Thế giới đối mặt thách thức lớn trong bảo vệ thị lực dân số
Khi năm 2020 sắp kết thúc, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế bắt đầu cung cấp số liệu cập nhật về số lượng người mù hoặc khiếm thị trên toàn cầu, nhằm tìm ra những nguyên nhân chính và xác định các xu hướng bệnh tật đã qua.
Khi dân số toàn cầu tăng lên và già đi, nhu cầu chăm sóc mắt cũng tăng theo. Nhưng theo hai nghiên cứu mới công bố trên tạp chí The Lancet Global Health, khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt trên toàn cầu không theo kịp với dân số già, đặt ra nhiều thách thức cho những nỗ lực nhằm bảo vệ thị lực công chúng trong 30 năm tới.
Phụ nữ chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì tình trạng suy giảm thị lực. Ảnh: thedoctorweighsin.com
Khi năm 2020 sắp kết thúc, nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế bắt đầu cung cấp số liệu cập nhật về số lượng người mù hoặc khiếm thị trên toàn cầu, nhằm tìm ra những nguyên nhân chính và xác định các xu hướng bệnh tật đã qua.
Trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Mắt Kellogg, bác sĩ nhãn khoa Joshua Ehrlich, cho biết điều này rất quan trọng vì khi thiết lập một kế hoạch chăm sóc sức khỏe cộng đồng, biết được tỷ lệ dân số bị giảm thị lực, nguyên nhân gây ra nó và phổ biến nhất ở đâu trên thế giới sẽ “giúp những cơ quan quan trọng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và bộ y tế các nước có hướng hành động đúng đắn và tiết kiệm”.
Cả hai nghiên cứu mới đều được tài trợ bởi các tổ chức uy tín: Viện Thị giác Brien Holden, Quỹ Bill & Melinda Gates, Quỹ Lions Clubs International, Tổ chức Sightsavers International và ại học Heidelberg (ức)…
Ở nghiên cứu thứ nhất, các chuyên gia đã tiến hành phân tích bộ dữ liệu từ các cuộc điều tra dân số về bệnh mắt được thu thập từ năm 1980 đến 2018. Họ nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh theo độ tuổi đang giảm trên khắp thế giới, chứng tỏ hệ thống chăm sóc mắt và chất lượng chăm sóc đang tốt hơn.
Tuy nhiên, khi dân số già đi, ngày càng có nhiều người chịu ảnh hưởng bởi tình trạng suy giảm thị lực nghiêm trọng, cho thấy chúng ta cần cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc mắt và phát triển hơn nữa nguồn nhân lực để cung cấp dịch vụ này.
Nhóm nghiên cứu phát hiện trong 10 năm qua, số người bị mất thị lực (vì những bệnh có thể trị được) giảm không đáng kể, đồng nghĩa kết quả đạt được hiện nay là rất mờ nhạt so với mục tiêu trong Kế hoạch Hành động Toàn cầu của Hội đồng Y tế Thế giới: giảm 25% số người bị mất thị lực trên toàn cầu.
Mặc dù mỗi khu vực trên thế giới có tỷ lệ mất thị lực khác nhau, nhưng bệnh đục thủy tinh thể và không được đeo kính theo nhu cầu là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới suy giảm thị lực từ trung bình đến nặng. Cụ thể, khoảng 45% trong số 33,6 triệu trường hợp mù lòa trên toàn cầu là do đục thủy tinh thể, bệnh có thể điều trị bằng phẫu thuật.
Trong khi đó, tật khúc xạ gây ra tình trạng mất thị lực ở 86 triệu người trên thế giới, là nguyên nhân lớn nhất dẫn tới suy giảm thị lực trung bình hoặc nghiêm trọng, dù có thể điều trị dễ dàng bằng cách đeo kính. áng chú ý, suy giảm thị lực do bệnh võng mạc tiểu đường, một biến chứng của bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến thị lực, cũng đang gia tăng trên toàn cầu. ồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Alan L. Robin tại Trung tâm y tế Johns Hopkins cho biết đây là một bệnh mà chúng ta có thể tầm soát và can thiệp sớm để ngừa mất thị lực. Theo ông, khi bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến hơn trên toàn cầu, tình trạng này cũng bắt đầu ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi.
Trong nỗ lực đóng góp vào sáng kiến của WHO mang tên “VISION 2020: The Right to Sight” (tạm dịch là Tầm nhìn 2020: Quyền được nhìn thấy), các nhà nghiên cứu tiếp tục cập nhật số liệu về tình trạng mất thị lực hiện tại và đưa ra các dự đoán vào năm 2050.
Họ phát hiện phần lớn trong số 43,9 triệu người mù trên toàn cầu là phụ nữ. ối tượng này cũng chiếm phần lớn trong số 295 triệu người bị mất thị lực từ vừa đến nặng, 163 triệu người bị mất thị lực nhẹ và 510 triệu người bị giảm thị lực do không được đeo kính, đặc biệt là tật cận thị. ến năm 2050, các chuyên gia dự đoán 61 triệu người sẽ bị mù, 474 triệu người bị mất thị lực vừa và nặng, 360 triệu người bị mất thị lực nhẹ và 866 triệu người bị giảm thị lực liên quan đến tật viễn thị.
Video đang HOT
Chuyên gia mắt Ehrlich nhận định chúng ta đang đối mặt với những thách thức to lớn trong việc điều trị và ngăn ngừa suy giảm thị lực khi dân số toàn cầu tăng lên và già đi, nhưng ông cũng lạc quan về một tương lai tươi sáng hơn nếu chúng ta cùng nỗ lực tạo ra sự khác biệt, bao gồm nâng cao dịch vụ chăm sóc sức khỏe mắt trong cộng đồng.
