Thế giới Di động (MWG): Doanh thu tháng 7 giảm 7%, triển khai mô hình mới nhằm “đỡ” đà giảm của chuỗi Điện Máy Xanh
Dự báo cho quý 3/2020, MWG cho biết theo chu kỳ kinh doanh thì đây là mùa thấp điểm nhất đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Bên cạnh đó, làn sóng Covid-19 lần thứ 2 cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người dân. Trong bối cảnh này, Công ty đang có các giải pháp tăng cường sức mua chuỗi Thế giới di động (TGDĐ) và ĐMX.
Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa tổng kết tình hình kinh donah tháng 7/2020 với doanh thu 8.669 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ do phản ánh tác động của dịch bệnh lên nhu cầu mua sắm các sản phẩm điện thoại, điện máy. Ngược lại, LNST tăng 13% lên 327 tỷ đồng.
Lũy kế 7 tháng, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất 64.308 tỷ đồng, tăng gần 6% và LNST đạt 2.353 tỷ đồng, giảm hơn 2% so với cùng kỳ năm 2019. So với kế hoạch, MWG đã thực hiện được 58% chỉ tiêu doanh thu và 68% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Theo cơ cấu doanh thu, Điện Máy Xanh (ĐMX) vẫn là chuỗi đóng góp lớn nhất với tỷ trọng 56%. Doanh thu online chiếm 9%, tương đương với 5.625 tỷ đồng. Dự báo cho quý 3/2020, MWG cho biết theo chu kỳ kinh doanh thì đây là mùa thấp điểm nhất đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Bên cạnh đó, làn sóng Covid-19 lần thứ 2 cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người dân. Trong bối cảnh này, Công ty đang có các giải pháp tăng cường sức mua chuỗi Thế giới di động (TGDĐ) và ĐMX.
Trong đó, MWG hoàn tất nâng cấp layout khu sản phẩm gia dụng cho toàn bộ khoảng 300 cửa hàng ĐMX lớn. Ngành hàng gia dụng với biên lợi nhuận gộp cao đang đóng góp 9% tổng doanh thu của 2 chuỗi này.
Công ty cũng thử nghiệm mô hình ĐMX Supermini (DMS) tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả bước đầu ghi nhận doanh thu trên 1 tỷ đồng/tháng và lợi nhuận khả quan nhờ tối ưu được chi phí hoạt động. Trong đó, chi phí mặt bằng chỉ bằng 1/4, chi phí nhân sự chỉ bằng 1/3 so với 1 cửa hàng ĐMX mini, tiết kiệm nhiều chi phí quản lý, logistics do tận dụng hệ thống sẵn có của ĐMX mini…
Video đang HOT
Công ty vẫn đẩy mạnh khai thác các ngành hàng mới. Mảng đồng hồ hoàn thành kế hoạch 500 cửa hang, doanh thu lũy kế 7 tháng hơn 750 tỷ đồng. Cùng với đó, số điểm bán laptop được nâng lên 770 cửa hàng và mang về gần 1.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 77% so với cùng kỳ.
Với chuỗi Bách Hóa Xanh (BHX), sau khi hoàn thành mục tiêu tăng độ phủ 6 tháng đầu năm, từ tháng 7 MWG sẽ tập trung tăng chất lượng doanh thu, tăng doanh số bình quân trên mỗi cửa hàng, trong khi việc mở mới sẽ ở mức vừa phải.
Cụ thể, BHX đã khai trương thêm 75 cửa hàng trong tháng 7 (mức trung bình trước đó là 100 cửa hàng/tháng). Công ty có 1.561 điểm bán tại cuối tháng 7, trong đó cửa hàng ở tỉnh chiếm đến 69%.
Tổng doanh thu của chuỗi BHX trong tháng 7 tăng trưởng 80% so với cùng kỳ năm trước và tăng 12% so với tháng 6. Doanh thu bình quân trên mỗi cửa hàng tăng lên khoảng 1,2 tỷ đồng, từ mức 1,1 tỷ đồng trong tháng 6.
BHX bắt đầu đưa ra thị trường mô hình cửa hàng “5 tỷ”. Mô hình này có diện tích khoảng 500 m2, sức chứa 6.000-8.000 sản phẩm với mục tiêu số lượt giao dịch 1.000-1.400 lượt/ngày/cửa hàng và doanh số 5 tỷ đồng.
Tính tới cuối tháng 7, BHX đã có 12 cửa hàng mô hình “5 tỷ” từ việc nâng cấp các cửa hàng hiện hữu có doanh số cao; trong đó đã có cửa hàng vượt mức doanh thu 4,5 tỷ đồng ngay trong tháng 7. Trong thời gian tới, công ty có kế hoạch nhân rộng mô hình “5 tỷ” ở các tỉnh thành lớn.
Ngoài ra, một số cửa hàng “5 tỷ” cũng đang được sắp xếp đi cùng với mô hình nhà thuốc An Khang diện tích từ 20-30m2 nhằm tận dụng được lợi thế lượng khách mua sắm hàng ngày rất lớn ở BHX. Kết quả ban đầu của các nhà thuốc này ghi nhận số lượt giao dịch khả quan 100-150 hóa đơn/ngày/cửa hàng.
Mô hình Bách Hóa Xanh “5 tỷ” đi kèm với nhà thuốc An Khang.
