Thế giới đã ghi nhận trên 448,5 triệu ca mắc COVID-19

Theo dõi VGT trên

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 448.597.111 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.029.808 ca t.ử v.ong.

Số ca hồi phục là 382.852.393 ca.

Thế giới đã ghi nhận trên 448,5 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 1
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Coral Gables, gần Miami, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với 80.979.977 ca mắc và 985.914 ca t.ử v.ong. Tiếp đó đến Ấn Độ với 42.971.308 ca mắc và 515.241 ca t.ử v.ong; Brazil với 29.069.469 ca mắc và 652.418 ca t.ử v.ong.

Tại châu Á, Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 nặng và nguy kịch lên tới mức cao nhất trong 2 tháng qua, trong bối cảnh biến thể Omicron đang tiếp tục lây lan nhanh ra khắp cả nước, gây ra nhiều ổ dịch mới. Theo Cơ quan Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này ngày 8/3 ghi nhận thêm 202.721 ca mắc mới, trong đó có 202.647 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mới vượt quá 200.000 ca/ngày. Số ca nặng và nguy kịch hiện là 1.007 ca, tăng 52 ca so với ngày 7/3. Trước đó, con số này đã ghi nhận mức cao kỷ lục vào ngày 29/12/2021 với 1.151 ca. Biến thể Omicron đã làm số ca nhiễm tăng nhanh chưa từng thấy tại Hàn Quốc trong vài tuần gần đây. Tổng số ca nhiễm đã vượt 4 triệu vào ngày 5/3, chỉ 5 ngày sau khi ghi nhận 3 triệu ca. Đầu tháng 2, con số này là 1 triệu ca.

Trong khi đó, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 8/3 ghi nhận 28.475 ca mắc mới, là ngày thứ hai liên tiếp ghi nhận số ca giảm xuống ở mức trên 20.000. Trước đó, Hong Kong ghi nhận trên 50.000 ca/ngày liên tiếp từ ngày 2 – 4/3.

Thế giới đã ghi nhận trên 448,5 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 2
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Theo ông Âu Gia Vinh, Trưởng khoa bệnh Truyền nhiễm thuộc Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Sở Y tế Hong Kong, do sự hợp tác của người dân và các biện pháp phòng chống dịch, số ca mắc mới đang có chiều hướng giảm nhưng vẫn phải tiếp tục quan sát từ 1- 2 tuần để đ.ánh giá xu hướng của dịch. Trong khi đó, ông Lương Vạn Niên, Trưởng nhóm chuyên gia về phản ứng với COVID-19 thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đang trực tiếp hỗ trợ Hong Kong, cho biết nhiệm vụ cấp bách nhất của thành phố hiện nay là thực hiện “3 giảm”: giảm số ca mắc mới, giảm ca bệnh nặng, giảm trường hợp t.ử v.ong và “4 tập trung”: tập trung bệnh nhân, tập trung chuyên gia, tập trung nguồn lực và tập trung điều trị. Theo ông, tình hình dịch bệnh ở Hong Kong vẫn đang trong giai đoạn bùng phát cấp tính, sẽ còn nhiều người mắc bệnh và ca bệnh nặng, nguồn lực y tế sẽ cạn kiệt nghiêm trọng và huyết mạch của hoạt động đô thị sẽ bị đe dọa. Hong Kong đang đối mặt với nguy cơ không thể hoạt động bình thường.

Còn Indonesia đang chuẩn bị lộ trình từng bước chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn bệnh đặc hữu, tức là giai đoạn sống chung với COVID-19. Trong lộ trình chuyển sang giai đoạn bệnh đặc hữu, Indonesia sẽ từng bước bình thường hóa các hoạt động cộng đồng thông qua các chính sách kiểm soát dịch bệnh, quy định tỷ lệ sử dụng giường bệnh và ngăn chặn các ca t.ử v.ong để đảm bảo tỷ lệ t.ử v.ong được duy trì ở mức thấp. Tuy nhiên, để sẵn sàng cho giai đoạn bệnh đặc hữu, Indonesia cần cải thiện khả năng truy vết, vốn đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên trong việc thực hiện các quy tắc phòng dịch như đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và duy trì khoảng cách nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.

