Thế giới đang đối mặt với làn sóng vỡ nợ ‘khủng’
Tình hình tài chính thế giới không ổn định đến mức một làn sóng phá sản có thể sẽ sớm xuất hiện. Đây là ý kiến mà một chuyên gia đưa ra tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra ở Davos (Thụy Sĩ).
Ảnh: Reuters
Theo Russia Today, nhận định trên là của ông William White, chủ tịch ủy ban kiểm tra Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), người đồng thời là cựu chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS).
“Tình hình hiện nay còn tồi tệ hơn hồi năm 2007. Các biện pháp kinh tế vĩ mô mà chúng tôi dùng để chống đỡ nền kinh tế nay đã được sử dụng hết”, nhà kinh tế White nói tại WEF. Ông White là một trong số ít những chuyên gia trong ngành tài chính đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng đang gia tăng trong hệ thống tài chính phương Tây cách đây 8 năm.
“Các khoản nợ đã tiếp tục chồng chất trong vòng 8 năm qua và đã đạt đến mức độ tại tất cả các nơi trên thế giới, những khoản nợ này đã trở thành nguyên nhân nguy hại tiềm năng. Cuộc suy thoái tiếp theo rõ ràng sẽ có chuyện nhiều trong số các khoản nợ này không được hoàn trả, và việc này sẽ gây khó chịu cho rất nhiều người, những người nghĩ rằng sở hữu các loại tài sản là việc tốt”, ông White nói.
Các nhà băng châu Âu sẽ phải đối mặt với vấn đề lớn trong tương lai. Hiện giờ, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã ghi nhận 1.000 tỉ USD trong các khoản vay không hiệu quả.
Ông White còn cho biết thêm các thị trường mới nổi giờ đây là một phần quan trọng trong vấn đề, dù rằng sau vụ ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ vào thời điểm khủng hoảng tài chính năm 2008, các thị trường mới nổi từng là một phần của giải pháp. Với nhân dân tệ, việc đồng tiền này được phá giá cũng sẽ để lại nhiều hệ lụy trong tương lai.
Video đang HOT
Theo CNBC, Citigroup hôm 21.1 cũng cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới đang trên bờ vực suy thoái, với việc các ngân hàng trung ương sẽ giảm các gói kích thích trong thời gian tới và tăng trưởng bị kìm hãm bởi kinh tế Trung Quốc. Ngân hàng này cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm nay xuống còn 2,7%, hạ triển vọng kinh tế Mỹ, Anh, Canada và một số thị trường mới nổi như Nga, Nam Phi, Brazil và Mexico.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Davos vắng bóng đại diện các nước giàu dầu thô vì giá dầu thấp
Năm 2008, khi dầu có giá 150 USD/thùng, các sếp quỹ đầu tư quốc gia đến từ Nga, Ả Rập Xê Út, Kuwait được xem như những vị khách đặc biệt tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos. Song năm nay, tình hình đã đảo ngược.
Ảnh: Reuters
Vào thời bùng nổ hàng hóa, các nước giàu dầu thô và tài sản đồng đô la dầu thô của họ đã từng là "con cưng" tại Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) được tổ chức thường niên ở Davos (Thụy Sĩ).
Một dàn quan chức quỹ đầu tư quốc gia người Nga, Ả Rập Xê Út và Kuwait là những nhân vật đặc biệt ở Davos vào tháng 1.2008, không lâu trước khi dầu thô có giá đến 150 USD/thùng. Thời điểm đó là lúc mà các nhà sản xuất dầu đang tích lũy hàng tỉ USD từ chứng khoán, nợ, bất động sản, các câu lạc bộ bóng đá và nhiều tài sản rất lớn khác.
Các nhà quản lý nói trên có ảnh hưởng đến mức đằng sau cánh cửa đóng kín, một nhóm các sếp ngân hàng đã nói với họ rằng phải minh bạch hơn nếu không muốn làm mích lòng các nhà lập pháp Mỹ.
Giờ đây, khi mỗi thùng dầu chỉ được bán với giá 30 USD, tình hình đảo ngược hoàn toàn.
Thay vì mua trái phiếu kho bạc Mỹ, các trung tâm mua sắm ở Anh hay nhiều đội bóng đá Pháp, các nước sản xuất dầu thô đang tích cực bán tài sản. Sự kiện quy tụ các cá nhân giàu có và quyền lực tổ chức tại Davos năm nay chỉ đón chưa đầy một bàn tay những gương mặt đứng đầu các quỹ đầu tư nói trên.
