con trăn bằng một nhát chém khiến nó bay đầu.
Sau đó mọi người chạy đến, họ bàng hoàng nhìn cảnh tượng hỗn độn trước mắt. Cô Halipad được đưa đi cấp cứu và ra viện ngay sau đó.
Video đang HOT
Và dĩ nhiên cô Halipad có quyền tự hào về cậu con trai nhỏ bé dũng cảm của mình.
Không may mắn như cô Halipad, một người đàn ông ở tỉnh Rajasthan, Ấn Độ đã mất mạng vì bị rắn hổ mang cực độc cắn vào má trong một lần xem người dụ rắn biểu diễn nghệ thuật.
Hình ảnh rắn hổ mang độc cắn vào má du khách xấu số.
Không biết vì lý do gì mà con rắn hổ mang đột ngột cắn người đàn ông trong khi những người khác chụp ảnh.
Sau đó, người đàn ông này cảm thấy điều gì không ổn và mất tỉnh táo. Nhưng thay vì đưa nạn nhân tới bệnh viện, mọi người đã đưa anh ta tới một thầy lang và tử vong trong vòng 1 giờ sau đó.
Loài rắn hổ mang phổ biến nhất ở Ấn Độ chứa nọc độc có thể tấn công hệ thần kinh, dẫn tới tê liệt và tim ngừng đập.
Thông thường các buổi biểu diễn nghệ thuật với rắn, chủ nhân của những con rắn cực độc phải bằng mọi cách “tuốt” hết nọc độc của rắn ra nhằm bảo vệ tính mạng.
Thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp không may mắn dẫn đến cái chết thương tâm khi chơi đùa với rắn!
Cách đây vài ngày, bệnh viện tỉnh Chiết Giang ghi nhận trường hợp một bác nông dân bị rắn cắn trong lúc đốn củi ở ngọn núi ven đô.
Sau đó vài giờ, bệnh viện thành phố Hàng Châu tiếp nhận ông Trương với ngón tay cuốn gạc.
Khi bác sĩ hỏi… ngón tay đâu, ông Trương nói rằng ngay khi bị rắn cắn ông đã lấy dao chặt đứt ngón tay và ném luôn ngón tay “đáng thương” ở bìa rừng vì lo sợ chất độc sẽ ngấm vào tim.
Phim chụp X-Quang ngón tay của ông Trương.
Điều bi hài chính là, con rắn cắn ông Trương không hề có độc và ngón tay của ông sẽ bình thường sau khi nối lại.
Dù đáng tiếc nhưng hi vọng qua trường hợp của ông Trương, các nạn nhân bị rắn cắn nên bình tĩnh và không quá sợ hãi.
Minh Anh
Nguồn Discovery Channel
Theo nguoiduatin.vn
6 mũi tên chết người nổi tiếng bậc nhất thế giới
Chất độc gây chết người của ếch phi tiêu, cây phụ tử, cây sandbox... được tẩm trên các mũi tên là nỗi kinh hoàng của các con thú hoang.
6. Cây phụ tử: Loại cây được biết như cây "thầy tu" được nhiều bộ tộc ở phía Bắc bán cầu dùng. Bộ tộc Minaro ở Ladakh dùng loại chất độc này tẩm vào tên để săn dê núi, người Trung Quốc cho săn bắn và chiến tranh.
Tương tự, người Nhật Bản cũng dùng để săn hươu nai và gấu nâu. Họ tẩm chất độc được chiết xuất từ rễ và thân cây. Khi săn bắn, họ trộn bả chó, thuốc lá và các chất độc khác. Mỗi hộ gia đình sẽ có công thức riêng. Nếu một người hay động vật trúng một liều cây phụ tử sẽ tắc tử ngay lập tức, còn liều nhỏ thì từ 2-6 giờ mới chết.
5. Acokanthera oblongifolia: Loại cây có chất độc trong nhựa cây. Họ sẽ dùng các mũi tên được tẩm các chất có thể làm tim ngừng đập. Các bộ tộc ở Togo và Cameroon cũng dùng Acokanthera oblongifolia để săn khỉ.
4. Nhựa độc cura là chất độc cho các mũi tên Strychnos toxifera. Người bản xứ ở Nam Mỹ dùng chất độc này vào phi tiêu và mũi tên hàng thế kỉ. Chất độc này có tác dụng làm ngưng hoạt động các cơ và làm con mồi ngạt thở.
3. Strychnos-nux vomica: Cây Strychnos có 2 loại chất độc là Strychnine và Brucine. Loại chất độc này được dùng để đầu độc chuột, đôi khi dùng để giết người. Loại chất độc này được dùng hàng thế kỉ trong các rừng rậm ở Assam, Burma, Malyasia và Java. Một thủ lĩnh của người Limba ở Sierra Leone đang giữ mũi tên được ngâm trong chất độc như hình bên. Người hay động vật bị trúng độc sẽ bị tê liệt, co giật mạnh và cuối cùng là chết.
2. Cây sandbox: Đây là loại cây trong rừng nhiệt đới Nam, Bắc Mỹ và rừng Amazon. Người dân chài dùng cây sandbox để đầu độc cá trên sông. Còn những người thợ săn ở Caribbe tẩm chất độc lên đầu mũi tên.
1. Ếch phi tiêu: Ếch phi tiêu có thể được nhìn thấy ở Nam Mỹ. Chất độc trong ếch phi tiêu gồm 3 thành phần: Phyllobates terribilis, P. bicolor và P. aurotaenia. Chỉ cần lấy 150 microgram chất độc P.bicolor để giết một người trưởng thành, trong khi chất P. terribilis có thể gây đột tử chỉ vì chạm vào nó. Ngày nay, các bộ tộc ở phía Tây Colombia dùng chất độc chiết xuất từ những con ếch này. Thú vị là họ phải nhốt những con ếch này một thời gian, sau đó chúng sẽ tự tiết ra chất độc.
Đàm Thị Lan
Theo Kiến thức
Tổ tiên loài người biết đi đứng bằng hai chân từ 12 triệu năm trước Tổ tiên loài người có thể đã biết đứng thẳng lưng từ 12 triệu năm trước, sớm hơn nhiều so với các suy đoán trước đây. Theo phát hiện mới nhất, một loài vượn ở châu Âu đã có thể đi bằng hai chân cách đây gần 12 triệu năm, điều này đã làm thay đổi đáng kể dòng thời gian tiến hóa...