Video đang HOT

Malaysia, nước láng giềng của Indonesia, sẽ bắt đầu chuyển sang coi COVID-19 là bệnh đặc hữu và mở cửa trở lại biên giới nước này cho du khách quốc tế từ ngày 1/4 tới. Khi COVID-19 được coi là bệnh đặc hữu, những du khách đã tiêm chủng đầy đủ sẽ không cần phải cách ly khi nhập cảnh vào Malaysia, mà thay vào đó, họ sẽ chỉ cần xét nghiệm trước khi khởi hành và khi đến Malaysia.
Malaysia cũng nới lỏng một số hạn chế, như cho phép các nhà hàng hoạt động qua 12h giờ đêm và dỡ bỏ giới hạn 50% sức chứa đối với các sự kiện tập trung đông người. Tuy nhiên, Malaysia vẫn áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại những nơi công cộng và sử dụng ứng dụng quản lý dịch COVID-19 theo như yêu cầu khi tới các tụ điểm tại nước này.

Thế giới đã ghi nhận trên 448,5 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Mỹ, các chuyên gia y tế cảnh báo đại dịch COVID-19 khó có thể sớm bị loại bỏ, do đó người dân cần phải tiếp tục linh hoạt áp dụng đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách nếu số ca nhiễm tăng cao trong khu vực sinh sống của mình.

Lời cảnh báo trên được đưa ra dù số ca mắc mới COVID-19, nhập viện và t.ử v.ong đang có xu hướng giảm trên khắp nước Mỹ. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết khoảng 3% dân số Mỹ, tương đương khoảng 9 triệu người, bị suy giảm miễn dịch và dễ mắc bệnh nặng dù sống ở khu vực địa lý nào.

Chuyên gia dịch tễ học của bệnh viện NYC Health , Syra Madad, khuyến cáo dù mức độ lây truyền trong cộng đồng thấp cũng không có nghĩa là nguy cơ bùng phát dịch bệnh bị loại bỏ hoàn toàn. Theo chuyên gia này, ở những khu vực được coi là có mức lây nhiễm cộng đồng cao, người dân cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch đã được khuyến cáo. Ở những khu vực có cấp độ lây nhiễm thấp hoặc trung bình, đeo khẩu trang và thực hiện giữ khoảng là những cách giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân.

Thế giới đã ghi nhận trên 298,5 triệu ca mắc COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 6/1, thế giới ghi nhận tổng cộng 298.549.136 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.484.587 ca t.ử v.ong.

Trên 256,9 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn trên 36,07 triệu bệnh nhân đang được điều trị.

Thế giới đã ghi nhận trên 298,5 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 1
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Greater Noida, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Mỹ vẫn là quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh, với 58.805.186 ca mắc và 853.612 ca t.ử v.ong. Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố quyết định sử dụng vaccine của hãng Pfize/BioNTech làm mũi tiêm tăng cường cho trẻ từ 12 - 15 t.uổi. Ngoài ra, Ủy ban cố vấn về thực hành tiêm chủng trực thuộc CDC đã kiến nghị cơ quan này cần bổ sung khuyến nghị tiêm mũi tăng cường cho thanh thiếu niên từ 16 - 17 t.uổi. Khuyến nghị mới nhất của CDC nêu rõ trẻ từ 12 - 17 t.uổi cần tiêm mũi tăng cường 5 tháng sau khi hoàn thành chương trình tiêm chủng cơ bản.