MWG: Lợi nhuận 7 tháng giảm 2%, Bách hóa Xanh sẽ nhân rộng mô hình 'cửa hàng 5 tỷ'
Lũy kế 7 tháng năm nay, MWG ghi nhận lợi nhuận sau thuế gần 2.400 tỷ đồng, giảm 2% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 68% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG), lũy kế 7 tháng năm 2020, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất 64.308 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.353 tỷ đồng, giảm 2%.
Như vậy, MWG đã hoàn thành 58% kế hoạch doanh thu và 68% kế hoạch lợi nhuận sau thuế cả năm.
Phía MWG cho biết dù 2020 là một năm khó khăn cho ngành bán lẻ nhưng đến thời điểm hiện tại, MWG vẫn bảo vệ được biên lợi nhuận ròng lũy kế ở mức 3,7%, thậm chí cao hơn nửa cuối năm 2019 nhờ sắp xếp lại hệ thống cửa hàng, cải thiện biên lợi nhuận gộp và tối ưu hóa vận hành.
Theo chu kỳ kinh doanh, quý III là mùa thấp điểm nhất đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng. Bên cạnh đó, làn sóng Covid-19 lần thứ 2 cũng ảnh hưởng tiêu cực tới thu nhập của người dân.
Trong bối cảnh này, đại diện MWG cho biết để "kích" doanh số chuỗi Thế giới di động và Điện máy Xanh, công ty đã hoàn tất nâng cấp layout khu sản phẩm gia dụng cho toàn bộ khoảng 300 cửa hàng Điện máy Xanh lớn.
Cùng với đó, thử nghiệm mô hình Điện máy Xanh supermini với 9 cửa hàng (120-150m2) tại một số phường, xã, thị trấn ở tỉnh Tiền Giang.
"Kết quả bước đầu đáng khích lệ khi các cửa hàng Điện máy Xanh supermini đạt doanh thu trên 1 tỷ đồng/tháng và mang lại lợi nhuận khả quan nhờ tối ưu được chi phí hoạt động (ví dụ: chi phí mặt bằng chỉ bằng 1/4, chi phí nhân sự chỉ bằng 1/3 so với 1 cửa hàng Điện máy Xanh mini, tiết kiệm nhiều chi phí quản lý, logistics do tận dụng hệ thống sẵn có của Điện máy Xanh mini)", phía MWG thông tin thêm.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ này cũng cho hay sẽ hoàn thành kế hoạch 500 cửa hàng kinh doanh sản phẩm đồng hồ; nâng số điểm bán laptop lên 770 cửa hàng (bao gồm 28 trung tâm laptop).
Đối với chuỗi Bách hóa Xanh, sau khi hoàn thành mục tiêu mở mới nhanh và tăng độ phủ trong 6 tháng đầu năm, từ tháng 7/2020, đại diện chuỗi Bách hóa Xanh cho biết sẽ tập trung nâng cao chất lượng doanh thu, gia tăng doanh số bình quân trên mỗi cửa hàng, trong khi việc mở mới sẽ ở mức vừa phải.
Trong 1.561 điểm bán tại thời điểm hết ngày 31/7/2020, Bách hóa Xanh có 1.069 cửa hàng ở khu vực tỉnh ngoài TP. HCM, chiếm 68,5% tổng số cửa hàng (so với tỷ lệ 41% cùng kỳ năm trước).
Bách hóa Xanh cũng bắt đầu đưa ra thị trường mô hình cửa hàng "5 tỷ" (diện tích khoảng 500 m2 và mục tiêu doanh số 5 tỷ đồng).
Mô hình này có sức chứa 6.000-8000 mặt hàng và ghi nhận số lượt giao dịch lên tới 1.000-1.400 lượt/ngày/cửa hàng.
Tính tới cuối tháng 7, Bách hóa Xanh đã có 12 cửa hàng mô hình "5 tỷ" từ việc nâng cấp các cửa hàng hiện hữu có doanh số cao. Kết quả là Bách hóa Xanh đã có cửa hàng vượt mức doanh thu 4,5 tỷ đồng ngay trong tháng 7. Dự kiến, trong thời gian tới, mô hình "5 tỷ" sẽ được nhân rộng ở các tỉnh thành lớn.
Ngoài ra, một số cửa hàng "5 tỷ" cũng đang được sắp xếp đi cùng với mô hình nhà thuốc An Khang diện tích từ 20-30m2 để tận dụng được lợi thế lượng khách mua sắm hàng ngày rất lớn ở Bách hóa Xanh. Kết quả bước đầu cho thấy các nhà thuốc An Khang này đã ghi nhận số lượt giao dịch khả quan từ 100-150 hóa đơn/ngày/cửa hàng.
MWG chưa trả cổ tức để đảm bảo dòng tiền an toàn, doanh thu tháng 7 giảm Doanh thu tháng 7 của MWG giảm 7% xuống 8.600 tỷ đồng do lực cầu giảm và nền so sánh năm ngoái cao. Công ty tập trung cho BHX online với mục tiêu chiếm 20-30% doanh thu toàn chuỗi. MWG sẽ lấy thêm thị phần ở mảng điện máy nhờ triển khai ĐMX supermini và tăng chất lượng trong cửa hàng. MWG sẽ...