12 câu hỏi thường gặp về bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp và dễ lây nhiễm. Tuy là bệnh lành tính, không đe dọa tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc.
Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng làm suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
1. Đau mắt đỏ là bệnh gì?
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng kết mạc và lớp màng trong suốt trên bề mặt của nhãn cầu bị viêm nhiễm, tấy đỏ.
2. Tác nhân nào gây bệnh đau mắt đỏ?
- Virus: Tác nhân gây đau mắt đỏ phổ biến nhất là do virus. Điển hình là Adenoviruses type 1-5, 7, 14 và 21 vừa gây bệnh đau mắt đỏ, vừa gây viêm họng hạch. Adenovirus týp 5, 8, 19 thường gây ra các trường hợp đau mắt đỏ nghiêm trọng.
- Vi khuẩn: Thường là do vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,...
- Dị ứng: Có thể là dị ứng thực phẩm, phấn hoa, gió, bụi, thuốc, lông động vật, khói, hóa chất,....
3. Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ là gì?
- Mắt đỏ.
- Chảy nước mắt sống.
- Cộm và ngứa mắt.
- Mắt tiết nhiều ghèn.
- Có thể có sốt nhẹ, đau họng hoặc nổi hạch ở cằm và trước tai.
Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt bị tấy đỏ (Ảnh: Internet)
4. Đau mắt đỏ có tự khỏi không?
Đau mắt đỏ có thể tự khỏi. Thường sẽ mất vài ngày đến khoảng 2 tuần đối với các trường hợp nhiễm trùng nhẹ. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thảo luận với bác sĩ để được tư vấn cách chăm sóc mắt tốt nhất, giúp mắt nhanh hồi phục và tránh được các biến chứng nguy hiểm.
5. Đau mắt đỏ có lây không?
Nếu bệnh đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn gây ra thì có khả năng lây nhiễm rất cao. Nếu là đau mắt đỏ do dị ứng thì không lây.
6. Con đường truyền nhiễm của bệnh đau mắt đỏ là gì?
- Tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân qua ôm, hôn, bắt tay, giao tiếp khoảng cách gần,...
- Tay chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh như đồ dùng cá nhân của bệnh nhân, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa,... sau đó lại chạm tay vào mắt.
- Sử dụng nguồn nước có nhiễm mầm bệnh để rửa mặt và sinh hoạt.
7. Nhìn người bệnh có bị lây đau mắt đỏ không?
Nhìn nhau làm lây lan đau mắt đỏ là quan niệm sai lầm. Đau mắt đỏ chỉ lây qua nước mắt, nước bọt, ghèn, vật dụng,... có chứa mầm bệnh.
Nhìn nhau không làm lây nhiễm đau mắt đỏ. (Ảnh: Internet)
8. Đối tượng nào dễ bị đau mắt đỏ?
Đây là bệnh truyền nhiễm nên các đối tượng có sức miễn dịch kém rất dễ bị đau mắt đỏ, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em cũng chưa có ý thức vệ sinh cao nên bệnh càng dễ lây nhiễm.
Khả năng nhiễm bệnh ở người cao tuổi sẽ thấp hơn một chút bởi mô kết mạc đã lão hóa và xơ, không phải điều kiện lý tưởng do vi khuẩn và virus phát triển.
9. Phụ nữ mang thai bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Bản chất của bệnh đau mắt đỏ sẽ không ảnh hưởng đến mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có dùng thuốc để điều trị thì thuốc có thể tác động đến thai nhi. Do đó cần đi thăm khám cẩn thận để được tư vấn cách điều trị bệnh đau mắt đỏ an toàn nhất.
10. Loại thuốc nào giúp đặc trị bệnh đau mắt đỏ?
Hiện tại chưa có thuốc đặc trị đau mắt đỏ. Hầu hết bệnh nhân được yêu cầu chăm sóc và vệ sinh mắt sạch sẽ thì bệnh sẽ thuyên giảm trong vòng 1 - 2 tuần. Bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc chống dị ứng,... để hỗ trợ điều trị, giúp mắt nhanh hồi phục hơn.
11. Nhỏ nước muối sinh lý Natri clorid có giúp chữa khỏi bệnh đau mắt đỏ không?
Nước muối sinh lý không có tác dụng điều trị bệnh đau mắt đỏ. Tuy nhiên nó giúp vệ sinh mắt sạch sẽ, hạn chế vi khuẩn và virus sinh sôi. Từ đó giúp giảm các triệu chứng và mắt nhanh hồi phục hơn.
12. Khi bị đau mắt đỏ có được dùng máy tính không?
Khi bị đau mắt đỏ, mắt đã bị tổn thương và suy yếu rất nhiều. Ánh sáng từ điện thoại, máy tính hoặc tivi sẽ làm mắt căng thẳng và kích thích hơn, gây cộm và chảy nước mắt nhiều hơn. Do đó, cần hạn chế sử dụng các thiết bị này ít nhất có thể.
Cần can thiệp sớm để giảm tỷ lệ mù lòa Hiện nay, Việt Nam có khoảng 2 triệu người mù và thị lực kém. Trên 80% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng, chữa được nhưng một số người chưa ý thức được việc khám, can thiệp sớm. Những thành tựu và thách thức Theo Ủy ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù loà, Việt Nam hiện có khoảng...