Trong vài ngày qua, số ca mắc hàng ngày tại Mỹ đã tăng lên mức cao chưa từng thấy do sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron. Tỷ lệ mắc mới đặc biệt gia tăng khi nhiều người lao động trở lại làm việc và học sinh đi học trở lại sau kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới. Điều này làm gia tăng lo ngại nguy cơ hệ thống y tế quá tải cũng như các cơ sở kinh doanh và trường học phải đóng cửa.
Tại khu vực Mỹ Latinh, Chính phủ Panama đã quyết định công chức nhà nước phải tiêm phòng COVID-19. Những người chưa tiêm vaccine sẽ phải trình kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào thứ Hai hằng tuần với cấp trên trực tiếp hoặc phụ trách nhân sự.

Trong khi đó, thủ đô Lima của Peru cùng 23 địa phương khác ở nước này đã nâng mức phòng dịch từ trung bình lên nguy cơ cao sau khi chính thức xác nhận Peru đang đối mặt với làn sóng thứ 3 của dịch COVID-19. Peru là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới bởi đại dịch. Trong những ngày đầu tiên của năm 2022, số ca mắc COVID-19 tại Peru đã tăng thêm 25%, từ 11.000 lên 14.000 ca một tuần, đưa tổng số ca mắc lên trên 2,3 triệu với khoảng 230.000 trường hợp t.ử v.ong. Biến thể Omicron đang chiếm phần lớn các ca mắc COVID-19 tại nước này.

Thế giới đã ghi nhận trên 298,5 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 2
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Almere, Hà Lan ngày 3/12/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Châu Âu tiếp tục là điểm nóng của dịch COVID-19 với số ca mới ghi nhận hằng ngày chiếm hơn 50% tổng số ca mắc trên toàn cầu. Trong 24 giờ qua, một loạt nước Hà Lan, Bồ Đào Nha, Croatia... đều đã ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy trong suốt 2 năm dịch COVID-19 hoành hành.

Cụ thể, Hà Lan ghi nhận 24.590 ca mắc COVID-19, vượt mức kỷ lục 23.713 ca ghi nhận ngày 24/11/2021. Theo Viện Y tế công cộng quốc gia Hà Lan, biến thể Omicron hiện chiếm đa số các ca mắc mới.

Bồ Đào Nha có 39.570 ca mắc mới - mức tăng cao nhất theo ngày ghi nhận được kể từ đầu dịch đến nay. Theo Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa, nước này đã tăng cường năng lực xét nghiệm gấp 5 lần so với 1 năm trước và đây là một phần nguyên nhân nước này xác định được nhiều ca nhiễm như trên.

Croatia ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục theo ngày 8.575 ca, tăng 47% so với ngày trước đó. Ngoài Croatia, nhiều nước khu vực Tây Balkan cũng đã ghi nhận số ca nhiễm mới tăng vọt, trong đo có Bosnia, Montenegro...

Thổ Nhĩ Kỳ cũng ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục 66.467 ca. Trong 1 tuần, số ca nhiễm mới đã tăng hơn 2 lần và Omicron hiện đã trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại nước này.

Còn Bulgaria thông báo sẽ yêu cầu đa số những người đến từ Liên minh châu Âu (EU) phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính cùng chứng nhận COVID-19 còn hiệu lực trước khi nhập cảnh nước này. Theo đó, du khách đến từ EU nằm trong danh sách đỏ của Bulgaria, cần có kết quả xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh 72 giờ. Quy định này được áp dụng đối với cả du khách đến từ Anh. Bắt đầu từ ngày 7/1, Bulgaria sẽ thêm Mỹ, Canada và Australia vào danh sách đỏ, cấm những người nước ngoài từ các nước trên nhập cảnh. Trong số các nước EU, chỉ có Áo, Hungary và Luxembourg không nằm trong danh sách đỏ của Bulgaria.

