Thế giới đang “lên cơn nghiện” từ Facebook
Trong vài ngày trở lại đây, không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới đang gặp khó khăn khi truy cập Facebook, để lộ ra những cơn đói Facebook trên diện rộng.
Facebook, mạng xã hội hàng đầu thế giới, đang được đánh giá là một trong những sản phẩm công nghệ toàn cầu đỉnh cao nhất. Người ta ca ngợi Facebook là mạng xã hội đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng trên toàn thế giới, với đầy đủ các tính năng từ kết bạn, trò chuyện, giải trí đến kinh doanh, quảng cáo.
Tuy vậy, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Facebook đang là mối nguy hại cho toàn thế giới, khi mà dường như có rất nhiều người bị lệ thuộc vào mạng xã hội này, hay nói dễ hiểu là “ nghiện Facebook”.
Thế giới đang &’lên cơn nghiện’ từ Facebook
Theo những chuyên gia trên thế giới, việc bị lệ thuộc vào mạng xã hội như Facebook sẽ tạo ra những hệ lụy không tốt trong đời sống thực. Điều này càng trở nên rõ ràng khi trong một vài ngày gần đây, Facebook trên toàn thế giới ở tình trạng phập phù, thậm chí có những thời điểm ngừng hoạt động.
Những con nghiện Facebook dần lộ diện, khi bồn chồn lo lắng, liên tục nhấn F5 để hi vọng Facebook sẽ sống lại. Nghiện Facebook thì đủ dạng, từ nghiện theo dõi hoạt động của bạn bè, tới nhấn comment và like, từ chơi game trên Facebook, hay theo dõi Facebook những người nổi tiếng.
Con nghiện Facebook không kể độ tuổi, từ những thanh thiếu niên, lứa tuổi được cho là vào Facebook nhiều nhất, cho tới những người trung niên, lớn tuổi.
Toàn thế giới đang loạn lên vì Facebook. Nếu như ở Việt Nam, trước tình trạng Facebook khó truy cập với nhiều lý do, thì giới công nghệ đã chia sẻ nhau đủ trò để có thể vào được mạng xã hội này. Thì trên thế giới, nhiều nước vẫn tự tin chưa bao giờ khó vào Facebook, nên khi gặp vấn đề, nước bạn cũng nháo nhác tìm cách truy cập.
Những con nghiện Facebook nặng thậm chí còn đặt ra những câu hỏi tuyệt vọng như làm thế nào để sống nếu thiếu Facebook.
Video đang HOT
Những tin đồn dồn dập tới từ giới công nghệ, đó là việc Facebook có thể sẽ đóng cửa. Tất nhiên đó chỉ là “tin vịt” từ những fan cuồng của Facebook hoặc từ những đối thủ cạnh tranh. Tuy vậy, qua việc này có thể thấy, Facebook đang đóng một vai trò lớn hơn một mạng xã hội trên internet, nó ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống thực của người dân trên toàn thế giới.
Những nhà xã hội học khuyên, thay vì ngồi trước màn hình, nhấn F5 liên tục hay cố gắng tìm mọi cách vào Facebook, những con nghiện nên quay trở lại với cuộc sống thực với nhiều niềm vui thực, chơi thể thao và hay du lịch.
Theo NTD
Facebook, Google, smartphone khiến con người ngày càng thô lỗ
Lần cuối bạn gọi điện chúc mừng sinh nhật bạn bè thay vì chúc mừng trên Facebook là cách đây bao lâu? Bạn có bao giờ khiến người đối diện tức giận vì chỉ "chúi mũi" vào điện thoại thay vì nói chuyện với họ.
Dùng điện thoại nơi công cộng làm phiền tất cả mọi người. Ảnh: Flickr
Rõ ràng, lợi bất cập hại. Dù công nghệ hiện đại giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều, chính chúng - mạng xã hội, smartphone, tablet - lại ngày càng khiến chúng ta trở nên thô lỗ hơn.
Từ khi nào "săm soi" điện thoại lại quan trọng hơn cả đối thoại?
Mới đây, TGĐ trẻ tuổi của Facebook lên tiếng cho rằng dùng điện thoại khi đang ăn tối không phải là điều gì đó tiêu cực. Cố gắng xử lí cả hai cuộc đối thoại cùng một lúc - trên điện thoại và với người đối diện - dần trở thành điều gì đó bình thường trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải nơi nào thói quen "bất lịch sự" này cũng được chấp nhận. Năm 2012, một quán café tại Anh đã từ chối phục vụ khách hàng nào vừa gọi món vừa nói chuyện điện thoại vì đã phát chán với việc phải thu hút sự chú ý từ khách hàng.