Người tham dự WEF năm 2016 ở Davos - Ảnh: Reuters
"Họ đang bán, bán rất nhiều. Bán tháo sẽ tiếp tục trong năm 2016 vì các nước giàu dầu thô đang cần tiền để chi trả chi phí", Phó chủ tịch Paolo Scaroni hãng Rothschild & Sons kiêm cựu lãnh đạo công ty dầu khí lớn nhất nước nước Ý ENI SpA nói.
Khắp từ Trung Đông, Trung Á đến châu Phi và Mỹ La tinh, chính phủ các nước đang khai thác dự trữ tích lũy từ thời đoạn làm ăn thuận lợi. Đồng đô la dầu mỏ (số tiền kiếm được từ năng lượng của các nước giàu dầu thô) đang chảy ra khỏi các quỹ đầu tư quốc gia, quỹ bình ổn, quỹ phát triển và dự trữ ngoại hối.
Hiện tại, các quỹ đầu tư quốc gia sở hữu đồng đô la dầu thô vẫn là một nguồn lực có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính thế giới, chiếm từ 5% đến 10% tài sản toàn cầu. Thêm vào đó, chuyện bán ra cũng không phải là bất ngờ. Đơn cử, quỹ bình ổn được thiết kế để tăng lên trong những năm bùng nổ và giúp chính phủ xoay sở chi tiêu trong các giai đoạn khó khăn.
Song mức độ sụt giảm đã làm không ít người, những người đang giúp các nước phụ thuộc vào dầu mỏ quản lý tài sản, phải ngạc nhiên. Ả Rập Xê Út, Qatar và Kuwait "đều đang rút tiền", chuyên gia nghiên cứu tín dụng vĩ mô Alberto Gallo thuộc Royal Bank of Scotland cho hay.
Biểu đồ thể hiện mức giảm của dự trữ và quỹ đầu tư quốc gia của nhiều nước sản xuất dầu thô. Các quỹ đầu tư giàu nhất thế giới chịu ảnh hưởng lớn từ giá dầu giảm sâu - Ảnh: Bloomberg
"Đô la dầu thô đang trở thành đồng xu dầu thô", ông Gallo nhận định. Ý kiến này là hợp lý khi Royal Bank of Scotland cho biết dòng chảy đô la dầu thô vào nền kinh tế thế giới trong năm ngoái giảm còn 200 tỉ USD, từ mức gần 800 tỉ USD trong năm 2012.
Các nhà sản xuất dầu cũng đang làm trầm trọng thêm đà giảm trên thị trường chứng khoán thế giới, theo chuyên gia về chiến lược thị trường David Zervos ở hãng Jefferies.
Ở Chile, quỹ bình ổn nhà nước đã giảm đến 14 tỉ USD vào cuối năm ngoái từ mức cao nhất là 15,5 tỉ USD trong năm 2014. Quỹ bình ổn của Azerbaijan thì giảm hơn một nửa, xuống 7,3 tỉ USD. Nigeria hiện vẫn chưa dùng đến quỹ đầu tư quốc gia, nhưng đã và đang rút tiền từ dự trữ được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương. Dự trữ nước này giảm từ 48 tỉ USD hồi giữa năm 2013 xuống còn 28,7 tỉ USD.
Ả Rập Xê Út là ví dụ điển hình của tình hình đảo ngược nhanh chóng và đáng kể. Dự trữ ngoại hối quốc gia Trung Đông mất hơn 100 tỉ USD từ giữa năm 2015, xuống mức 365 tỉ USD, theo số liệu của Cơ quan Tiền tệ Ả Rập Xê Út. Khoản giảm trên lớn hơn mức giảm đã từng xảy ra thời khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 - 2009.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Vốn thoái khỏi các thị trường mới nổi đạt kỷ lục 15 năm Các nhà đầu tư và doanh nghiệp thế giới đã rút 735 tỉ USD ra khỏi thị trường mới nổi trong năm qua. Đây là mức vốn thoái tồi tệ nhất trong vòng 15 năm trở lại đây. Ảnh: Reuters Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF) - một viện nghiên cứu có trụ sở tại Washington (Mỹ), con số trên gần gấp...