Trong khi đó, Ukraine đang đề nghị tiêm mũi vaccine tăng cường cho toàn bộ người trưởng thành trong bối cảnh biến thể Omicron đang lây lan nhanh và có thể làm gia tăng số ca mắc COVID-19 vào tháng tới. Cụ thể, toàn bộ công dân nước này từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm đủ các mũi vaccine cơ bản, sẽ đủ điều kiện để tiêm mũi vaccine tăng cường bằng vaccine của các hãng Pfizer hoặc Moderna. Sau một số giai đoạn áp đặt các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt, số ca mắc COVID-19 trung bình tại Ukraine vào đầu tháng này đã giảm xuống còn khoảng 4.000 ca/ngày so với mức 10.000 ca/ngày vào đầu tháng 12/2021.

Tại Pháp, Hạ viện nước này đã thông qua kế hoạch áp dụng thẻ vaccine do Tổng thống Emmanuel Macron đề xuất nhằm ngăn chặn sự lây lan biến thể Omicron. Động thái này được cho là nhằm thúc đẩy những người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Pháp đi tiêm chủng. Theo dự luật trên, người dân cần phải có thẻ vaccine nếu muốn sử dụng các dịch vụ cơ bản như tàu liên tỉnh, thành phố, tham gia các sự kiện văn hóa hoặc ăn uống. Chứng nhận xét nghiệm âm tính hoặc chứng nhận đã khỏi bệnh sẽ không còn hiệu lực nữa. Quy định này sẽ được áp dụng với những người từ 16 t.uổi trở lên, thay vì trên 12 t.uổi như chính phủ đề xuất ban đầu. Dự luật trên còn cần phải được Thượng viện Pháp thông qua vào đầu tuần tới. Nếu được thông qua, dự luật này có thể được thực thi vào ngày 15/1 tới.

Tại châu Á, tình hình dịch bệnh vẫn phức tạp. Lào ghi nhận 1.083 ca mắc mới COVID-19 đều là lây nhiễm trong cộng đồng tại 18 tỉnh, thành phố và 2 ca t.ử v.ong do COVID-19. Hàn Quốc ghi nhận số ca mắc mới vượt 4.000 ca trong ngày thứ 2 liên tiếp, với 4.126 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 635.792 ca.

Trong khi đó, các thành phố lớn tại Ấn Độ như Delhi, Mumbai và Kolkata đang chứng kiến sự gia tăng của các ca mắc COVID-19, trong đó chủ yếu là nhiễm biến thể Omicron. Nhìn chung, Ấn Độ ngày 6/1 có thêm 90.928 ca mắc COVID-19, tăng gấp 4 lần so với hồi đầu năm nay. Trong tình hình dịch bệnh căng thẳng, chính quyền bang Gujarat (miền Tây Ấn Độ) đã quyết định hoãn vô thời hạn hội nghị thượng đỉnh đầu tư dự kiến diễn ra trong 3 ngày 10 - 12/1 với sự tham dự của Thủ tướng Narendra Modi và các tỷ phú hàng đầu đất nước. Các cuộc tuần hành vận động bầu cử tại bang Uttar Pradesh đông dân nhất của Ấn Độ, cũng đã buộc phải hủy bỏ.

Còn Indonesia đã tạm thời cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài từ 14 quốc gia nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới của biến thể Omicron. Cụ thể, Indonesia tạm thời cấm nhập cảnh đối với công dân nước ngoài, những người trong vòng 14 ngày đã sống hoặc đến thăm các quốc gia đã xác nhận có trường hợp lây nhiễm Omicron ở cấp cộng đồng là Nam Phi, Botswana, Na Uy và Pháp. Bên cạnh đó, công dân nước ngoài từ các quốc gia hoặc khu vực gần gũi về mặt địa lý với các quốc gia có trường hợp lây nhiễm Omicron trong cộng đồng như Angola, Zambia, Zimbabwe, Malawi, Mozambique, Namibia, Eswatini và Lesotho cũng bị cấm nhập cảnh tạm thời. Ngoài ra, đối với công dân nước ngoài, những người trong vòng 14 ngày đã sống hoặc đến thăm Vương quốc Anh và Đan Mạch, những quốc gia có hơn 10.000 ca nhiễm Omicron, cũng bị cấm nhập cảnh vào quốc gia Đông Nam Á này.