Tại sao phải đúng giờ khi chỉ cần nhắn tin báo đến trễ?
Khi lời xin lỗi được thốt ra hay gửi đi dễ dàng hơn, mọi người bắt đầu thiếu đi áp lực phải tới đúng giờ, đúng hẹn và ngày càng xin lỗi nhiều hơn. Họ không cảm thấy việc đúng hẹn với ai đó là việc làm cần thiết vì chỉ cần vài tin nhắn đã có thể thông báo rằng mình sẽ tới trễ.
Ai còn hỏi người xung quanh những điều cơ bản nữa khi đã có Google?
Ai vừa thắng trận bán kết Cúp C1 đêm qua? Trạm xe buýt gần nhất là ở đâu? Đi từ Cầu Giấy tới Hàng Bài như thế nào?
Những câu hỏi cơ bản như thế này ngày càng ít ý nghĩa hơn vì không còn là điều gì "thần thánh". Máy tính, smartphone ở ngay trước mũi bạn, chỉ cần vào Google để tìm kiếm thông tin thay vì hỏi người xung quanh. Nhiều khi, nếu bạn hỏi những điều cơ bản như vậy, đồng nghiệp hay bạn bè sẽ nhìn bạn như người trên trời rơi xuống vì không biết cách tìm kiếm Internet. Dần dần, giao tiếp cơ bản cũng vì thế ít đi.
Một người làm phiền trăm người
Mọi người đều có thể trở thành kẻ gây ồn ào chỉ với một tiếng chuông điện thoại vang ra từ túi quần. Ngày nay, những sự phiền hà do điện thoại và những người vô ý thức không tắt chuông nơi công cộng gây ra trở thành điều quá đỗi bình thường.
Từ các rạp chiếu phim cho tới các lớp học, tiếng chuông điện thoại không hề làm người xung quanh cảm thấy phấn khích như chủ nhân của cuộc điện thoại đó.
Sao phải gọi điện chúc mừng khi đã có Facebook?
Bạn bè từng là những người luôn ghi nhớ sinh nhật của nhau, gọi điện, đến thăm và tặng nhau một món quà. Tuy nhiên, nhờ có Facebook, thói quen này dần dần "tuyệt chủng". Chúc mừng sinh nhật trên Facebook là cách lười nhác nhất mà bạn có thể làm hiện nay khi đến sinh nhật ai đó. Và tệ hơn, có cả những người lười tới mức không viết nổi một câu chúc mừng mà phải đi "like" bài viết của người khác như để báo hiệu cho bạn bè biết: "Tôi cũng nhớ ngày sinh nhật của cậu đấy nhé".
Không ai còn viết thư cảm ơn nữa
Trước đây, khi nhận được một món quà, sẽ là thô lỗ nếu bạn không viết thư cảm ơn họ. Người lớn thay vì viết thư sẽ gọi điện cảm ơn. Tuy nhiên, email đã giết chết thư tay. Và tiếp đến là Facebook, Twitter, SMS, bạn có thể gửi những tin nhắn cảm ơn không thể ngắn hơn mà không cần phung phí chút sức lực nào.
"Troll" hay "anh hùng bàn phím"
Lợi ích của việc ẩn danh trên Internet là bạn có thể tự do chia sẻ thông tin nhạy cảm, suy nghĩ riêng mà không phải lo lắng về thân phận của mình. Tuy nhiên, tiêu cực cũng từ đây sinh ra. Các "anh hùng bàn phím" có thể ngang nhiên "troll" (châm chọc, công kích) người khác thoải mái trên Facebook, YouTube hay bình luận dưới mỗi bài báo.
Ẩn danh cho phép con người tự do nói ra những lời cay độc mà có cho tiền, họ cũng không dám phát ngôn trong đời thực.
Theo GenK
Đột nhập khoa tâm thần giáp mặt những bệnh nhân hóa điên vì facebook Nghiện trang mạng xã hội facebook đến phát điên chỉ có ở trời Tây xa lắc xa lơ nào đó, ai ngờ ngay tại Việt Nam đã có những bệnh nhân mắc chứng bệnh này. Hóa điên vì facebook (Ảnh minh họa) Hóa điên vì facebook Bệnh nhân Phạm Trần Quý (SN 90, quê Nghệ An) là một trong những bệnh nhân đang...