Thế giới đã ghi nhận trên 375,8 triệu ca COVID-19
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 21h30 ngày 31/1 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 375.847.454 ca COVID-19 trong đó có 5.683.403 người tử vong.
Trên 297,21 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục trong khi vẫn còn 93.600 ca bệnh nặng và nguy kịch.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AFP/TTXVN
Tình hình dịch COVID-19 đang cho thấy tín hiệu tích cực. Trong 7 ngày qua, thế giới ghi nhận 21.738.71 ca mắc mới, giảm 6% so tuần trước đó, trong khi số ca tử vong vì đại dịch trong tuần qua là 63.290 trường hợp, tăng tăng 13% so với một tuần trước đó.
Với 696.130 ca nhiễm mới ghi nhận ngày 31/1, Mỹ đã ghi nhận mức giảm mạnh 38% số ca nhiễm mới trong tuần qua, với trên 2,95 triệu ca mới, so 4,75 triệu ca của tuần trước nữa. Số ca tử vong tại Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, với 15.221 ca, tăng 5%.
Tình hình dịch bệnh tại châu Âu vẫn rất phức tạp với Pháp có thêm 249.448 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, Nga có thêm 121.228 ca, Đức có thêm 109.029 ca, Italy có thêm 104.065 ca… Như vậy, trong một tuần qua, châu Âu ghi nhận tổng cộng trên 10,39 triệu ca mắc mới, chiếm gần một nửa số ca mắc toàn cầu, trong khi cũng có thêm 20.327 ca tử vong, giảm nhẹ 0,8% so với một tuần trước. Pháp nhiều ngày qua liên tục chứng kiến số ca mắc mới dẫn đầu châu Âu, khiến nước này có thêm tới trên 2,36 triệu ca bệnh trong tuần, dù đã giảm 6% so 7 ngày trước. Đức cũng ghi nhận số ca mắc mới thêm 1,05 triệu, tăng 46%. Tiếp theo là Italy thêm 977.459 ca mới, Nga 628.816 ca, Anh 603.710 ca và Tây Ban Nha 600.050 ca. Đáng chú ý, số ca mắc mới tại Nga trong tuần đã tăng tới 106% khi nước này lần đầu tiên vượt mốc 100.000 ca bệnh trong 1 ngày.
Châu Á ghi nhận mức tăng nhẹ 0,8%, với thêm 4,66 triệu ca mới trong tuần, song số ca tử vong tăng 25%, lên 10.446 ca. Ấn Độ dẫn đầu châu lục với thêm 1,72 triệu ca dù mức này đã giảm 20% so 7 ngày trước. Quốc gia này đang chứng kiến làn sóng dịch thứ ba, với số ca nhiễm theo ngày lên tới hơn 230 nghìn ca. Theo Bộ Y tế Ấn Độ, nước này đã hoàn thành tiêm chủng liều cơ bản vaccine ngừa COVID-19 cho 75% dân số trưởng thành trong vòng 1 năm, tương đương trên 705 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Với tốc độ tiêm chủng như hiện nay, Ấn Độ dự kiến sẽ hoàn thành mục tiêu tiêm chủng đủ liều cho toàn bộ dân số trưởng thành vào giữa tháng 5 tới.
Trong khi đó, số ca mắc mới tại Nhật Bản vẫn đang tăng mạnh, với 85.042 ca trong 24 giờ qua. Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc ban bố tình trạng khẩn cấp lần thứ năm vì dịch COVID-19, khi số ca nhiễm mới vẫn ở trên ngưỡng 80 nghìn ca/ngày. Trong tuần qua, số ca mắc mới tại nước này tăng 73%, với thêm 463.354 ca. Trong số 47 tỉnh, thành phố ở Nhật Bản, có tới 16 địa phương ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục, trong đó thủ đô Tokyo vẫn là địa phương có số ca nhiễm mới cao nhất, với 17.433 ca, tăng 6.206 ca so với 1 tuần trước đó.
Ở Đông Nam Á, trong ngày 31/1, Philippines ghi nhận 14.546 ca nhiễm mới, Indonesia thêm 10.185 ca, Thái Lan có 8.008 ca… Tỉnh cả tuần qua, Philippines dẫn đầu khu vực về số ca mắc, với thêm 128.562 ca ghi nhận trong 7 ngày qua, giảm 39%. Tuy nhiên, một số quốc gia Đông Nam Á khác lại đang chứng kiến mức tăng mạnh, như Indonesia ghi nhận số ca mắc mới tăng tới 286% (thêm 56.807 ca), Singapore (34.558 ca) tăng 107%, Malaysia tăng 34% (33.039 ca).
Giới chức Australia quan ngại kit test nhanh COVID-19 bị tăng giá quá cao
Ủy ban quản lý cạnh tranh và người tiêu dùng của Australia (ACCC) ngày 17/1 bày tỏ "những lo ngại đáng kể" về các báo cáo liên quan đến việc tăng giá quá cao các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 và đang tìm hiểu vấn đề này qua thông tin từ các nhà cung cấp, bán lẻ dược phẩm và các hiệu thuốc.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện tại thành phố Melbourne, Australia ngày 29/7/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Australia đang đối mặt với sự thiếu hụt các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 tại nhà sau khi nhà chức trách khuyến cáo những người tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 mà không có triệu chứng bệnh tránh tới các điểm xét nghiệm của nhà nước và tự xét nghiệm tại nhà.
Theo Chủ tịch ACCC Rod Sims, đã có nhiều báo cáo về việc tăng giá quá mức các bộ xét nghiệm trên, thậm chí với mức giá lên tới 500 dollar Australia (AUD), tương đương 361 USD) tại các nhà bán lẻ trực tuyến và 70 AUD cho mỗi lần xét nghiệm tại các cửa hàng, trong khi những bộ xét nghiệm này trước đó nhiều tuần có giá chỉ khoảng 10 AUD. Ông nhấn mạnh đây rõ ràng là một sự tăng giá "thái quá"và là một mối quan tâm lớn trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lây lan mạnh trên toàn cầu.
Số liệu thống kê cho thấy sau thành công ngăn chặn sự lây lan trong các làn sóng dịch trước, 2 tuần qua Australia đã ghi nhận gần 1,3 triệu ca, khiến cho hệ thống y tế và các trung tâm xét nghiệm rơi vào tình trạng quá tải, trong khi có tình trạng người dân tích trữ bộ xét nghiệm nhanh tại nhà.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/1: Ca mắc mới ở Philippines cao nhất khối; Indonesia tiêm mũi tăng cường Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 12/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 61.932 ca mắc COVID-19 và 385 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.447.290 ca, trong đó 309.073 người tử vong. Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Quezon, Philippines, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Trong...