Tại Thái Lan, sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm biến thể Omicron, nước này đã nâng cấp độ cảnh báo COVID-19 quốc gia từ mức 3 lên mức 4. Việc nâng cảnh báo lên cấp độ 4 bao gồm khuyến khích người dân làm việc tại nhà, tạm dừng việc đi lại, đóng cửa các khu vực có nguy cơ và hạn chế số lượng người tại các buổi tụ tập. Quyết định mới được đưa ra sau khi số lượng các ca nhiễm COVID-19 tăng thêm 5.775 ca trong 24 giờ qua so với mức 3.899 ca của ngày 5/1.

Thế giới đã ghi nhận trên 298,5 triệu ca mắc COVID-19 - Hình 3
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thiếu niên tại Shah Alam, bang Selangor, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN

Trong khi đó, Chính phủ Malaysia đã cho phép tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi . Theo đó, các em trong lứa t.uổi này sẽ được tiêm vaccine của hãng Pfizer với liều lượng là 10mcg, thấp hơn liều lượng dùng cho người từ 12 t.uổi trở lên.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách Trung Quốc đi tour 0 đồng, bị hướng dẫn viên đ.ánh vì không mua hàng
20:53:55 22/09/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump từ chối tham gia cuộc tranh luận thứ hai với bà Harris
18:10:44 22/09/2024
'Cuộc chiến' thêm ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
17:37:20 22/09/2024
Tiếp tục khám phá hang động dài nhất châu Á
07:33:43 23/09/2024
Khó khăn nhiều, sức ép lớn
13:08:35 23/09/2024
Lực lượng Houthi nêu các điều kiện đàm phán hòa bình với Chính phủ Yemen
16:11:38 21/09/2024
Việt Nam và Cuba - Biểu tượng của tình hữu nghị, tình anh em, sự đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau
07:41:37 23/09/2024
B.é g.ái Trung Quốc nghi bị bạn học dùng dùi khâu đ.âm vào chân cả trăm nhát
05:47:59 23/09/2024

Tin đang nóng

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn vét t.iền hưu từ quỹ gia đình, tặng đồng bào lũ lụt: "Các con tôi nói ba lớn rồi, ba giữ t.iền làm gì, ba đóng hết đi, có gì tụi con lo cho"
12:56:03 23/09/2024
Thảo Nhi Lê sượng trân khi thấy "người cũ" đi hẹn hò với nữ diễn viên Vbiz
11:01:22 23/09/2024
Câu trả lời chính thức vụ Diệp Lâm Anh và chồng cũ cùng ăn tối sau phiên đấu giá 120 triệu
14:14:24 23/09/2024
Thanh niên phụ vợ bán xôi "hữu duyên" viral khắp cõi mạng: Outfit đi làm đa dạng nhưng bộ nào cũng ám ảnh
13:00:21 23/09/2024
Hôn lễ 73 tỷ: Trần Kiều Ân và chồng thiếu gia visual đỉnh cao, nhưng Minh Đạo và dàn phù rể toàn nam thần Đài Loan mới hot
15:08:07 23/09/2024
Nam ca sĩ từng bị vợ cũ tố quen đại gia, nói xấu Hoài Linh: 9 năm độc thân, không hận thù vợ
12:47:30 23/09/2024
Nhà phố trong ngõ nhỏ Hà Nội của gia đình 3 thế hệ
11:20:17 23/09/2024
Nam bác sĩ trẻ bán xe sang 3 tỷ để ủng hộ đồng bào vùng lũ và quan niệm "có nên để lại tài sản cho con hay không?"
12:04:26 23/09/2024

Tin mới nhất

Áp lực đè nặng lên Chính phủ mới của Pháp

16:14:11 23/09/2024
Trước đó, ngày 21/9, hưởng ứng kêu gọi của các lực lượng cánh tả, hàng nghìn người đã xuống đường ở Paris và nhiều thành phố khác của Pháp để biểu tình phản đối Chính phủ mới.

Nga nhắm đến nguồn lithium của Bolivia với thoả thuận gần 1 tỷ USD

16:12:38 23/09/2024
Với nhu cầu về lithium ngày càng tăng cao, Bolivia đã thực hiện một bước đi chiến lược khi hợp tác với Uranium One Group, một công ty con của tập đoàn nhà nước Nga Rosatom, với thỏa thuận trị giá gần một tỷ USD.

Hezbollah đã phóng bao nhiêu rocket vào Israel từ khi cuộc chiến ở Gaza bùng phát?

16:07:52 23/09/2024
Theo ông Danon, Israel sẽ sử dụng tất cả các phương tiện có trong tay để bảo vệ người dân của mình. Khoảng 70.000 người đã buộc phải rời bỏ nhà cửa ở miền Bắc Israel và đang trở thành người tị nạn ngay trên chính đất nước mình.

Nga không muốn bấm nút đỏ hạt nhân

15:29:16 23/09/2024
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Nga không bao giờ muốn một cuộc chiến hạt nhân và cho rằng các cuộc thảo luận về thời điểm nhấn nút đỏ là không phù hợp.

Ukraine lên tiếng về kế hoạch chấm dứt chiến sự của "phó tướng" ông Trump

15:10:07 23/09/2024
Ukraine bình luận về những đề xuất khép lại chiến sự với Nga từ ứng cử viên phó tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa J.D. Vance.

LHQ và các nước kêu gọi Israel và Hezbollah tránh leo thang xung đột

14:58:28 23/09/2024
Trên mạng xã hội X, điều phối viên đặc biệt của LHQ về Liban Jeanine Hennis-Plasschaert cảnh báo rằng khu vực Trung Đông đang ở bên miệng hố của một thảm họa sắp xảy ra và không có giải pháp quân sự nào có thể đảm bảo an toàn cho cả hai...

Hạn hán khiến cháy rừng lan rộng ở Mỹ Latinh

14:56:34 23/09/2024
Nhiều chuyên gia nhận định biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng hạn hán hiện nay tại Mỹ Latinh, khiến cháy rừng bùng phát trên diện rộng.

Lãnh đạo quân đội Israel phát cảnh báo cứng rắn với Hezbollah

14:43:05 23/09/2024
Tại căn cứ Tel Hanof của Không quân Israel, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), Trung tướng Herzi Halevi cam kết sẽ đưa người dân Israel quay trở lại nhà của họ ở phía Bắc.

Trung Quốc cắt giảm lãi suất chính sách ngắn hạn

14:33:41 23/09/2024
Tuy vậy, bà Frances Cheung, trưởng bộ phận chiến lược ngoại hối và lãi suất tại Oversea-Chinese Banking Corp nhận xét động thái này không gây bất ngờ cho thị trường vì điều này đã được dự báo trước.

Việt kiều tại Pháp hướng về quê hương dịp Tết Trung Thu

14:07:42 23/09/2024
Ngay sau khi bão tan, UGVF đã vận động ủng hộ và chuyển khoản lần một số t.iền 10.000 euro về ủng hộ đồng bào. Sau đợt vận động này, hội sẽ tổng hợp để sớm chuyển tiếp lần thứ hai.

Quân đội Hàn Quốc ra thông điệp cứng rắn với Triều Tiên về việc thả bóng bay mang rác

14:05:42 23/09/2024
Quân đội Hàn Quốc vốn đã kiềm chế không b.ắn hạ trực tiếp bóng bay mang rác, với lập luận rằng chúng có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn đối với an toàn của người dân.

Tổng thống Ukraine đến Mỹ trình bày kế hoạch chấm dứt xung đột

14:03:48 23/09/2024
Ngay khi đến Mỹ, Tổng thống Ukraine đã đến thăm một nhà máy sản xuất đạn pháo 155mm ở Pennsylvania. Điểm dừng chân tiếp theo trong chuyến thăm Mỹ sẽ là New York và thủ đô Washington.

Có thể bạn quan tâm

Trương Ngọc Ánh quyến rũ ở t.uổi 48, thân thiết bên sao phim 'X-Men'

Sao việt

16:20:50 23/09/2024
Trương Ngọc Ánh dự một sự kiện tại TP.HCM, thu hút sự chú ý của truyền thông và nhiều ngôi sao trong làng giải trí.

Xuất hiện lỗi game hy hữu, chứng minh trình độ "500 năm" làm game đỉnh cao của Riot

Mọt game

16:17:59 23/09/2024
Việc các trò chơi của Riot hay mắc phải vấn đề nghiêm trọng tới nay đã không còn xa lạ. Không chỉ ở hàng loạt tên t.uổi lâu năm, ngay cả những sản phẩm mới ra mắt cũng thường xuyên bị cộng đồng ghi nhận nhiều tình trạng bất ổn.

Phương Phương Thảo không ngại bị so sánh khi hát hit cũ của Mỹ Tâm, Bằng Kiều

Nhạc việt

16:13:28 23/09/2024
Nữ ca sĩ không ngại nếu bị so sánh với Mỹ Tâm hay Bằng Kiều vì là một ca sĩ trẻ, việc khán giả so sánh với bậc đàn anh, đàn chị là điều may mắn và rất đáng tự hào.

Bữa cơm nhà nấu ngay món canh giàu protein, ít chất béo lại giúp cải thiện khả năng miễn dịch và giảm bệnh tật

Ẩm thực

16:08:09 23/09/2024
Vào những bữa cơm gia đình bạn hãy chuẩn bị một bát canh nấm cá cơm cho bản thân và gia đình mình thưởng thức nhé.

Tử vi hôm nay thứ 3 ngày 24/9/2024 của 12 cung hoàng đạo: Cự Giải kết quả theo ý trời, Sư Tử vướng drama

Trắc nghiệm

16:07:08 23/09/2024
Bạch Dương: Một ngày nhiều may mắnKim Ngưu: Công việc thuận lợi, trôi chảySong Tử: Đạt nhiều thành tích trong công việcCự Giải: Kết quả theo ý

Pulisic làm lu mờ Leao

Sao thể thao

15:59:19 23/09/2024
Trên sân Meazza rạng sáng 23/9 (giờ Hà Nội), Christian Pulisic có bàn thắng để đời trong trận Derby della Madonnina thuộc vòng 5 Serie A mùa 2024/25.

Chàng Tây quyết ở rể Việt Nam vì mê kiểu gia đình nhiều thế hệ

Netizen

15:56:05 23/09/2024
Vốn định đưa vợ con về Anh, cuối cùng Richard đồng ý ở lại Việt Nam và ở rể vì coi trọng văn hóa gia đình nhiều thế hệ chung sống, muốn con mình gần gũi ông bà.

Lũ trên sông Mã, sông Chu dâng cao, nhiều nhà dân bị ngập lụt

Tin nổi bật

15:40:54 23/09/2024
Sáng 23.9, hầu khắp các nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có mưa, nước lũ trên các sông lớn ở tỉnh này dâng cao, nhiều nơi đã vượt quá báo động 3.

Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam nhận hối lộ hơn 24 tỉ đồng

Pháp luật

15:34:17 23/09/2024
Ông Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, bị đề nghị truy tố với cáo buộc đã nhận hối lộ hơn 24 tỉ đồng để giúp doanh nghiệp trúng thầu trái quy định.